Điểm chung trong tư tưởng của ba tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 44 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Điểm chung trong tư tưởng của ba tác phẩm

Điểm gặp gỡ chung trong tư tưởng của truyện cổ tích Sự tích động Từ

Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân

truyện trước hết là ảnh hưởng của Đạo giáo đã chi phối tư tưởng của ba tác

nét trong ba tác phẩm. Nhân vật trung tâm của truyện – Từ Thức vốn dòng dõi Nho gia, được hưởng phúc ấm tổ tiên nên học rộng tài cao đi thi đỗ đạt. Ông ra nhận chức quan huyện Tiên Du, nhưng lại bất mãn với lối sống quan trường khuôn phép, tù túng trong vòng cương toả của xã hội phong kiến đương thời nên Từ Thức đã sớm từ bỏ cuộc sống ở chốn hoạn đồ để tìm cho mình một cuộc sống tự do. Hành động dứt khoát của chàng Từ Thức đã phản ánh tư tưởng khá phổ biến của giới trí thức khác bấy giờ. Đồng thời dấu vết của Đạo giáo cũng dễ dàng nhận thấy qua các nhân vật thần tiên, không gian thần tiên... Nói về ảnh hưởng của Đạo giáo với văn học thì người đọc nhận thấy ở hầu hết các tác phẩm cổ tích thần kỳ, truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm đều chịu ảnh hưởng như: truyện cổ tích thần kỳ và những truyện mang yếu tố kỳ ảo (Việt điện u linh tập

của Lý Tế Xuyên, Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Bích Câu kỳ

ngộ kí của Đặng Trần Côn… và nhiều truyện thơ Nôm như Bích Câu kỳ ngộ,

Mai Đình mộng kí… )

Văn học là bức tranh phản ánh trung thành thời đại, thời đại nào thì văn học ấy cho nên thực trạng xã hội dù ít nhiều đều được thể hiện qua ngòi bút và cảm quan của người nghệ sĩ, nhất là những tác phẩm được sáng tác bởi đội ngũ trí thức sống trong hoàn cảnh xã hội đương thời nhiều nhiễu nhương, thối nát, thật giả, trắng đen lẫn lộn, giá trị đạo đức băng hoại. Người ta tìm thấy những hạt nhân cơ bản của triết lý Đạo giáo được bộc lộ rõ trong những sáng tác được viết ở những thế kỷ từ XVI đến XIX. Theo lẽ thông thường, khi chính trị rối loạn, đạo Nhobất lực trong việc trị thế, quan hệ tam cương ngũ thường không còn giữ vị trí độc tôn như trước, tư tưởng Nho gia chỉ còn là khuôn mẫu cứng nhắc không che đậy được sự mục ruỗng bên trong. Đây chính là cơ hội để các tôn giáo khác như Đạo Phật, hay Đạo giáo có cơ hội trỗi dậy.

Xu hướng từ bỏ đạo Nho hướng đến Đạo Lão - Trang là khá phổ biến trong những sáng tác truyền kỳ và truyện thơ Nôm. Các tác giả truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm đều cấu trúc truyện hướng con người đến sự thức tỉnh về Đạo,

bắt đầu từ việc con người ý thức được những nghịch cảnh của việc thiếu thốn, khiếm khuyết một cái gì đó về vật chất hoặc về tinh thần. Sau đó con người tìm đến với việc tự thân rèn luyện gian khổ thì đạt được sở nguyện. Nhưng rồi hạnh phúc bị tuột mất, con người rơi vào trạng thái khổ đau mới ý thức ra rằng chỉ tìm lại được hạnh phúc nếu con người giác ngộ về Đạo.

Các nhân vật thần tiên xuất hiện trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ Nôm đều mang hai đặc điểm của truyền thuyết Đạo giáo là trường sinh bất tử và thần thông quảng đại, phép thuật cao cường ... Trong ba tác phẩm: truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện ta đều thấy sự hiện diện của thế giới thần tiên (đảo tiên), nơi đây có cảnh tiên, người tiên và cuộc sống thần tiên. Nhân vật Từ Thức trong ba tác phẩm đều lạc vào động tiên, nói chuyện với tiên, lấy tiên làm vợ, sống cùng tiên… Các nhân vật trong truyện cũng thể hiện quan niệm duyên nợ hay sống chết của Đạo giáo, cuộc gặp gỡ định mệnh của Từ Thức và Giáng Hương cũng thể hiện rõ quan niệm về tiên duyên trời định của Đạo giáo.

