Theo số liệu điều tra dân số, toàn thành phố Bắc Kạn năm 2017 có 42.853 người với 11.595 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố trong vài năm gần đây đều ở mức xấp xỉ dưới 1,1%, so với với toàn tỉnh là 1,03%.
Trên địa bàn thành phố Bắc Kạn có nhiều dân tộc anh em sinh sống trong đó có 4 dân tộc chính, gồm Tày, Kinh, Nùng và Dao, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số (47%), dân tộc kinh chiếm (45%). Ngoài ra ở thành phố còn có một số dân tộc ít người khác như Sán Dìu, Mông,... Dân cư đô thị của thành phố chủ yếu làm việc trong các công sở nhà nước và dịch vụ thương mại; một số làm việc trong khu vực công nghiêp - xây dựng nhưng không lớn. Dân cư nông thôn chủ yếu làm việc trong khu vực nông - lâm nghiệp, dịch vụ
sản xuất và buôn bán nhỏ.
Thành phố Bắc Kạn có khoảng 34.625 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 80% dân số. Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản có 20.628 người, chiếm 60%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ 13.997 người, chiếm khoảng 40%. Nhưng chất lượng lao
động kỹ thuật thấp, không đồng đều giữa các phường nội thành và vùng ven Thành phố Bắc Kạn, do đó vấn đề cần đào tạo nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội là rất cần thiết hiện nay.
So với nhiều huyện trong tỉnh Bắc Kạn, hạ tầng kinh tế của thành phố
Bắc Kạn khá phát triển, cụ thể:
Về giao thông: Mạng lưới giao thông của thành phố Bắc Kạn khá phát triển, bao gồm Quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nội thành và giao thông nông thôn tạo thành hệ thống khá hoàn thiện của đô thị.
Về thủy lợi: Thành phố hiện có 36 đập thủy lợi, 19 phai tạm và 5,83 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho khoảng 383ha lúa ruộng, công tác thuỷ lợi ở Thành phố Bắc Kạn đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Về năng lượng - bưu chính viễn thông: Hệ thống điện trên địa bàn thành phốđược cung cấp do mạng lưới điện Quốc gia thông qua đường dây 110KV Thái Nguyên - Cao Bằng dây AC-185, chiều dài 80 km. Tại thành phố có trạm 110/35/10 KV công suất 25 + 16MVA. Hệ thống chiếu sáng đô thị đến nay đã xây dựng đưa vào sử dụng được khoảng 85% (kể cả hệ thống chiếu sáng trong hoa viên, tiểu hoa viên, tượng đài cùng hệ thống chiếu sáng do dân tự xây dựng,...) Trong đó tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 90%. Mạng lưới chiếu sáng đô thị ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh đó hoạt động bưu chính viễn thông và phát thanh truyền hình
đã được đầu tư khai thác với tốc độ phát triển khá nhanh với 2 bưu cục có tổng đài, 1 của tỉnh và 1 của thành phố. Mạng cáp trong nội thành đang ngầm hoá đến từng thuê bao, tốc độ phát triển 20%/năm. Công tác phát thanh, truyền hình đã duy trì tốt thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình. Chất lượng nội dung tin bài từng bước được nâng cao và ngày một phong phú, phản ánh kịp thời các hoạt động của thành phố, đã đáp ứng nhu cầu thông tin
đến với nhân dân.
Kinh tế thành phố Bắc Kạn những năm qua chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trong ngành nông nghiệp nông - lâm nghiệp - thủy sản. Đến cuối năm 2017, Tỷ
trọng ngành thương mại, dịch vụ là 55,4%, công nghiệp - xây dựng cơ bản 38,4%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 6,2%.
Thương mại - dịch vụ và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
được đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng, chính quyền thành phố Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện Đề án phát triển thương mại - dịch vụ
trên địa bàn giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025, thu hút đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đô thị và đề xuất cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến cuối năm
2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 2.748/2.800 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 396 tỷđồng.
Diện tích thường xuyên sử dụng để sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn thành phố hàng năm mặc dù chỉ dao động khoảng 600ha và chiểm tỷ trọng ít trong cơ cấu kinh tế, nhưng luôn được chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt, trong đó ưu tiên phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn thực phẩm và nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác. Thời gian qua, thành phốđã chỉ đạo chặt chẽ về cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và sản lượng một số cây ăn quả, cây trồng có giá trị; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu; đầu tư
thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đối với chăn nuôi tập trung đẩy mạnh phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng gia trại và an toàn sinh học. Đến cuối năm 2017, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt tại thành phốđạt trên 4.660 tấn/năm, diện tích đất canh tác đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm là 150 ha, tổng đàn lợn là 28.000 con, đàn gia cầm là 236.248 con.
Trong những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị Quyết, Kế
hoạch, Chương trình hành động hàng năm, thành phố Bắc Kạn luôn nhấn mạnh và giao chỉ tiêu cụ thể đối với vấn đề phát triển các hình thức kinh tế
tập thể, đặc biệt là Hợp tác xã nông nghiệp và coi đó là chỉ tiêu quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn, góp phần giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thành phố luôn khuyến khích, vận động các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia
đình có chung nhu cầu, định hướng sản xuất nông lâm nghiệp nghiên cứu thành lập hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đồng thời tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc
Kạn, đề án mỗi xã, phường một sản phẩm, hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn.
Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thành phố Bắc Kạn có tác
động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn nói chung cũng như
quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng.