Kế thừa hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 82)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Kế thừa hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm văn học luôn đảm nhiệm một chức năng quan trọng là khái quát tính cách con người. Trong thực tế, tính cách con người lại là một hiện tượng xã hội lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của con người cũng mang tính lịch sử, ở các môi trường khác nhau của đời sống, tính cách biểu hiện khác nhau. Trong mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật, nhân vật luôn có vai trò thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người thông qua các biến cố, sự kiện, xung đột, mâu thuẫn và chi tiết, khác nhau cơ bản so với nhân vật trong các bộ môn nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc. Nhân

vật trong sáng tác văn học chính là một chỉnh thể vận động, tính cách của nhân vật trong tác phẩm bộc lộ dần trong không gian, thời gian nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm văn học. Ở truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ

Nôm Từ Thức tân truyện, các tác giả truyền kỳ và truyện Nôm đều đã bảo lưu hệ

thống nhân vật chính, phụ và kế thừa nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật từ văn học dân gian.

Về nhân vật, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ

Thức tân truyện vẫn có hai nhân vật chính là Từ Thức và Giáng Hương, các nhân

vật phụ là hai cô tiên áo xanh, bà tiên áo trắng, các chư tiên… Đặc biệt ở ba truyện đều không có sự xuất hiện của loại nhân vật phản diện. Chính việc giữ lại hầu hết nhân vật trong truyện cổ tích khiến các sự kiện liên quan đến các biến cố của cuộc đời nhân vật đều được tác giả ghi lại khá giống nhau: từ việc chàng Từ Thức gặp và cứu nạn Giáng Hương khi đi xem hội mẫu đơn, cho đến việc Từ Thức chán ghét cảnh làm quan nịnh trên nạt dưới mà bỏ đi ngao du sơn thuỷ, lạc vào động tiên, gặp lại và kết duyên cùng tiên nữ Giáng Hương, sau một năm chung sống ở cõi tiên, chàng Từ Thức thấy nhớ quê hương, quyết định trở về trần gian… Thời gian gặp gỡ, rồi các địa danh mà nhân vật đi qua hầu hết cũng vậy.

Về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: Các nhân vật chính trong cả ba tác phẩm truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy

vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện đều được xây dựng theo khuynh

hướng lý tưởng hoá. Nhân vật được xây dựng theo cách này có đặc điểm thống nhất từ đầu đến cuối về mặt tính cách. Nhân vật xuất hiện với tính cách nào thì kết thúc tác phẩm vẫn tồn tại với tính cách đó. Nhân vật được xây dựng theo ý đồ của tác giả, phù hợp với tâm lý của thời đại và không theo quy luật phát triển thông thường. Các tác giả đều xây dựng nhân vật Từ Thức, Giáng Hương với ý niệm những người tài, sắc, tốt bụng, có phẩm chất tốt đẹp như chàng Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương trong truyện cổ tích. Tuy không chú trọng vào việc miêu tả ngoại hình các nhân vật này, nhưng bằng nhiều cách khác nhau, tác giả Nguyễn Dữ và tác giả truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện đã khéo léo bộc lộ vẻ

đẹp ngoại hình của chàng Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương qua những lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể, hay qua cách miêu tả ước lệ. Ở truyền kỳ Từ Thức

lấy vợ tiên, Giáng Hương được miêu tả là một “cô con gái, tuổi độ 15,16 phấn

son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời”, còn ở truyện thơ Nôm Từ Thức tân

truyện được miêu tả:

Nữ đằng vấn vít chồi mai Mắt ngừng lệ ngọc, má thôi thức đào

Hoa buồn lệ ủ trăm chiều

Nhường đau Tây tử, nhường liều Duyên châu.

Vẻ đẹp kiều diễm của nàng tiên Giáng Hương đã khiến trái tim chàng quan trẻ Từ Thức không thôi thổn thức ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên:

Tuy chưa giáp mặt bày tình, Vì say vẻ phượng, dễ khuynh tơ lòng.

Nhân vật trong cả ba tác phẩm: truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên và truyện thơ Nôm Từ Thức tân truyện đều được xây dựng với vẻ đẹp lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ của người Phương Đông: người tốt là phải đẹp, vả đẹp ngoại hình song hành cùng vẻ đẹp đạo đức, tâm hồn. Nghệ thuật lý tưởng hoá nhân vật giúp người nghệ sĩ khái quát được một tầng lớp hay một kiểu người trong xã hội, tuy nhiên mặt hạn chế là nhân vật sẽ không tạo được dấu ấn riêng.

