Biến đổi về ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 105 - 166)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Biến đổi về ngôn ngữ nghệ thuật

So với truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức thì truyện truyền kỳ Từ Thức

lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện được viết bằng ngôn ngữ

nghệ thuật khá điêu luyện. Ở truyện Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã chứng tỏ một lối viết văn tự sự khá hấp dẫn và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đặc biệt việc sử dụng khá nhiều những từ cổ, từ Hán - Việt, điển tích, điển cố trong tác phẩm này đã chứng tỏ trình độ học thức của tác giả là một người học rộng tài cao. Trong tổng số 11 bài thơ chữ Hán có mặt trong Từ Thức

lấy vợ tiên, có 01 bài thất ngôn bát cú, còn lại 10 bài thất ngôn tứ tuyệt, hầu hết

được viết ra để miêu tả tâm trạng của chàng Từ Thức chuẩn mực về niêm luật, thanh điệu cho thấy tác giả Nguyễn Dữ là người thông hiểu về luật thơ. Ví như những bài thơ được Từ Thức đề trên bức bình phong trắng mỗi khi trong lòng chàng có xúc cảm vui hay buồn. Sau đây là bài thơ đầy tâm trạng của chàng khi nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, nhớ quê hương cứ theo ngày tháng mà đầy lên mãi, với ngôn ngữ thơ tinh tế, điêu luyện đã để lại ấn tượng khá sâu sắc:

IX Dịch:

Tứ diện ba đào nhất kế sơn, Dạ lai hà xứ mộng hương quan. Mang mang trần giới hồi đầu viễn, Thân tại hồng vân bích thủy gian.

Sóng nước bao quanh núi một vùng, Mộng về quê cũ lối không thông. Mây vàng nước biếc thân nương đậu, Trần giới xa coi ngút mịt mùng.

X Dịch:

Đào hoa nhiễu giản xuất Thiên thai, ủy địa tàn hồng bán lục đài.

Khước tiếu Lưu lang khinh xuất động, Lâm phong kỷ bả ngọc thư khai.

Mặt suối hoa đào lặng lẽ trôi, Rêu trùm sắc thắm uổng pha phôi. Lưu Lang biệt động sao khờ mấy, Thư ngọc buồn tênh giở mấy hồi.

Bài thơ đã nói về nỗi lòng nhớ quê da diết của Từ Thức. Bởi “từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một nỗi buồn bâng khuâng, quấy

nhiễu khiến không sao ngủ được”. Suốt ngàyđêm tưởng nhớ đến quê hương nơi

lòng cha đang héo, lòng mẹ đang sầu mong ngóng tin con, nơi gia tiên tổ đường biết còn có ai là người hương hoả. Như vậy, việc đan xen những bài thơ lẫn văn xuôi trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ khẳng định tài năng khá đa dạng của tác giả trên nhiều thể loại, đặc biệt là thơ Đường. Đây là điểm khác biệt về mặt ngôn ngữ của truyền kỳ so với cổ tích.

Đặc biệt khi diễn Nôm, tác giả truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện đã tỏ ra là người khá hiểu biết về thể thơ lục bát. Sự kết hợp tài tình những phương thức tự sự, trữ tình, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả khi viết về mối tình thơ mộng của Từ Thức và Giáng Hương trong 608 câu thơ lục bát chứng tỏ người diễn Nôm Từ Thức tân truyện phải là một trí thức có học thức sâu rộng. Sự xuất hiện của từ Hán - Việt (48 từ), từ Việt cổ (27 từ), điển tích, điển cố (29) cũng đã khẳng định điều đó. Lời kể của tác giả, lời đối thoại, độc thoại của nhân vật đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát cô đọng, súc tích, vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển. Đặc biệt ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật như Từ Thức, Giáng Hương khá nhiều, bởi vậy bước đầu tạo được dấu ấn khá sâu sắc về tính cách nhân vật.

Việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại để xây dựng tính cách nhân vật là bước tiến mới của truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện khi so sánh với truyện cổ tích

Sự tích động Từ Thức và truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên. Ví như trong

đoạn đối thoại giữa Từ Thức với chú tiểu khi Từ Thức muốn chuộc lỗi cho người con gái sơ ý làm gãy hoa bị nhà chùa bắt trói. Qua lời lẽ và cách hành xử của Từ Thức, ta nhận ra dáng dấp của vị quan hiểu lẽ đời, hào hiệp, trượng nghĩa và có niềm cảm thông sâu sắc với mọi người.

