Cân đối thu, chi ngân sách cấp xã, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại phường gia cẩm, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Cân đối thu, chi ngân sách cấp xã, phường

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý NSNN là bảo đảm sự cân đối giữa thu và chi. Cân đối NS là một vấn đề quan trọng nhất trong nền kinh tế và là điều kiện quan trọng cơ bản để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy cân đối NSNN phải bảo đảm tính vững chắc, tích cực, hiện thực và trở thành điểm tựa cho các cân đối khác trong nền kinh tế.

Xét về mặt nội dung thì phần thu và phần chi của NSNN có mối liên hệ hữu cơ với nhau và phải được cân bằng với nhau. Tuy vậy trong thực tế rất hạn hữu và khó có trường hợp tổng thu đúng bằng tổng chi NS, mà thường xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Tổng thu NSNN lớn hơn tổng chi NSNN, trường hợp này gọi là NS kết dư hay bội thu.

Tổng thu NSNN nhỏ hơn tổng chi NSNN, trường hợp này gọi là NS thâm hụt hay bội chi.

Quan điểm mới về cân đối NS hiện nay là: Tổng thu không những bù đắp được tổng chi mà yêu cầu phải có nguồn dự phòng và dự trữ đủ mức để địa phương có thể chủ động điều hành NS trong trường hợp có những biến động nhất định.

Trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc NSNN yêu cầu phải bảo đảm cân đối không những trên tổng thể mà còn phải cân đối trong chi tiết cơ cấu nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nói cách khác NSNN được xây dựng trên mô hình quản lý dựa trên cơ sở mối quan hệ tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng, thực hiện phân phối nguồn tài chính phát sinh ngay từ khi hình thành thu NS, theo yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước. Xu hướng trong cân đối thu chi NS là luôn phải bảo đảm cho nhu cầu chi tiêu dùng thường xuyên ở mức hợp lý và tiết kiệm, trả được nợ và dành cho đầu tư phát triển với tỷ lệ ngày càng lớn. Chỉ có tăng thu NS mới tăng chi và chủ yếu là tăng chi cho đầu tư phát triển và bổ sung quỹ dự phòng NS địa phương. Nếu thu không đạt kế hoạch dự kiến thì phải giảm chi tương ứng theo nguyên tắc cắt giảm các khoản chi thường xuyên, trước hết là các khoản chi chưa bức thiết như chi mua sắm, hội nghị, sửa chữa, tiếp khách,... Trong trường hợp có chế độ mới ban hành hoặc những sửa đổi bổ sung chế độ có liên quan đến thu, chi NSNN nếu chưa được tính toán trong dự toán NS hàng năm thì thời gian thi hành phải dời lại đến năm NS sau đó.

- Phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Phải được xây dựng theo chế độ tiêu chuẩn, định mức và lập chi tiết theo mục lục NS.

- Để chủ động cân đối NSNN, dự toán chi NS địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng chi, nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm NS.

Trường hợp có biến động lớn về NS địa phương so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Uỷ ban nhân dân lập dự toán điều chỉnh NS địa phương trình HĐND theo quy trình đã quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại phường gia cẩm, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)