Vấn đề tác giả và thể loại truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Vấn đề tác giả và thể loại truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện

1.3.1. Sơ lược về thể loại truyện thơ Nôm

Ở Việt Nam, truyện thơ Nôm có hình thức đầu tiên là những bài hát tự sự của các nghệ nhân hát rong, những bài hát tự sự này phần lớn do các nghệ nhân sáng tác hoặc dựa trên cơ sở của truyện cổ dân gian, hoặc rút ra từ một truyện thơ Nôm đã có trước. Càng về sau, những bài hát này càng được bồi bổ thêm về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và đến một lúc nào đó bài hát đã được ghi vào trong sách, từ đó chính thức trở thành một truyện thơ Nôm. Ðể tuyên truyền đạo Phật cho các tín đồ mà phần đông là không biết chữ, một số nhà sư có học đã nghĩ ra cách diễn Nôm một số sự tích trong kinh Phật, hình thức này ngày càng phát triển và nhiều truyện thơ Nôm đã xuất hiện theo con đường này. Tuy nhiên, giai đoạn đầu truyện thơ Nôm truyền khẩu và truyện thơ Nôm viết cùng tồn tại song song. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được truyện thơ Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào trong lịch sử văn học vì hầu hết các truyện thơ Nôm còn lại đều không có tên tác giả và thời điểm sáng tác (Từ Thức tân

truyện là một ví dụ). Nguyên nhân là do tâm lý coi thường các sáng tác bằng chữ

Nôm, xem đây là loại văn học nhảm nhí, nôm na, mách qué, cho nên khi các sáng tác bằng chữ Nôm ra đời tác giả của chúng không được chú ý đến và dần dần bị quên lãng, hoặc do sự cấm đoán, thái độ thù địch của giai cấp thống trị nên nhiều tác giả đã không dám lưu danh trong sáng tác, hoặc do chính nguyên nhân phát triển văn học, do trước khi được ghi chép bằng chữ quốc ngữ, truyện thơ Nôm đã được lưu hành trong nhân dân chủ yếu là bằng miệng, qua một thời gian dài lưu hành từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác nhiều truyện thơ Nôm dần dần mất tên tác giả ban đầu và trở thành tác phẩm khuyết danh, có truyện đã trở nên rất gần gũi với các truyện cổ dân gian như Từ Thức tân truyện.

Là loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với một phạm vi tương đối rộng, được sáng tác bằng chữ Nôm, hầu hết các tác phẩm được viết theo thể lục bát- thể thơ dân tộc, cũng có một số ít tác phẩm viết theo thể thất ngôn bát cú

(thơ Ðường luật). Khoảng thế kỷ XV bộ phận văn học Nôm ra đời và phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Theo khảo sát truyện thơ Nôm lục bát của Phùng Khắc Khoan được viết từ thế kỷ XVI, được nhắc đến nhiều là tác phẩm Lâm tuyền vãn, gồm 185 câu, gắn với thời gian tác giả bị lưu đày. Đến thế kỷ XVII, xuất hiện nhiều hơn các tác phẩm truyện thơ Nôm lịch sử và diễn ca tôn giáo như các sự tích về Phật Bà, Phật Mẫu, Phật Bà Quan Âm Thị Kính…, Đặc biệt là sự xuất hiện của những truyện thơ Nôm về đề tài xã hội như Thoại

Khanh – Châu Tuấn, Tống Trân – Cúc Hoa… Phần lớn các truyện thơ Nôm lưu

hành hiện nay cũng ra đời trong hai thế kỷ XVIII - XIX. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh vị thế cao của thể loại truyện thơ Nôm là minh chứng sống chứng minh cho thể thơ lục bát của dân tộc đã phát huy được ưu thế của nó trong việc thuật, kể lại các sự kiện về cuộc đời nhân vật và tỏ ra rất thích hợp để dễ dàng lưu truyền. Có thể nói đây là hai thế kỷ tạo dấu ấn rực rỡ nhất của thể loại truyện thơ Nôm. Những truyện thơ Nôm có tên tác giả như Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, truyện Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Sơ kính tân trang của Phạm Thái… cũng được đón nhận và lưu truyền mạnh mẽ. Đây là lúc những vấn đề về thực trạng xã hội hay những vấn đề về số phận con người được ký thác nhiều nhất trong các sáng tác truyện thơ Nôm. Đến cuối thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX việc sáng tác truyện thơ Nôm dần dần chấm dứt “Truyện thơ Nôm từ giã

văn đàn, kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình” [50; tr 117], vì thể loại văn xuôi

mới ra đời đã đủ sức thay thế nó.