Chàng nghe tiểu nói ngậm ngùi, Chạnh bề tiếc ngọc, ngỏ lời van lơn:

Vẻ chi một đoá mẫu đơn,

Màu hồng chưa dễ trọng hơn má hồng. Sảy tay trót đã thẹn lòng,

Bây giờ nước đổ khôn mong vét đầy. Khách xin làm lễ tạ vay,

Cởi trao cẩm bạch, đổi thay xuyến vàng Gọi là chuộc lỗi cho nàng,

Thôi đừng nặng nhẹ nữa càng tủi hoa.

Hay ở đoạn Từ Thức giãi bày cùng Giáng Hương nỗi nhớ quê nhà của mình. Từ khi bỏ nhà đi lạc đến chốn tiên thấm thoát đã được một năm, nay trông ra cửa bể thấy có thuyền buôn đi về hướng Nam mà chạnh lòng nhớ quê hương da diết, thân xác thì ở cõi tiên nhưng tâm hồn đang theo áng mây trắng về chốn quê hương xa xăm cách trở, nơi cha mẹ già biết có còn hay đã mất. Không thể kìm nén được nỗi lòng nhớ quê, Từ Thức đã giãi bày tâm sự cùng với Giáng Hương:

Bấy lâu sum họp nhà vàng, Tình sâu đã vậy, nghĩa càng nhặt thay.

Lòng ta như bát nước đầy,

Khăng khăng đành để dạ này dám quên. Song còn một chút riêng phiền, Nói ra lộ những chẳng yên lòng nàng.

Từ ta xa chốn quê hương, Một mình nào kể họ hàng có ai.

Đường thì cách trở xa xôi, Nhà thời đơn bạc một mùi đạm trong.

Mà người cậy được thì không, Để nơi phần mộ tổ tông sao đành.

Xin nàng thấu hết tấc thành, Há ta nỡ ở ra tình thắm phai.

Là người vợ hiền thục, sâu sắc, Giáng Hương rất thấu nỗi lòng chồng. Thế nhưng tình chồng nghĩa vợ trong lúc hương lửa đương nồng khiến nàng không dễ dàng chấp nhận cảnh chia xa. Dẫu hơn ai hết nàng hiểu đạo làm con đối với cha mẹ, nghĩa làm người đối với quê hương nên nàng không thể vì tình riêng mà cản lòng quê bịn dịn của chồng, rất cảm thông cho hoàn cảnh của chồng song nàng Giáng Hương cũng không tránh được cách ứng xử của nữ nhi thường tình, nàng vẫn buông những lời giận hờn, trách móc duyên phận éo le, bởi đây dễ là cuộc chia tay khó hẹn ngày tái hợp.

Nàng nghe như mướt mồ hôi,

Trách duyên sao khéo những lời chông chênh. Hay là cợt yến cười oanh

Đắn đo lòng đá, thử thanh tuổi vàng? Hay là lệ phấn phiền hương,

Quạt trầm lỡ phận, loan hoàng trái khuôn. Lời thề chưa cạn chén son,

Đào chưa phai thắm, lan còn quyến hương. Trọng vì chút nghĩa tao khang,

Lẽ đâu thiếp dám giữ chàng ở đây. Trót vì dan díu đến nay,

Nghìn năm chẳng kiếp một ngày cũng duyên. Dù ta lạnh ước tan nguyền,

Thiếp đành phận cánh hoa tàn quản chi. Khuyên chàng xin hãy rộng suy, Cõi trần sống độ phỏng thì trăm năm.

Qua những lời hội thoại như vậy trong truyện thơ Nôm, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét. Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả đã được sử dụng khá nhuần nhuyễn để tạo nên ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Chàng Từ Thức hiện lên đúng với khí chất của con nhà dòng dõi Nho gia, lời lẽ

ý tứ, trọng tình, trọng hiếu và luôn đề cao chữ hiếu hơn tình riêng. Nàng tiên Giáng Hương cũng hiện lên nét duyên dáng, dịu dàng và sâu sắc.