3.2. Sự biến đổi một số phương diện nghệ thuật từ Sự tích động Từ Thức

đến Từ Thức lấy vợ tiên và Từ Thức tân truyện 3.2.1. Biến đổi về kết cấu cốt truyện

3.2.1.1. Biến đổi về kết cấu cốt truyện ở truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên

Truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên, bên cạnh những kế thừa về kết cấu cốt truyện, ta vẫn nhận thấy những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ khi so sánh với Sự tích động Từ Thức. Nếu ở loại hình tự sự dân gian, kết cấu cốt truyện thường đơn giản và sơ lược thì khi phát triển thành văn học viết, kết cấu cốt truyện đã phức tạp hơn nhiều. Dù có kế thừa kết cấu cốt truyện dân gian nhưng Nguyễn Dữ không sao

chép một cách thụ động, máy móc kết cấu cốt truyện này mà đã sáng tạo thêm nhiều tình tiết, sự kiện mới cho tác phẩm của mình, để tác phẩm thực sự mang dấu ấn cá nhân và tinh thần dân tộc. Như vậy, Nguyễn Dữ đã có công trong việc kế thừa và làm mới một tác phẩm truyện kể dân gian thành một tác phẩm văn học viết có khả năng phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển văn học viết ở giai đoạn tiếp theo.

Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thể loại tự sự dân gian, Nguễn Dữ còn mạnh dạn phá bỏ những ràng buộc của thể loại truyện cũ và sáng tạo truyện của mình theo một kiểu mới. Vì vậy truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ không đi theo con đường kể lại chủ đề của câu chuyện cổ tích mà có sự đan xen nhiều chủ đề, tạo nên cốt truyện lồng trong truyện nhằm mang đến nội dung mới và cảm hứng mới cho người đọc. Việc tác giả xây dựng thêm các tình tiết, sự kiện mới, tăng thêm yếu tố tự sự và trữ tình để nối dài cốt truyện đã làm cho dung lượng tác phẩm mới hoàn toàn khác so với dung lượng truyện cổ tích. Sự khác biệt căn bản nhất ở truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên so với truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức là ở lối diễn văn gồm cả văn xuôi và thơ, nếu văn xuôi được dùng với mục đích kể chuyện, thì thơ dùng cho nhân vật tả tình hoặc tả cảnh, phô diễn tài năng văn chương của mình.

Truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ không chỉ đơn thuần kể về một mối tình trần – tiên kỳ lạ, hay giải thích tên một địa danh – một hang động có thật ở Thanh Hoá là động Từ Thức như câu chuyện dân gian Sự tích động Từ Thức được truyền miệng với nhiều dị bản, mà nó đã trở thành một tác phẩm văn xuôi trung đại thực thụ, một sáng tác nghệ thuật có giá trị cao của một tài năng, một trí tuệ uyên thâm sống vào khoảng thế kỷ XVI. Tác phẩm đã chứa đựng nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề của hiện thực đương thời như đạo đức, văn hoá, tôn giáo…

Truyện Từ Thức lấy vợ tiên cũng đã kế thừa có sáng tạo về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể nói, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng lại nhân vật Từ Thức theo kiểu nhân vật của thời đại mình. Sự biến đổi về kết cấu cốt truyện còn giúp cho việc thể hiện nhân vật của tác giả truyền kỳ mang nhiều nét giống với văn học hiện đại. Nhân vật Từ Thức trong truyện truyền kỳ không đơn thuần chỉ

được quan tâm mô tả ở quan hệ lứa đôi và những diễn biến của câu chuyện tình yêu lãng mạn với nàng tiên Giáng Hương, mà trở thành câu chuyện về nỗi niềm nhớ quê hương của người xa xứ, câu chuyện về cách lựa chọn lẽ sống ở đời ... Nhân vật Từ Thức của Nguyễn Dữ đã mang trong mình tư tưởng của thời đại, chàng đã ý thức rất rõ sự mục ruỗng thối nát của xã hội mình đang sống nên đã lựa chọn cho mình một cách ứng xử của đấng quân tử: “Ta không thể vì số lương

năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh”, chàng sẵn sàng từ bỏ cuộc

sống danh lợi, bon chen, tự nguyện chọn lối sống tự do, coi thiên nhiên là bạn:

“Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy!”.