Về việc phân loại truyện thơ Nôm cũng có nhiều tiêu chí khác nhau: dựa vào nguồn gốc, đề tài của truyện hay dựa vào nội dung và hình thức của truyện. Loại truyện có đề tài, cốt truyện từ các truyện cổ dân gian có các truyện như

Trương Chi, Tấm Cám, Thạch Sanh… Loại truyện lấy đề tài, cốt truyện từ văn

học Trung Quốc có các truyện như Truyện Hoa Tiên, Nhị độ mai, Phan Trần…

Loại truyện lấy đề tài, cốt truyện từ những sáng tác chữ Hán hoặc những sự tích có thật ở Việt Nam có các truyện như Tống Trân - Cúc Hoa, Bích Câu kỳ ngộ...

nho sĩ bình dân sáng tác và truyện thơ Nôm bác học do các nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác. Loại truyện thơ Nôm bình dân có nội dung mang đậm tính chất quần chúng, với nghệ thuật mộc mạc, giản dị; loại truyện thơ Nôm bác học có phần phức tạp hơn truyện thơ Nôm bình dân, nghệ thuật điêu luyện hơn truyện thơ Nôm bình dân. Truyện thơ Nôm hữu danh (còn tên tác giả) ví như

Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, loại này còn lại không nhiều. Truyện thơ

Nôm hữu danh phần lớn là truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ Nôm khuyết danh (không còn tên tác giả). Phần lớn các truyện thơ Nôm khuyết danh là truyện thơ Nôm bình dân.

1.3.2. Về đặc điểm truyện thơ Nôm bình dân 1.3.2.1. Đặc điểm nội dung 1.3.2.1. Đặc điểm nội dung

Truyện thơ Nôm bình dân có một phong cách gần giống với truyện cổ dân gian, nhất là cổ tích thần kỳ. Phần lớn các truyện thơ Nôm bình dân đều mượn kết cấu, cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ và bảo lưu khuôn dạng của truyện cổ. Cơ sở cốt truyện là xung đột xã hội, xung đột giữa thiện, ác nhưng các truyện thơ Nôm bình dân chỉ biểu hiện ở góc độ bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, chống lại sự thống trị của giai cấp phong kiến, có kết cấu theo đường thẳng và kết thúc có hậu, tình tiết phát triển theo sự phát triển của nhân vật chính. Cũng như truyện cổ tích, truyện thơ Nôm được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự tưởng tượng, của sức lãng mạn bay bổng, kỳ ảo. Yếu tố kỳ ảo trong truyện thơ Nôm cũng chính là vũ khí đấu tranh bằng tinh thần của con người trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.

Việc vay mượn cốt truyện của truyện thơ Nôm rất phong phú, có khi vay mượn từ những tích cũ, truyện cũ được lưu truyền trong dân gian như truyện

Thạch Sanh, Trương Chi… Có khi vay mượn cốt truyện trong kho tàng tiểu

thuyết cổ điển Trung Quốc như Song Tinh, Hoa Tiên, Nhị độ mai, Đoạn trường

tân thanh… Hay từ các truyện chí quái, truyền kỳ Việt Nam như Truyện Từ

Thức, Bích Câu kỳ ngộ… Hiện tượng vay mượn này là không tránh khỏi bởi do

truyện thơ Nôm được ra đời từ chính sự hư cấu cảnh ngộ cuộc đời tác giả, hay từ chính thực trạng xã hội tác giả đang sống như truyện Chàng Lýa, Lục Vân

Tiên,… Đây là một trong những nguyên nhân làm nên sự phong phú, đa dạng về

phương diện nội dung của truyện thơ Nôm.

Truyện thơ Nôm bình dân đặt ra các vấn đề trung tâm để phán ánh là cuộc đấu tranh giai cấp, cuộc đấu tranh của những người bị áp bức chống cường quyền bạo chúa, tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó, bảo vệ tình yêu thủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm, đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động… Ngoài ra các tác giả truyện thơ Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách giải quyết tích cực, tiến bộ các vấn đề xã hội… Đây là những đặc điểm chính về nội dung của truyện thơ Nôm bình dân, những đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện thơ Nôm bình dân có một nội dung gần gũi với quan niệm đạo đức, thẩm mỹ của quần chúng lao động.