Ngôn ngữ truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện trong sáng, mộc mạc, dễ đi vào lòng người bởi tác giả tỏ ra là người am tường thể thơ lục, biết vận dụng tục ngữ, ca dao mà đặc biệt là biết tiếp thu ngôn ngữ Truyện Kiều, điều này tỏ rõ sự sáng tạo và tài năng của tác giả truyện thơ Nôm này.

Như vậy, sự phát triển ngôn ngữ từ truyện cổ tích đến truyện truyền kỳ đến truyện thơ Nôm đã khẳng định những bước tiến đáng kể. Đến truyện thơ Nôm bình dân, tác giả truyện thơ Nôm đã có những quan tâm đặc biệt đến phương diện ngôn ngữ nhân vật. Nhân vật đã thoát dần ra khỏi kiểu nhân vật chức năng của truyện cổ tích nhờ khả năng bộc lộ tính cách thông qua ngôn ngữ.

Tiểu kết Chương 3

Truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân

truyện đã kế thừa về mô hình kết cấu cốt truyện, nội dung cốt truyện, môtip

truyện, yếu tố thần kỳ – yếu tố ngẫu nhiên và kế thừa hệ thống nhân vật từ truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức. Tuy nhiên, bên cạnh những kế thừa về phương diện nghệ thuật kể trên, ta cũng nhận thấy những biến đổi khá rõ rệt trên nhiều phương diện nghệ thuật của truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện so với truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức

như những biến đổi về kết cấu cốt truyện, biến đổi về nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật. Sự biến đổi này đã khẳng định vai trò của chủ thể sáng tạo và khả năng sáng tạo của các tác giả với tư cách chủ sở hữu tác phẩm nghệ thuật thuộc loại hình văn học viết của mình. Cùng một câu chuyện về chàng Từ Thức, ở mỗi tác phẩm là truyện cổ tích, hay truyện truyền kỳ, hay truyện thơ Nôm lại có những đặc sắc riêng trong nghệ thuật thể hiện. Những sáng tạo và thành công về nghệ thuật của mỗi tác phẩm không chỉ góp phần khẳng định bản chất thể loại, thể hiện qui luật của sự kế thừa và tiếp thu, sáng tạo trong văn học mà điều hơn nhất là các tác phẩm này đã tạo ra những giá trị nội dung riêng, phù hợp với thời đại mà tác giả của nó sinh sống.

KẾT LUẬN

1. Hiện tượng mượn cốt truyện để diễn lại tích truyện bằng một thể loại khác là hiện tượng khá phổ biến trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ví như từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm tài nhân, Nguyễn Du đã diễn Nôm lại thành tác phẩm Đoạn trường tân thanh, hay tác giả Vũ Quốc Trân đã diễn Nôm truyện Bích Câu kỳ ngộ kí của Đặng Trần Côn thành Bích

Câu kỳ ngộ… Đặc biệt là từ cốt truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, tác giả

Nguyễn Dữ đã viết lại thành truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên, sau đó tác phẩm lại được tác giả truyện thơ Nôm diễn Nôm thành Từ Thức tân truyện. Sự khác nhau về thể loại trên cùng một cốt truyện ít nhiều cho thấy sự sáng tạo độc đáo của tác giả truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm. Đối chiếu, so sánh ba tác phẩm Sự tích động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên Từ Thức tân truyện trên tất cả các bình diện nội dung và nghệ thuật chúng ta nhận thấy nhiều vấn đề lý thú về sự kế thừa và biến đổi của truyện.

2. Về nội dung: Ba tác phẩm Sự tích động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên

Từ Thức tân truyện đều nói về sự tương quan ảnh hưởng của tam giáo (Nho

giáo, Phật giáo, Đạo giáo) trong tư tưởng của các trí thức đương thời. Nổi bật là xu hướng xa dời đạo Nho hướng về Đạo giáo. Do mỗi tác phẩm đều mang hơi thở của thời đại mình – sự ngột ngạt của xã hội phong kiến giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX nên ta cũng nhận thấy sự phản ánh rõ nét những bế tắc trong tư tưởng và lối sống của nho sĩ trong xã hội phong kiến. Các nho sĩ đương thời cảm thấy chán ghét hiện thực đời sống, chán ghét những ràng buộc của Nho giáo, họ đã thể hiện những khát vọng giải phóng con người, đặc biệt là khát vọng tự do và tình yêu tự do vượt ra ngoài vòng cương toả của xã hội phong kiến. Sự khác biệt trong truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện so với truyện cổ tích và truyện truyền kỳ có cùng cốt truyện là ở chỗ tác giả truyện thơ Nôm đã không để cho tư tưởng Nho giáo ràng buộc, chi phối quá sâu sắc để câu chuyện tình yêu của Từ Thức và Giáng Hương phải đi đến một kết thúc không có hậu mà ngược lại câu chuyện tình yêu của Từ Thức và Giáng Hương trong truyện