Có thể nói, ba tác phẩm truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện đã có sự tương đồng về tư tưởng, đều thể hiện khao khát về một cuộc sống tự do ngoài vòng cương toả của xã hội phong kiến đương thời, ước mơ muốn thoát ly cuộc sống thực tại để lên tiên và tìm hạnh phúc ở cõi tiên. Đúng là tư tưởng của Đạo giáo đã kích thích trí tưởng tượng của tác giả trên con đường đi tìm cái đẹp cho cuộc sống con người, làm cho con người ngày càng hướng đến sự hoàn thiện. Tuy ba tác phẩm là ba thể loại khác nhau, ra đời ở ba thời đại khác nhau nhưng điểm chung của các tác giả là họ đều cảm nhận thấy sự ngột ngạt, bế tắc của bầu không khí chuyên chế. Họ nhận thấy rõ sự tù túng, quẫn bách, thấy bi kịch không lối thoát của mình. Họ đã tìm cách ứng phó thụ động bằng cách thoát thân vào thế giới thần tiên, đây chỉ là một lối thoát không tưởng nhưng ít nhiều đã cho thấy một hình thức đấu tranh tự phát với thực tại, sự phản ứng gay gắt với thực tại và ước muốn thoát khỏi thực tại của những đại diện trí thức thời bấy

giờ. Vì vậy các tác giả truyện Sự tích động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên Từ

Thức tân truyện đã đi ra ngoài những nỗi đau khổ và bi kịch có tính cá nhân để

đau nỗi đau chung của con người thời đại mình. Họ đã gặp gỡ nhau ở niềm hứng thú chung: sẵn sàng từ quan, cởi bỏ mũ áo trả lại triều đình, chọn lối sống tự do ngao du sơn thuỷ, là bầu bạn với thiên nhiên, cầm thú, hay tư tưởng thoát tục lên tiên để thay đổi môi trường sống, hướng đến một môi trường sống tốt đẹp hơn bởi họ cùng nhận thấy rằng chốn trần gian chỉ đầy hư ảo và trần tục. Họ cùng hứng thú chung với việc Từ Thức lên tiên, lấy vợ tiên cũng là điều dễ hiểu. Con người muốn hưởng thụ tinh thần và mãi mãi an lạc thì chỉ còn có cách là lên tiên. Vì vậy đứa con tinh thần chung của họ được yêu mến và lưu truyền cũng là điều dễ hiểu. Đúng là tinh thần thời đại thực sự đã kết tinh và tạo nên sức sống lâu bền cho các tác phẩm ấy. Tư tưởng Lão - Trang thực sự đã trở thành căn cứ để các tác giả lý giải hình thức nghệ thuật của tác phẩm: “Hình thức truyện kết cấu đơn sơ. Không có một trường thi, một triều đình để người ta tranh giành danh vị mà vỗ ngực tự hào. Tất cả nhẹ nhàng thanh tú, đầy thi vị Lão – Trang.”

[51, tr 311]

Trên thực tế, những triết lý của Đạo giáo đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến văn chương. Tuy nhiên, văn học Việt Nam từ thế kỷ XVI đến XIX cũng chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của tư tưởng Phật giáo. Đặc biệt là sự ảnh hưởng về nội dung tín ngưỡng cũng như hình thức ngoại cảnh. Văn học thời kỳ này có nhiều tác phẩm mang đậm tín ngưỡng Phật giáo như chuyện Quan Âm Thị Kính, Vu

Lan bồn, hay Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều… Các tác phẩm này đều

để kể về sự tích nhà Phật và chứa đựng những học thuyết nhà Phật. Những tác phẩm Sự tích động Từ Thức, Từ Thức lấy vợ tiên Từ Thức tân truyện cũng mang đậm màu sắc Phật giáo. Trong cả ba truyện này, dấu tích Phật giáo đã thể hiện khá rõ khi nói đến một ngôi chùa lớn gần nơi Từ Thức nhậm chức, hàng năm nhà chùa mở lễ hội hoa mẫu đơn, các thiện nam tín nữ các nơi đua nhau về chùa lễ Phật và ngắm hoa. Cuộc gặp gỡ định mệnh của Từ Thức và Giáng Hương ở chốn Thiền môn, lại vào đúng ngày hội xem hoa mẫu đơn. Đặc biệt