Nhằm mục đích tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, vạch rõ bản chất của xã hội phong kiến, nói lên những nỗi thống khổ của quần chúng lao động, tác giả của truyện thơ Nôm bình dân đã phơi bày chân dung thực vốn nhơ bẩn của giai cấp thống trị. Có thể nói, cùng với bộ phận văn học dân gian, truyện thơ Nôm bình dân đã giúp chúng ta tìm hiểu thêm được nhiều mặt thuộc về bản chất của xã hội phong kiến. Vì lẽ đó những truyện thơ Nôm khuyết danh đã xây dựng được một hệ thống nhân vật phản diện từ vua chúa, quan lại, bọn nhà giàu ở nông thôn cho đến cả thần thánh (những thần thánh tàn ác). Qua hệ thống nhân vật phản diện này các tác giả đã tố cáo và vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột, áp bức đồng thời nói lên tình trạng thống khổ của các tầng lớp nhân dân với một thái độ đồng tình sâu sắc.

Nếu truyện thơ Nôm bác học thường coi vua chúa như những thần tượng thiêng liêng tôn quý, thì truyện thơ Nôm bình dân lại coi vua chúa chỉ là những tên hôn quân, bạo chúa, chúng sẵn sàng ép duyên trắng trợn, chúng đã ép các tân khoa trạng nguyên phải bỏ vợ để lấy con gái mình, hay những người con gái đẹp

như Ngọc Hoa bị ép phải bỏ chồng để lấy vua (Phạm Tải – Ngọc Hoa). Quan lại trong truyện thơ Nôm bình dân hiện lên chỉ là những kẻ bất tài, vô dụng, chỉ giỏi việc xu nịnh vua, giỏi ức hiếp dân lành (truyện Phương Hoa). Bọn nhà giàu ở nông thôn như bọn phú ông, trưởng giả với tâm lý tham tiền chúng có thể làm tất cả, coi con gái như một món hàng gả bán (truyện Tống Trân - Cúc Hoa). Ðồng thời tác giả của bộ phận văn học này đã nói lên được nỗi thống khổ của quần chúng lao động khi hạnh phúc tan vỡ, tính mạng bị đe dọa với một thái độ đồng tình sâu sắc.

Ðề cao những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động, truyện thơ Nôm bình dân đã xây dựng các nhân vật chính là những người sẵn lòng yêu thương, cưu mang những con người sa cơ, lỡ vận, có tấm lòng chí hiếu đối với mẹ chồng, nổi bật nhất vẫn là tình cảm, tình yêu của những cặp vợ chồng, họ yêu thương thắm thiết và chung thủy hết mực với nhau. Sự chung thủy của cặp vợ chồng Phạm Công - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa đã giúp họ vượt qua mọi thử thách, mọi cảnh ngộ éo le mà xã hội phong kiến đã bày ra, giúp họ vượt lên trên sự cám dỗ của giàu sang, phú quý và luôn đứng vững trước sự đe dọa của cường quyền, bạo lực.

Ðề cao quần chúng lao động, bộ phận văn học này đặc biệt chú ý vào việc đề cao vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm hạnh… của người phụ nữ. Các nhân vật phụ nữ xuất hiện trong các truyện thơ Nôm bình dân với một tư thế của người vươn lên làm chủ vận mệnh. Cúc Hoa, Ngọc Hoa đã cương quyết lấy người con trai mình yêu, đến với họ bằng tấm lòng yêu thương và thông cảm cho dù chàng trai đó là kẻ ăn mày nghèo khổ, bần hàn. Một số nhân vật nữ không chỉ dám chủ động xây dựng hạnh phúc mà còn tích cực đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc và tình yêu đẹp của mình.

