Kế thừa môtip truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 79 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Kế thừa môtip truyện

Môtip là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện được hình thành ổn định bền vững, được sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong các sáng tác văn học để nhằm thể hiện một quan niệm nào đó của tác giả. Trong văn học, môtip “người

trần kết duyên cùng tiên nữ”, “Tình yêu và hôn nhân kỳ dị”“Người lạc vào

thế giới khác”… không phải chỉ có duy nhất trong văn học dân gian truyền

miệng mà trong những tác phẩm văn học viết như truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm cũng xuất hiện. Trong tâm thức người đọc, loại môtip này xuất hiện có ý nghĩa ban thưởng hay đền bù cho những người có số phận bất hạnh nhưng lại có những hành động và tấm lòng cao đẹp.

Ở những truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm bình dân có cốt truyện từ văn học dân gian, việc sử dụng các môtip của văn hoc dân gian đã trở nên quen thuộc, các môtip có nguồn gốc từ văn hoc dân gian được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật để bộc lộ nội dung tư tưởng cho tác phẩm. Thực chất của

việc sử dụng môtip trong tác phẩm văn học là không phụ thuộc vào dung lượng tác phẩm mà chủ yếu phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả và nội dung của tác phẩm. Vì vậy mỗi môtip trong một tác phẩm mang một ý nghĩa nhất định về mặt nội dung, do đó trong tác phẩm của mình, tác giả sử dụng môtip rất linh hoạt và phù hợp.

Truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ và truyện thơ Nôm khuyết danh Từ Thức tân truyện đã bảo lưu trọn vẹn các môtip: Người trần kết duyên cùng tiên nữ, đi lễ chùa, lên cõi tiên, hồi hương,… của truyện cổ tích Sự tích

động Từ Thức. Cả hai tác giả truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm đều sử dụng

các môtip này của truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức như một phương tiện nghệ thuật để bộc lộ nội dung tư tưởng trong sáng tác của mình. Nếu trong truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, tác giả dân gian sử dựng môtip này chủ yếu nhằm mục đích lý giải cho một tình yêu huyền thoại, một hiện tượng ly kỳ, một địa danh kỳ thú mà ít nhấn mạnh vào hành vi từ quan, chán ghét cuộc sống chốn quan trường, thì đến truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ

Thức tân truyện, tác giả Nguyễn Dữ và tác giả truyện thơ Nôm khi kế thừa các

môtip trên của truyện cổ tích đã chú trọng đến hành động treo mũ từ quan, thể hiện một thái độ bất hợp tác, đối nghịch với thể chế đương thời. Thoát tục lên tiên là cái cách con người ta trốn chạy thực tại thối nát, xấu xa, là ẩn ý phê phán xã hội. Con người khi không thể tìm thấy niềm vui, hạnh phúc thực sự ở cõi trần gian thì phải tìm đến chốn tiên cảnh. Nội dung này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết ở phần sau.

Khá đa dạng về số lượng môtip cùng với giá trị nội dung biểu đạt phong phú, các môtip trong truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức đã được truyện truyền

kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện sử dụng và phát

huy thành công những nội dung biểu đạt mà các môtip đem lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)