Không chỉ đơn thuần là câu chuyện tình yêu đẹp giữa Từ Thức với một nàng tiên Giáng Hương, truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ còn là một câu chuyện đa chủ đề. Bởi thông qua một câu chuyện tình yêu, đặc biệt là những cung bậc cảm xúc tương tư, nhớ nhung, sầu muộn, rất trần gian của nàng tiên Giáng Hương với Từ Thức: khi chưa gặp lại người mình thầm yêu trộm nhớ thì nỗi lòng nàng Giáng Hương sầu muộn héo hon, khi gặp lại được người trong mộng thì rạng ngời hạnh phúc, khi phải chia biệt thì nàng chỉ còn lại nỗi buồn đau, nhớ thương vô vọng về tất cả những gì đẹp đẽ nhất, hạnh phúc nhất đã qua đi… Nét tâm trạng ấy của nàng tiên Giáng Hương có khác gì con người trần thế, cũng có những cung bậc cảm xúc rất thường tình của người trần gian. Bởi vậy hình ảnh nàng tiên Giáng Hương cùng với những cung bậc cảm xúc nói trên chính là biểu tượng cho số phận, tâm hồn và những biểu hiện cảm xúc của người phụ nữ mọi thời đại.

Truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ không dài dòng trong cách kể, nhà văn đã sáng tạo thêm những chi tiết phù hợp với thời đại, tâm lý, tính cách nhân vật thời đại mình. Nhà văn tuy không nói nhiều về các tình tiết diễn ra xung quanh việc Từ Thức cứu nàng tiên Giáng Hương ở hội xem hoa, nhưng nhà văn đã giúp người đọc nhận thức rõ vẻ đẹp nhân cách của ông quan huyện trẻ Từ Thức qua một câu văn ngắn “Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức”. Lời văn không chỉ để khen ngợi tấm lòng hiền đức của Từ Thức mà thông qua hành động cao đẹp đó để khắc hoạ vẻ đẹp nhân cách người quân tử.

Hơn thế, đồng hành cùng bước chân chàng Từ Thức, tác giả còn đưa người đọc đến với những cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên đất Việt:

“Phàm những nơi nước tú non kỳ như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh. Một hôm Từ Thức dậy sớm trông ra bể Thần Phù ở phía ngoài xa vài chục dặm, thấy có đám mây ngũ sắc đùn đùn kết lại như một đóa hoa sen mọc lên, vội chèo thuyền ra thì thấy một trái núi rất đẹp. Từ kinh ngạc bảo lái thuyền rằng: Ta đã từng lênh đênh trên áng giang hồ, các thắng cảnh miền đông nam, không biết trái núi này từ đâu lại mọc ra trước mắt, ý giả là non tiên rụng xuống, vết thần hiện ra đây chăng? Sao trước không mà nay lại có? Bèn buộc thuyền lên bờ thì thấy những vách đá cao vút nghìn trượng, sừng sững đứng thẳng, nếu không có cánh thì vị tất đã trèo lên thăm cảnh đó được. Nhân đề một luật thơ rằng:

Dịch Thiên chương bích thụ quải triêu đôn,

Hoa thảo nghênh nhân nhập động môn. Nhiễu giản dĩ vô tăng thái dược,

Duyên lưu thặng hữu khách tầm nguyên. Lữ du tư vị cầm tam lộng,

Điếu đĩnh sinh nhai tửu nhất tôn. Nghĩ hướng Vũ Lăng ngư tử vấn, Tiền lai viễn cận chủng đào thôn.