Tác giả của những truyện thơ Nôm bình dân có thể là tầng lớp nhà nho bình dân, hoặc những nho sĩ ẩn dật, lánh đồi. Họ có cuộc sống khá gần gũi với quần chúng nhân dân nên rất hiểu người dân. Bởi vậy bên cạnh việc phản ánh nỗi thống khổ của quần chúng lao động họ luôn tìm hướng giải quyết tích cực để

những người lương thiện luôn chiến thắng các thế lực bạo tàn, đồng thời phản ánh những ước mơ đẹp, tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào sự chiến thắng của chính nghĩa đối với hung tàn, của cái thiện đối với cái ác. Đặc biệt trong các sáng tác của mình họ luôn tiếp thêm niềm tin vào sự sống cho những người lao động trong xã hộ xưa, tìm đến những sáng tạo nghệ thuật này một phần cũng vì lý do trên.

Tuy nhiên so với văn học dân gian, truyện thơ Nôm bình dân cũng có một số nét khác biệt, sự khác biệt đã thể hiện ở phạm vi phản ánh rộng hơn các câu chuyện cổ. Tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã chú ý mô tả một số cảnh sinh hoạt xã hội và con người, yếu tố trữ tình ít nhiều đã có vị trí đáng kể, thỉnh thoảng có tác giả đã chú ý miêu tả tâm trạng của nhân vật. Tác giả truyện thơ Nôm bình dân không còn dùng những lời bình luận, triết lý về cuộc đời của tác giả ở đầu hay cuối truyện như truyền kỳ.

1.3.2.2. Đặc điểm nghệ thuật

Kết cấu truyện thơ Nôm bình dân cũng như kết cấu truyện thơ Nôm bác học, được xây dựng theo mô hình ổn định: Gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ. Nhân vật xuất hiện số lượng nhiều hay ít tuỳ theo phạm vi hiện thực, cuộc sống được tác giả phản ánh trong tác phẩm. Vì vậy có những tác phẩm có tới 50 nhân vật như

Phạm Công – Cúc Hoa, cũng có tác phẩm chỉ có 3 nhân vật như Bích Câu kỳ

ngộ. Hầu hết nhân vật trong truyện thơ Nôm được chia ra thành hai tuyến Thiện – Ác, cũng có những tác phẩm chỉ có nhân vật chính diện, không có nhân vật phản diện như: Phan Trần, Bích Câu kỳ ngộ, Từ Thức…

Trong Truyện thơ Nôm, các nhân vật nam thường ít được chú trọng trong miêu tả ngoại hình, nhưng thường là người có học thức, thành đạt, nhân vật nữ thường được chú trọng miêu tả kĩ về ngoại hình theo lối ước lệ, công thức và mang tính quy phạm, nhân vật nữ trong truyện thơ Nôm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết, rất thuỷ chung và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt được hạnh phúc. Tính cách của nhân vật truyện thơ Nôm được thể hiện qua

ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật. Do đó, ngôn ngữ độc thoại, đặc biệt là đối thoại của nhân vật chiếm số lượng rất nhiều trong tác phẩm truyện thơ Nôm.

Về ngôn ngữ truyện thơ Nôm, hầu hết mỗi tác phẩm đều cùng tồn tại song song hai hệ thống ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Cũng có những tác phẩm ngôn ngữ nghệ thuật đạt đến độ chính xác, tinh vi như tác phẩm Đoạn

trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du.

Nhìn chung, do những hạn chế của lịch sử cho nên các tác giả truyện thơ Nôm bình dân chưa nhìn thấy ở hiện thực động lực để giải quyết các vấn đề thời đại đặt ra, cho nên trong đấu tranh họ phải nhờ đến những lực lượng siêu hình như thần Phật giúp đỡ. Nhưng thần Phật cũng chỉ có mặt để cho con người chiến đấu hết mình với hoàn cảnh. Tuy còn có một số hạn chế nhất định nhưng truyện thơ Nôm bình dân vẫn là một bộ phận văn học có giá trị, là vốn quý trong gia tài văn hóa chung của dân tộc. Bộ phận văn học này đã đóng góp tiếng nói vào loại hình tự sự của nền văn học nước nhà. Cùng với các bộ phận truyện thơ Nôm khác, bộ phận truyện thơ Nôm khuyết danh đã tạo nền để trên cơ sở đó xuất hiện kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.

1.3.3. Về truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện.

Văn bản về chuyện Từ Thức hiện có:

- Từ Thức tân truyện, Quan Văn Đường tàng bản, khắc in năm Duy Tân Nhâm Tí (1912), tại Thư viện Khoa học Trung ương, ký hiệu AN. 216. Truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 34)