Môi trường sản xuất, kinh doanh và phương hướng phát triển sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 81 - 84)

a) Kết quảđiều tra về lý do chính khiến HTX đầu tư tại địa phương

Bảng 3.17: Lý do chính của các HTX quyết định đầu tư tại địa phương

TT Lý do chính Số

HTX Tỷ lệ Ghi chú

1 Sinh ra ởđịa phương 6 50% 2 Vị trí giao thông thuận lợi

3 Có nhiều ưu đãi đầu tư 3 25% Các HTX :Minh Anh;NN Huyền Tụng;Sản xuất kinh doanh nông sản 4 Gần nguồn nguyên liệu 1 8,3% HTX Đại Thành 5 Gần thị trường tiêu thụ 6 Lãnh đạo thành phố quan tâm, cởi mở 2 16,7% Các HTX :Rượu chuối Tân Dân;

Tân Thành

7 Khác:……….

Tổng cộng 12 100%

(Nguồn: Số liệu thống kê từ nguồn sơ cấp của tác giả)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, các lý do chính khiến HTX đầu tư tại địa phương bao gồm việc: Họ là người địa phương; thành phố có nhiều ưu đãi

đầu tư; gần nguồn nguyên liệu và lãnh đạo thành phố quan tâm, cởi mở, trong

đó: Có 50% các HTX cho rằng việc họ quyết định đầu tư tại địa phương là do họ được sinh ra ở địa phương, đã có các mối quan hệ để liên kết hoạt động và có sự hiểu biết nhất định về tiềm năng, lợi thế của địa phương để khai thác sản xuất kinh doanh; có 25% các HTX cho rằng họ đầu tư tại địa phương do thấy được nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên của địa phương có thể là cơ hội tốt

để họ có thể nắm bắt và đầu tư phát triển; có 16,7% các HTX cho rằng lý do chính của việc đầu tư tại địa phương là do họ thấy được sự quan tâm, cởi mở

của lãnh đạo thành phố trong công tác quản lý, phát triển HTX, qua trao đổi

được biết hàng năm lãnh đạo UBND thành phốđều tổ chức các cuộc họp, gặp gỡ các HTX để đánh giá hiệu quả hoạt động và trao đổi những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động của các HTX, bên cạnh đó luôn quan tâm, chỉ đạo thông tin kịp thời về những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại

để các HTX tham gia giới thiệu, tiếp cận và mở rộng thị trường; có 8,3% còn lại cho rằng họ đầu tư tại địa phương do gần nguồn nguyên liệu, thuộc vào HTX sản xuất nông lâm nghiệp (có sản phẩm chính từ cây ăn quả).

b) Kết quảđiều tra về những khó khăn của HTX trong quá trình hoạt động

Bảng 3.18: Khó khăn chính mà HTX gặp phải khi hoạt động tại địa phương

TT Khó khăn chính Số HTX Tỷ lệ Ghi chú 1 Cơ sở hạ tầng kém phát triển 0 0% 2 Quy mô sản xuất chưa đủ lớn 2 16,7% HTX: Đại Thành; Minh Anh 3 Thiếu vốn 3 25% HTX: Đức Hoàng; NN

Huyền Tụng; Tân Dân 4 Thiếu kinh nghiệm, phương pháp

quản lý, điều hành HTX 4 33,3%

HTX: Mạnh Đức; Dương Quang; Tuân Bắc; Mộc Lan Rừng 5 Khó tiếp cận tín dụng ngân hàng 1 8,3% HTX sản xuất kinh doanh NS Bắc Kạn 6 Thị trường tiêu thụ không ổn định. 0 0%

7

Ý kiến khác:

- Nguồn nguyên liệu trên địa bàn không đủ lớn

- Trình độ sản xuất của các thành viên không đồng đều; nguy cơ

dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng cao

2 16,7% HTX Tân Thành; HTX tổng hợp Đồng Tâm Tổng cộng 12 100% (Số liệu tổng hợp điều tra của tác giả)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, các khó khăn mà HTX gặp phải trong quá trình hoạt động hiện nay là do: Thiếu kinh nghiệm, phương pháp quản lý,

điều hành HTX; thiếu vốn; quy mô sản xuất chưa đủ lớn; khó tiếp cận tín dụng ngân hàng (chủ yếu do thiếu tài sản thế chấp; phương án sản xuất, kinh doanh để vay vốn chưa rõ ràng); nguồn nguyên liệu trên địa bàn không đủ lớn

(diện tích đất nông nghiệp còn hẹp, rải rác; một số HTX chế biến nông sản thường xuyên phải thu mua nguyên liệu tại các địa phương khác để chế biến); trình độ sản xuất của các thành viên không đồng đều và nguy cơ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, trong đó: Đa số các HTX cho rằng khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là thiếu kinh nghiệm, phương pháp quản lý, điều hành HTX, nguyên nhân đã được phân tích ở ý c, mục 3.2.1 về trình độ, năng lực của thành viên và giám đốc HTX.

d) Kết quả điều tra về phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các HTX trong năm tới

Bảng 3.19: Phương hướng sản xuất kinh doanh trong năm tới của các HTX

TT Nội dung Số HTX Tỷ lệ Lý do

1 Tăng quy mô sản xuất kinh

doanh 5 41,2%

Có thị trường; Kinh nghiệm sản

xuất

2 Giữ nguyên quy mô 5 41,2%

Tiềm lực, khả năng sản xuất HTX còn hạn chế 3 Giảm quy mô 0 0% 4 Chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh 1 8,3% Hoạt động không hiệu quả 5 Đóng cửa tạm ngừng hoạt động 1 8,3% Đã ngừng hoạt động một năm do không có nhân lực điều hành 7 Khác:……….. 0 0% Tổng cộng 12 100%

Qua bảng số liệu trên ta thấy, với tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX tại thời điểm điều tra, có 5/12 HTX có định hướng sẽ tiếp tục tăng quy mô sản xuất kinh doanh, chiếm 41,2%, bao gồm: HTX Đại Thành, HTX nông nghiệp Huyền Tụng, HTX Mộc lan rừng, HTX rượu chuối Tân Dân, HTX Tân Thành, do nhận thấy đã có thị trường tiêu thụ ổn định và kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh. Có 5/12 HTX có ý định sẽ giữ nguyên quy mô sản xuất, kinh doanh, chiếm 41,2%, bao gồm: HTX Minh anh, HTX Mạnh đức, HTX Dương Quang, HTX Tuân Bắc, HTX nông nghiệp tổng hợp

Đồng Tâm, do các HTX nhận thấy tiềm lực cũng như khả năng sản xuất của HTX còn hạn chế, trước mắt sẽ tiếp tục duy trì phát triển ổn định quy mô hiện có. Có 1 HTX (HTX Đức Hoàng) dự định sẽ chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh, do nhận thấy HTX hoạt động hiện chưa hiệu quả. Có 01 HTX (HTX kinh doanh nông sản Bắc Kạn) sẽ tạm thời giải thể và đóng cửa ngừng hoạt động do thiếu nhân lực điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)