Triêu dương bóng rải khắp ngày xanh, Hoa cỏ cười tươi đón rước mình. Hái thuốc nào đâu sư kẽ suối,

Tìm nguồn duy có khách bên ghềnh. Lang thang đất lạ đàn ba khúc, Nênh nổi thuyền câu rượu một bình. Bến Vũ chàng ngư, tìm thử hỏi, Thôn Đào chỉ hộ lối loanh quanh. Truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của một nho sĩ tài năng. Vì vậy, nếu Sự tích động Từ Thức

chỉ đơn thuần là một tác phẩm tự sự dân gian, được thể hiện bằng hình thức văn xuôi thuần tuý thì truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên lại có sự xuất hiện đan xen của 11 bài thơ chữ Hán để thể hiện trực tiếp tâm trạng của nhân vật Từ Thức trước những buồn vui của cuộc sống. Có những bài thơ thể hiện sâu sắc niềm vui sướng tột độ của Từ Thức khi được thăm thú cảnh đẹp cõi tiên, cảnh thiên

nhiên theo bước chân du ngoạn của chàng Từ Thức cũng mang đậm không khí thần tiên thoát phàm như:

I. Dịch

Nhãn để yên hà cước để vân,

Thanh quang sái sái bức Tam Thần. Tùng hoa bán lão hương phong động, Môi dẫn Thương Lương điếu đĩnh nhân.

Khói rợp mây che khắp bốn trời, Non Thần trong sáng đó là nơi. Hoa thông theo gió đưa hương ngát Dắt dẫn thuyền câu khách một người.

II Dịch

Thu phong nhất dạ nguyệt man san Liên quyển hoàng hoa nhập ỷ lan. Tửu lực khốn nhân thi tứ khổ, Ngâm hào túy các bích lang can

Một đêm gió thổi nguyệt đầy non, Rèm cuộn hoa vàng lọt cửa son. Rượu mệt mê say người nặng trĩu, Mượn đem bút trúc gửi thi hồn

IV Dịch

Hồng Hà đối khởi Xích thành tiêu, Sáp hán cung tường tỏa tịch liệu, Tinh đẩu nhiễu lan thiên nhất ác, Dạ thâm Tần nữ học xuy tiêu

Ráng đỏ đùn lên tựa gấm thêu, Cung tường cao vút vắng teo teo, Trăng sao dường mọc quanh bên mái, Tần nữ đêm dài học thổi tiêu.

Nhưng cũng có những bài thơ được Từ Thức viết ra để giãi bày nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của lòng mình như:

VII Dịch

Phù phù thụy ái nhiễu kim khuê,

Phương trượng huề nam Nhược thủy tê. Xướng bãi đà canh thiên dục thự,

Hương tâm hà xứ nhất thanh kê.

Khí lành quanh quất phủ buồng xuân, Phương trượng non xa, Nhược thủy gần Dứt tiếng canh đà trời sắp sáng,

VIII Dịch Yên lam như kế liễu như điền,

Tỏa thát tình khuy hải bạc thuyền. Vũ khách khứ thời vô xứ mịch, Bộ hư thanh ngoại bích liên thiên

Hơi lam: mái tóc, liễu: hoa cài,

Thuyền bể xa trông thấp thoáng ngoài. Đạo sĩ một đi tìm khó thấy,

Trong không tản mác tiếng ngân dài.

Sự có mặt của những bài thơ chữ Hán trong tác phẩm truyền kỳ Từ Thức

lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ đã khẳng định dấu ấn tài hoa, uyên bác của một nho

sĩ. Qua hình ảnh một chàng Từ Thức tài cao, đức trọng, chán ghét cuộc sống lợi danh tù túng cùng với những sở thích, thú vui tao nhã, tác giả không chỉ cho người đọc nhận thấy tài năng, nhân cách cao đẹp của Từ Thức mà tác giả còn cho người đọc thấy hình ảnh của chính mình trong nhân vật Từ Thức.

Truyện truyền kỳ Từ Thức lấy vợ tiên còn thể hiện rõ nét đặc điểm tự sự của thể loại truyền kỳ. So với truyện dân gian thì Nguyễn Dữ đã sử dụng hiệu quả những câu văn tự sự, miêu tả nhất là khi miêu tả cảnh đám cưới của Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương nơi tiên giới đông vui, sang trọng và giàu có:

“Bèn ngay đêm ấy đốt đèn mỡ phượng, rải đệm vằn rồng để hai người làm lễ giao bái. Ngày hôm sau quần tiên đến mừng, có người mặc áo gấm cưỡi con ly từ đàng Bắc xuống, có người bận xiêm lụa cưỡi con rồng từ phía Nam lên, có người đi kiệu ngọc, có người cưỡi xe gió, đồng thời lại họp. Tiệc yến đặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ thức lấy vợ tiên trong truyện cổ tích, truyện truyền kỳ và truyện thơ nôm (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)