thơ Nôm Từ Thức tân truyện đã trở thành biểu tượng cho khát vọng tự do trong cảm xúc yêu đương, luyến ái. Yếu tố tính dục với những đòi hỏi bản năng của con người cũng đã được đề cập đến trong truyện thơ Nôm, đây chính là sự tiến bộ hơn của tác giả truyện thơ Nôm so với tác giả truyện cổ tích và truyện truyền kỳ. Làm nên điều khác biệt này có nhiều nguyên nhân như: do sự khác biệt, do thể loại sáng tác (truyện cổ tích - tự sự dân gian truyền miệng, truyện truyền kỳ – tự sự của văn học viết, truyện thơ Nôm – tự sự trữ tình), hay do yếu tố tư tưởng thời đại chi phối, đặc biệt ở truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm còn do cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Chàng Từ Thức trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên

của Nguyễn Dữ mang dấu ấn của chính nhà văn và hơi thở thời đại nên dù có chọn cách thoát ly lên tiên, sống sung sướng hạnh phúc ở cõi tiên nhưng tấm lòng trần gian vẫn không sao chối bỏ được để rồi khi trở lại trần gian chàng phải đối mặt bởi bi kịch cô đơn trên chính quê hương, xứ sở của mình, để cuối cùng Từ Thức phải bỏ đi, không biết là đi đâu. Nhưng tác giả truyện thơ Nôm đã tạo nên một kết thúc có hậu cho cuộc đời Từ Thức khi được đoàn tụ cùng nàng Giáng Hương và sống hạnh phúc ở cõi tiên, tác giả truyện thơ Nôm cho rằng khi con đường công danh chốn trần gian bế tắc, kẻ sĩ chỉ còn biết lánh mình tìm hạnh phúc ở cõi tiên, cõi tiên luôn đáng sống. Thể hiện sự bế tắc trong tư tưởng và lối sống, cả Nguyễn Dữ và tác giả truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện đều nói đúng tâm tư của giới nho sĩ cùng thời thông qua hình tượng nhân vật Từ Thức. Họ đều tỏ rõ sự chán ghét hiện thực đời sống, chán ghét những ràng buộc của Nho giáo lên cuộc đời họ. Vì thế cách thoát ly khỏi hiện thực đến với thế giới thần tiên đáng sống một cách tuyệt đối của tác giả truyện thơ Nôm Từ Thức

tân truyện cho thấy con đường đi của nho sĩ trong tác phẩm này không bế tắc và

tuyệt vọng như nho sĩ trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ. Như vậy xu hướng xa dời Nho giáo tìm đến với Đạo giáo cũng là xu hướng tất yếu của tầng lớp nho sĩ trong thời đại của Nguyễn Dữ thế kỷ XVI và thời đại của tác giả truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Song có điểm khác nhau trong tư tưởng và lối sống giữa Nguyễn Dữ và

tác giả Truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện là xem ra Nguyễn Dữ vẫn còn bị chi phối khá nhiều những ảnh hưởng của đạo Nho mặc dù đã có ý thức về sự hạn chế của nó. Còn tác giả truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện thì tỏ rõ thái độ khước từ đạo Nho để tìm đến với tư tưởng phóng khoáng của Đạo giáo.

3. Về nghệ thuật: Từ Thức lấy vợ tiênTừ Thức tân truyện là hai tác phẩm của văn học viết thế kỷ XVI và cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, cả hai tác phẩm này đều kế thừa kết cấu cốt truyện, hệ thống nhân vật, sự phát triển các tình tiết sự kiện chính, yếu tố hoang đường kỳ ảo, môtip không gian, thời gian xuất hiện trong truyện cổ dân gian Sự tích động Từ Thức.

Bên cạnh việc kế thừa, các tác giả truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện cũng bổ sung làm mới cho tác phẩm của mình trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 105 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)