5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Cẩm là một phường trung tâm của thành phố Việt Trì với tổng diện tích
tự nhiên là 193,68 ha. Có các trục đường như: Đường đại lộ Hùng Vương, Đường Châu phong, Đường Nguyễn Tất Thành, Đường Trần Phú, Đường Thanh Xuân, Đường Hà Chương, Đường Hùng Quốc Vương, Đường Nguyễn Thái Học, Đường Hoàng Hoa Thám, Đường Hà Huy Tập, Đường Hà Liễu, Đường Hàm Nghi, Đường Quang Trung, Đường Phan Châu Trinh, Đường Lê Quý Đôn. Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
-Phía Bắc giáp: Phường Nông Trang -Phía Nam giáp: Phường Tiên Cát -Phía Đông giáp: Phường Tân Dân -Phía Tây giáp: Phường Minh Nông
Các phường xung quanh này đều nằm trong trung tâm thành phố Việt Trì. Cơ sở hạ tầng của phường đã và đang được đầu tư nâng cấp. Cùng với tuyến đường đại
lộ Hùng Vương là huyết mạch lưu thông đi thành phố và các phường xung quanh đã
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, mở rộng thương mại dịch vụ
với các phường lân cận và Thành phố.
3.1.1.2. Địa hình
Gia Cẩm có địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẽ là đồi thấp và một số nơi
ruộng thấp, trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn.
-Cao độ nền xây dựng từ 26 m đến 27 m. -Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20 m đến 21 m.
Địa hình khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và bố trí công trình xây dựng.
3.1.1.3. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 193,68 ha. Đất đai hình thành và phát triển trên địa hình tương đối phức tạp, do đó đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng ở đây cũng tương đối đa dạng và được phân thành 3 nhóm chính:
- Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét: Có thành phần cơ giới nặng, đất phân bố tập trung, tầng đất dày hoặc mỏng và tỷ lệ mùn trong đất phụ thuộc vào mức độ che phủ của tán cây. Ở những nơi tầng đất mỏng phù hợp các loại cây công nghiệp (cây chè), cây ăn quả.
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa, đây là loại đất để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, lân, kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất dễ chua. Do địa hình có chỗ trũng, chỗ cao nên khả năng giữ nước, giữ màu hạn chế. Hiện nay loại đất này đã chuyển đổi sang đất nuôi trồng thuỷ sản là chủ yếu.
- Đất dốc tụ trồng lúa nước, phân bố xen kẽ, xung quanh địa bàn phường. Chứa nhiều cát, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân nên nghèo dinh dưỡng.
3.1.1.4. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu
Gia Cẩm có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu được chia làm bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Tuy nhiên thể hiện rõ hơn cả là mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 10, mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta.
-Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 23oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 3 - 6oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4oC.
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2.100 - 2.400 mm/năm. Trong đó, lượng mưa lớn nhất đạt 3.023 mm, lượng mưa thấp nhất đạt 1.237 mm. Bình quân có 193 ngày mưa/năm, tuy nhiên sự phân bố lượng mưa trong năm không đồng đều. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80-85% tổng lượng mưa hàng năm, do vậy xảy ra tình trạng ngập úng tại một số vùng trũng.
-Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.621 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất 188,3 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,2 giờ nắng.
-Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 74%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 16%.
-Gió, bão: Hướng gió chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do vị trí nằm sâu trong đất liền nên Phường nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thời tiết rất thuận lợi cho việc phát triển và sản xuất nông nghiệp ở địa phương nhất là cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản. Mùa mưa thường gây ra ngập úng cho nên cần có những biện pháp hữu hiệu đối phó để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng hợp lý đất đai.
b. Thủy văn
Trên địa bàn phường có nhiều ao hồ nên nguồn nước mặt và nước ngầm khá dồi dào và phục vụ cho sản xuất toàn phường. Nguồn nước ngầm theo khảo sát cho thấy phổ biến ở độ sâu 15 - 25 m, có một số khu vực thì nguồn nước ngầm khá sâu, phải khai thác nước ngầm ở độ sâu trên 30m, hình thức khai thác chủ yếu là giếng khoan, và một số vùng trũng thì dùng giếng khơi. Nguồn nước mặt với lưu vực một số ao, hồ có nước quanh năm, vào mùa khô lưu lượng nước ít hơn, một số thì chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô gần như cạn kiệt.
Nhìn chung nguồn nước của phường rất phong phú, đáp ứng được cho sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cần có chế độ cấp thoát nước hợp lý bằng cách xây dựng các hồ, đập chứa nước, cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.