Chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại phường gia cẩm, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Chấp hành dự toán

1.3.2.1. Nội dung quản lý thu NSNN

- Thu NSNN là những khoản tiền Nhà nước huy động vào NSNN để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, thực chất thu NS chỉ bao gồm thu mang tính bắt buộc dưới hình thức thuế; các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu NSNN có vai trò đảm bảo nguồn vốn thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời thông qua thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Căn cứ vào

hình thức động viên, thu NSNN thành 03 loại thu dưới hình thức nghĩa vụ thuế, phí lệ phí; thu đóng góp tự nguyện và thu vay mượn trong và ngoài nước.

- Trong quản lý thu NS, khả năng thu NS được đánh giá bàng tỷ lệ thu NS và GDP, so sánh tốc độ tăng thu và tăng GDP xem thu NS có tương xứng với GDP nhằm đảm bảo tính hợp lý, không lạm thu, vừa đảm bảo, bồi dưỡng nguồn thu vừa kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong cơ cấu thu còn tính đến tỷ lệ các khoản thu thuế, phí, lệ phí trong tổng thu, tỷ lệ này lớn thể hiện tính ổn định trong thu NS.

- Nội dung quản lý thu NS được thể hiện qua các khâu lập dự toán từng khoản thu trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; chế độ, chính sách thu NS hiện hành; tình hình thực hiện thu NS năm trước, khâu tổ chức thực hiện có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền trong thực hiện thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và huy động kịp thời nguồn lực phục vụ nhu cầu chi. Kết thúc năm tài chính so sánh kết quả thực hiện với số dự toán được lập đầu năm, từ đó có đánh giá mức độ hoàn thành, những kết quả đạt được và tồn tại cần phải khắc phục. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện nghĩa vụ đối với NS được quan tâm, chú trọng thường xuyên, nó giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong quản lý, chấp hành các luật thuế; các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN; các chế độ về kế toán thống kê thuế từ đó góp phần hạn chế, chống thất thu NSNN, đảm bảo nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo luật NS năm 2002, nội dung phân định nhiệm vụ thu, chi của NS cấp xã, phường bao gồm những nội dung sau:

*Nguồn thu NS:

- Các khoản thu NS địa phương được hưởng 100% : Thuế nhà đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; Thuế môn bài; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí; Tiền đền bù thiệt hại đất; Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động sổ số kiến thiết; Thu từ vốn góp của NS địa phương, tiền thu hồi

vốn của NS địa phương tại cơ sở klnh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật; Phần nộp NS theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa NS huyện và NS địa phương; Thu bổ sung từ NS huyện; Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định.

1.3.2.2. Nội dung quản lý chi NSNN

Chi NSNN là những khoản chi tiêu do địa phương thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng hạn như bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo xã hội,... Về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ dự phòng NS của địa phương nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở rộng sự nghiệp văn hóa - xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.

Trong chi NSNN, chủ yếu là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đối với chi thường xuyên, là khoản chi gắn liền với thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo mục đích tiêu dùng, duy trì hoạt động của bộ máy hành chính, nội dung chi rất đa dạng. Tuy nhiên, do nguồn thu NSNN có giới hạn, nhu cầu chi đầu tư lớn nên trong quản lý chi thường xuyên đòi hỏi phải thực hiện nghiêm nguyên tắc chi theo dự toán được duyệt, đúng nội dung, đối tượng, định mức chi; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Mọi khoản chl trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao phải được kiểm soát trước, trong, và sau khi chi đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức chl theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hoặc liên tịch giữa bộ Tài chính và bộ chuyên ngành; định mức chi đã được HĐND huyện quyết định. Đối với chi đầu tư phát triển có tính đến cơ cấu chi thỏa đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, đây là nguyên tắc trong bố trí và danh mục đầu tư, tránh phân tán, dàn trải và đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành và vùng kinh tế. Ngoài ra, trong quản lý chi đầu tư còn phải thực hiện nghiêm nguyên tắc cấp phát vốn đầu tư như trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; thực hiện cấp phát theo mức độ thực tế hoàn thành theo đúng dự toán được duyệt.

Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi sự nghiệp được xác định tỷ lệ so với tổng chi của NS địa phương. Mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi, tỷ lệ tổng thu, tổng chi; chi đầu tư phát triển, chi giáo dục thể hiện quy mô và trình độ

phát triển của từng địa phương. Trong chi NS phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; trong chi thường xuyên quan tâm đến tỷ lệ chi cho giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ.

*Chi đầu tư:

- Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các

doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định

của pháp luật; Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do địa phương thực hiện; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;

*Chi thường xuyên:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý: Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà

trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đào tạo

nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác; Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác; Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng

chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác; Phát thanh truyền hình và các hoạt động thông tin khác; hoạt động thể dục thể thao.

Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:

- Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác, lập biểu báo cáo các biện pháp đảm bảo an toàn giao

thông trên các tuyến đường.

- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp, Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp, công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, khoanh nuôi,

- Đo đạc, lập bản đồ và lưu giữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác; Điều tra cơ bản; Các hoạt động về sự nghiệp môi trường; Các sự nghiệp kinh tế khác.

- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do NS địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở địa phương.

- Hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn thanh niên.

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của Pháp luật.

- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý.

- Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện.

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của Pháp luật.

- Chi bổ sung cho NS cấp dưới.

- Chi chuyển nguồn NS địa phương năm trước sang NS địa phương năm sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại phường gia cẩm, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)