Sự bế tắc trong tư tưởng và lối sống của nho sĩ trong xã hội phong kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 56 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Sự bế tắc trong tư tưởng và lối sống của nho sĩ trong xã hội phong kiến

Văn học trung đại hình thành và phát triển chịu sự ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng khác nhau như Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Trong đó hệ tư

tưởng Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nhân vật nho sĩ chính là hình tượng nhân vật trung tâm trong các sáng tác văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X – XIX. Họ được xem là tầng lớp trí thức tiêu biểu nhất trong xã hội phong kiến, họ xuất hiện trong tác phẩm với tư cách là người trí thức thể hiện cho thái độ, quan điểm, tư tưởng của tác giả. Họ được đào tạo bài bản nơi cửa Khổng sân Trình nên thấm nhuần tư tưởng thánh hiền và được coi là trí thức Nho học. Khi lịch sử xã hội phát triển với những bước thăng trầm đã có những tác động mạnh mẽ đến tầng lớp nho sĩ này. Những nhà nho được học hành, qua thi cử đỗ đạt rồi ra làm quan, họ trực tiếp thực hiện các giáo điều đã học từ sách vở của Nho giáo và được gọi là nhà nho xuất chính. Còn những nhà nho có trình độ, tài năng nhưng không ra làm quan, không thích bon chen danh lợi và luôn tỏ ra bất bình với chế độ đương thời, họ tìm đến với cuộc sống ẩn dật, vui thú với chốn sơn lâm hay nơi thôn dã, sống cuộc sống đạm mà thanh, họ được gọi là nhà nho ở ẩn - hàn nho, kiểu như Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…

Từ thời Lê Cảnh Hưng chiến tranh xảy ra liên miên, cảnh nhà nhà chia ly, đâu đâu cũng thấy ai oán tiếng khóc của vợ trẻ tiễn chồng ra trận… Đạo Nho thời kỳ này thực sự đã mất đi vai trò trở thành rường cột, mất đi vai trò làm nền móng trong việc chấn hưng đạo đức, văn hoá, chính trị xã hội. Mượn cốt truyện dân gian người lạc vào cõi tiên để phản ánh những vấn đề nhân sinh trong thời đại của mình qua nhân vật Từ Thức trong truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên

và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện, hai tác phẩm đã đem lại giá trị tư tưởng mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp về cảm hứng thoát ly hiện thực và bi kịch của kẻ sĩ. Có lẽ vì vậy mà cả Nguyễn Dữ cũng như tác giả giấu tên của truyện thơ

Nôm Từ Thức tân truyện đều không thể bám víu vào luồng tư tưởng mà họ đã

không tìm thấy chỗ dựa nữa. Trong sự bế tắc ấy họ đã tìm đến với Đạo giáo để tìm đến một lối thoát khỏi những ràng buộc của công danh thi cử. Hầu hết những nho sĩ thời này có khao khát được sống một cuộc sống tự do, một cuộc sống hạnh phúc dài lâu, vĩnh viễn. Vì vậy trong truyện Truyền kỳ Từ Thức lấy

mang tư tưởng phê phán những hạn chế của Nho giáo trong xã hội đương thời khá rõ nét. Bởi các nho sinh ngay từ những ngày đầu bước chân đến “cửa Khổng

sân Trình” đã được giáo huấn thấm nhuần tư tưởng Nho gia: “tu thân, tề gia, trị

quốc, bình thiên hạ”. Nhưng chàng Từ Thức không thực hiện được điều đó.

Thời tuổi trẻ, nếu chàng Từ Thức có hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một nho sinh lý tưởng:

Tống Sơn cầu khí thần đồng, Họ Từ tên Thức vốn dòng thư hương.

Tràng thu, cướp giải văn chương, Tuổi xanh nức tiếng, đền vàng biết tên.

Móc mưa nhuần đội ơn trên, Xuất thân huyện tể, nhiệm miền Tiên Du.