không gian Thiền môn chính là bối cảnh cho duyên gặp gỡ giữa chàng Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương. Hành động cởi áo gấm trắng chuộc lỗi cứu người đẹp, rồi hỏi han quê quán của Từ Thức và Giáng Hương cũng được bao bọc trong không khí Thiền môn. Trong truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, tác giả dân gian viết: “Ở gần vùng Từ Thức nhậm chức có một ngôi chùa lớn. Trước sân và xung quanh vườn trồng toàn một loại cây mẫu đơn. Mỗi năm vào khoảng tháng giêng là mùa hoa nở rộ, cũng là kỳ cúng Phật. Nhân dịp đó, các thiện nam tín nữ các nơi đua nhau về chùa lễ Phật và ngắm hoa … Ngày hôm ấy có một cô gái đi xem hội vô tình không biết lệ nhà chùa, thấy có hoa đẹp ở cạnh lối đi, bèn rón tay ngắt một bông … bọn thủ hộ liền sai trói cô gái vào cột chùa … Từ Thức cởi phăng chiếc áo ngoài vứt cho bọn thủ hộ để chúng trả tự do cho cô

gái…”. Đến truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên, không gian Thiền môn vẫn là

bối cảnh chính của lần đầu gặp gỡ giữa Từ Thức và Giáng Hương “Bên cạnh huyện có một toà chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp … Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại … Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, … nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để

chuộc lỗi cho người con gái ấy”. Đặc biệt ở truyện thơ Nôm Từ Thức tân

truyện, tác giả tái hiện không gian gặp gỡ của Từ Thức và Giáng Hương trong

không khí Thiền môn bằng những câu thơ lục bát đậm chất trữ tình:

Huyên hoà vừa tiết xuân sang, Dũ hiên tơ liễu, đưa tường thoi oanh.

Gần miền một áng Thiền quynh, Nức nô cảnh Phật, linh đình hội xuân.

Thắm vàng là lượt chen chân, Cuộc vui mã tích, xa trần thiếu ai.

Yến cư thong thả ngày dài,

Khiến lòng quan khách say mùi thuyền gia. Vó câu lãng đãng đường hoa,

Một vài tiểu lại, dăm ba hề đồng. Trải xem phạm vũ mấy trùng, Ao sen rủ biếc, sân tùng tán xanh.

Tiếng tiu, tiếng cảnh rập rình, Cầu phan phổ độ, quyển kinh sấm cầu.

Các tác giả cũng chú ý nhiều đến tư tưởng nhân duyên khi nhắc đến mối tình giữa Từ Thức và Giáng Hương. Trong truyện cổ tích khi được Kim tiên cho gặp người quen cũ, chàng Từ Thức không ngờ lại là người con gái chàng cứu nạn trong hội hoa mẫu đơn, chàng lấy làm vui mừng nói: Ô hay tôi đi tìm nàng

khắp nơi mà không thấy, không ngờ lại gặp ở đây! và Giáng Hương đã khẳng

định: Âu đó cũng là duyên trời. Chàng đã có lòng cất công đi tìm, nay đến gặp

nhau. Ở truyện truyền kỳ, tác giả Nguyễn Dữ cũng mượn lời bà tiên là Ngụy

phu nhân để nói về mối nhân duyên trời định này: “Đứa con tôi đây tên là Giáng Hương, ngày trước gặp phải cái nạn trong khi đi xem hoa, nhờ chàng

cứu gỡ, ơn ấy khôn quên, nay muốn cho nó kết duyên để báo đền ơn trước”. Và

ở truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện tác giả cũng nói về mối nhân duyên tiền định này khi Từ Thức lạc vào động tiên:

Giáng Hương nàng ấy vốn chầu chực đây. Tương tư chút đã lâu ngày,

Lòng ta cũng thắc mắc thay sự nàng. Bây giờ may gặp lại chàng,

Cơ duyên cũng rắp vẹn đường thuỷ chung.

Lọ là nguyệt sứ băng môi, Phận này duyên ấy ắt thời trong tay.

Ảnh hưởng của đạo Nho cũng chi phối tư tưởng của ba tác phẩm khi các tác giả vẫn xây dựng nhân vật trung tâm của truyện là chàng Từ Thức có dòng dõi Nho gia, chàng cũng học hành thi cử đàng hoàng và đỗ đạt làm quan huyện

Tiên Du. Tuy nhiên sự chi phối của tư tưởng đạo Nho ở ba tác phẩm đã có phần mờ nhạt. Chúng tôi sẽ nói kỹ điều này ở phần sau.

Như vậy, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên đã cùng xuất hiện trong cả ba tác phẩm truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ

tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức Tân Truyện. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của tư

tưởng Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo thể hiện rõ nhất ở truyện cổ tích và truyện truyền kỳ. Đặc biệt, trong truyện thơ Nôm Từ Thức Tân Truyện tư tưởng Đạo giáo đã có phần lấn át tư tưởng Nho giáo và Phật giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)