Thì ngay sau đó, Từ Thức đã sớm nhận ra sự ràng buộc bởi những khuôn phép quá đáng, hay những trò nịnh trên, nạt dưới thị oai, nhiễu sách chốn quan trường thời bấy giờ mà sớm từ quan, chọn cuộc sống tự do ngao du sơn thuỷ nơi sơn cùng thủy tận làm vui. Đây là bước đầu sự phá sản bởi ý thức Nho gia trong con người họ, bởi nho sĩ vốn học cao thi đỗ là để ra làm quan phụng sự cho đất nước. Vậy mà chàng Từ Thức không do dự khi cởi bỏ áo quan, từ chức trở về với cuộc sống ẩn dật. Xây dựng một nhân vật Từ Thức như vậy các tác giả truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm muốn vẽ ra bức chân dung cuộc sống của nho sĩ thời đó: họ chán nản bế tắc trong công danh, không tìm thấy niềm tin, niềm vui sống trên con đường lý tưởng họ đã chọn lựa. Cuối cùng Từ Thức phải từ bỏ hoàn toàn lý tưởng ban đầu chàng theo đuổi.

Tiếp thu truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức của tác giả dân gian, Nguyễn Dữ cũng như tác giả truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện cũng nhận thấy rõ bi kịch của tầng lớp trí thức thời đó. Tuy nhiên ở Nguyễn Dữ, con người Nho giáo vẫn có sức ảnh hưởng đậm nét chi phối cách ông xây dựng nhân vật của mình. Hành động Từ Thức vào cõi tiên đã cụ thể hoá giấc mơ thoát ly hiện thực, chán nản với những cảnh sống ô trọc đang diễn ra trong cuộc đời thực tại

đương thời. Người nho sĩ khi sống cuộc sống bế tắc chốn trần gian, họ mong muốn thoát ly hiện thực bằng cách ở ẩn, học đạo tu tiên hay ước mơ một thế giới Bồng Lai. Nhưng khi được sống trong thế giới mơ họ đã ngộ ra rằng ước mơ đó khó có thể thực hiện được. Chàng Từ Thức phải chia biệt với thế giới tiên để trở về cõi trần, nhưng sự trở về này cũng chính là sự trở về với thực tế đau thương.

“Hình ảnh Từ Thức quay về trần giới, chìm trong dâu bể đổi thay, chính là thể hiện sự bế tắc, cả cõi tiên nữa, cõi tiên đẹp trong tưởng tượng, nhưng không phải đầy đủ hạnh phúc như người đời nghĩ, mà cũng chứa đầy rằn vặt, ngổn

ngang. Lê Quý Đôn đã rất tinh tế khi nhận xét:

Thế gian khổ tác Thiên Thai mộng Thuỳ thức Thiên Thai diệc hí trường!

(Thiên Thai bao kẻ từng xây mộng

Nào biết Thiên Thai cũng hí trường)” [58, tr 236].

Dù được viết bằng văn xuôi hay diễn Nôm thì trong từng trang viết người đọc vẫn thấy một mạch ngầm cuộc đời đang âm ỷ hay cái dòng đời đang cuộn chảy. Chuyện về chàng Từ Thức, hiện thực dù có bị né tránh nhưng để ý kĩ ta vẫn có thể nhận ra cảm quan của người nghệ sĩ về cuộc đời đa sự. Hiện thực không được đề cập nhiều trong tác phẩm vì truyện chỉ xoay quanh mối tình của chàng Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương nhưng qua hành động Từ Thức từ quan bỏ về quê rồi ngao du sơn thuỷ, không chấp nhận cuộc sống cá chậu chim lồng chật chội chốn trần gian ta thấy cả hình ảnh thời đại Từ Thức và thái độ của chàng:

Ấn treo thiên khuyết, sắc niêm huyện tào. Gánh vũ trụ, túi càn khôn,

Tháng ngày phong nguyệt, nước non yên hà

Hàng động của Từ Thức chính là biểu hiện quay lưng lại với xã hội đen tối đương thời, biểu hiện cao nhất của tư tưởng thoát ly xã hội thực tại. Trong hoàn cảnh rối ren, tàn khốc của chế độ phong kiến đương thời, lý tưởng sống

thơm muôn thuở không còn là cách lựa chọn duy nhất của kẻ sĩ nữa. Nói như Nguyễn Thị Nhàn “Con người lấy cuộc sống khuôn mẫu để làm bình phong cho

một cuộc sống tự do phóng khoáng” [54, tr 86]. Trong suốt câu chuyện ta chỉ

thấy sự xuất hiện chóng vánh của không gian huyện đường Tiên Du nơi Từ Thức làm quan qua lời kể của tác giả, không thấy một triều đình đông đúc với những thi thố, với những bon chen, tranh giành danh vị, bổng lộc, mà chỉ thấy một không gian sơn thuỷ hữu tình, một mối tình đẹp ở cõi tiên đáng sống. Đó là lý do tại sao chàng Từ Thức trả ấn từ quan. Nhân vật Từ Thức đã tỏ ra bất mãn đến nỗi quay lại chống đối chính cái lý tưởng mà chàng đã từng tôn sùng. Mâu thuẫn trong tư tưởng của nhân vật này phải chăng cũng chính là mâu thuẫn của tác giả truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức cũng như truyện truyền kỳ Từ Thức

lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện. Các tác giả đã thông qua

cách hành xử của chàng Từ Thức mà chỉ ra những hạn chế, suy yếu của đạo Nho. Đằng sau thái độ phê phán ấy cũng chính là những ước vọng thầm kín của họ về một xã hội được đổi thay để những nho sĩ như chàng Tú Uyên trong Bích

Câu kỳ ngộ của Đặng Trần Côn, chàng Từ Thức trong truyện cổ tích, truyện

truyền kỳ và truyện thơ Nôm không bị lâm vào cảnh chán ghét thực tại. Vì cả chàng Từ Thức và chàng Tú Uyên đều chán ghét thực tại đến nỗi phải tìm một lối thoát sang Đạo giáo. Họ tự giải thoát mình ra khỏi vòng cương toả của xã hội phong kiến đương thời bằng nhận thức: “dù có xe đẹp, ngựa tốt, có thể dùng mãi trong cảnh giới ngắn ngủi của đời người được không? Không gì bằng bỏ đứt bảy tình, tẩy trừ sáu dục, sớm chơi nơi ba Bồng đảo, chiều lên chỗ chín tầng

trời (…) Trời đất xuân không lão, vui sướng chừng nào” [23, tr 116]. Như vậy,

khi xã hội thối nát, con đường công danh bế tắc, những nho sĩ như chàng Từ Thức, chàng Tú Uyên chỉ biết lánh mình trong cõi tình ái, cõi tiên mộng. Xây dựng những nhân vật như Từ Thức hay Tú Uyên, các tác giả truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm muốn vẽ ra chân dung cuộc sống của lớp nho sỹ đương thời. Xu hướng bỏ đạo Nho tìm đến Đạo giáo thể hiện ở việc xây dựng hình tượng “con người tự do”, “con người tình ái” lấn át “con người khoa cử”, “con người công

danh” đã cho thấy khát vọng tự do, khát vọng tình yêu được xem trọng hơn khát vọng học hành đỗ đạt ra làm quan để phụng sự cho nhà nước phong kiến đương thời. Tác giả truyện cổ tích, truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm đều tìm đến Đạo giáo bằng thái độ của một nghệ sĩ phong dao. Bởi chàng Từ Thức trong cả ba tác phẩm là người yêu thiên nhiên, thích du ngoạn thắng cảnh. Từ Thức sẵn sàng từ bỏ chuyện công danh sự nghiệp để sống bầu bạn với vạn vật, cỏ cây và coi đó như lối thoát của tầng lớp nho sĩ. Dù phải bỏ đi không biết là đi đâu như chàng Từ Thức trong truyện cổ tích và truyện truyền kỳ, hay phải từ bỏ chốn trần gian để tìm hạnh phúc viên mãn nơi tiên đảo như chàng Từ Thức trong truyện thơ Nôm thì những bế tắc trong tâm hồn nhân vật Từ Thức cũng phần nào phản chiếu những bế tắc trong tâm hồn nhà nho Nguyễn Dữ và nhà nho khuyết danh trong Từ Thức tân truyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)