5. Kết cấu của luận văn
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN bộc lộ rất rõ ràng do cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành Tài chính. Đối với chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập, nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ NS. Phân bổ NS cấp dưới phải phù hợp với NS cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn Nhà nước ban hành chưa đầy đủ, chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được.
Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NS chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.
Sau khi luật NS ra đời và tổ chức triển khai thực hiện, NS cấp xã đã được xác định là một cấp NS trong hệ thống NSNN. Tuy nhiên, giữa yêu cầu quản lý theo Luật và trình độ đội ngũ kế toán còn nhiêu bất cập, chưa đáp ứng được nhiệm vụ đê ra. Mặt khác, cán bộ tài chính xã chưa được quan tâm đúng mức vê thu nhập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn.
Do nguồn thu được phân cấp, điêu tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối NS.
3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự chỉ đạo điêu hành của UBND phường, xã của các cấp, các ngành trên địa bàn chưa tập trung và hiệu quả còn thấp, giao việc cho Ban Tài chính song lại không quan tâm, sát sao chỉ đạo và chưa có sự hỗ trợ giúp đỡ Ban Tài chính thực hiện tốt chức năng của mình. Mặt khác Ban Tài chính chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND phường, xã trong quản lý NS. Các ngành có liên quan như thanh tra, tổ chức chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý NS.
Trình độ phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý NSNN chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác NS ở huyện chưa được đào tạo bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút được kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Việc quản lý NS còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý vi phạm chính sách chế độ, chi tiêu lãng phí kém hiệu quả, trong việc mua sắm tài sản công; Ngoài ra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn mang tính hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính; Có lúc, có việc HĐND cấp huyện chưa thực sự hoàn thành chức năng giám sát đối với NSNN.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG GIA CẨM, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý NSNN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
* Về phân cấp Ngân sách xã, phường
- Phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng xã trong huyện đảm bảo chủ động hiệu quả.
- Phân cấp NSX phải đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSNN để thực hiện vai trò nhiệm vụ quan trọng của đất nước.
- Phải tận dụng triệt để cơ chế hỗ trợ đặc thù cho những xã có đóng góp lớn cho ngân sách.
* Về lập dự toán ngân sách xã, phường:
- Lập dự toán những nguồn thu ngân sách của địa phương chủ động, ổn định trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm nhằm hạn chế những rủi ro biến động ngân sách cho địa phương đó đồng thời khích lệ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn.
- Lập dự toán các khoản thu điều tiết bổ sung từ ngân sách cấp trên địa phương cần tính được tăng tỷ lệ điều tiết sau mỗi thời kỳ nhằm hạn chế được tính thụ động với ngân sách cấp trên.
- Phải phân định nhiệm vụ chi phải gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ công cộng của địa phương hạn chế việc phân bổ dựa trên hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu vào mà chưa tính đến hiệu quả đầu ra gây thất thoát, lãng phí.
- Lập dự toán chi ngân sách địa phương phải đảm bảo công bằng, cân đối có mục tiêu nhằm thu hẹp được sự bất bình đẳng giữa các địa phương bằng cách thực hiện chi ngân sách bình quân đầu người của các địa phương.
* Về chấp hành dự toán ngân sách xã, phường:
- Tuân thủ thu đúng, thu đủ và kịp thời. Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo kịp thời chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
- Phải dự phòng ngân sách được sử dụng để đề khắc phục thiên tai, định họa và trong trường hợp phát sinh nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí đủ dự toán ngân sách được giao.
* Về quyết toán ngân sách xã, phường:
- Phải đảm bảo quyết toán dứt điểm các khoản liên quan đến chi ngân sách trong năm, các khoản nợ phải thu, khoản nợ phải trả, xử lý các khoản tạm thu ngân sách còn đến cuối năm.
- Báo cáo quyết toán ngân sách xã phải so sánh được với cùng kỳ năm trước.
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý NSNN tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Trì, tỉnh Phú Thọ
4.2.1. Giải pháp công tác xây dựng dự toán
Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi NS cho năm NS tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu, chi NS cho năm NS tới, các dự kiến về các khoản thu như thuế, phí, lệ phí,... và các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển... Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý NS cũng như làm cho NS có tính ổn định, an toàn và hiệu quả như vậy chất lượng của công tác quản lý NS phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.
- Có bộ phận riêng kiểm tra việc xây dựng dự toán, quyết toán mang tính chuyên môn hóa cao.
- Xây dựng kế hoạch trung hạn để làm căn cứ xem xét xây dựng dự toán thực hiện trong năm kế hoạch.
- Cần phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp huyện và cho được hưởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối NS từ tỉnh về; Có như vậy mới nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của cấp huyện trong việc quản lý các doanh nghiệp và tạo được cơ chế thu hút vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tạo ra nguồn thu cho địa phương và chủ động trong sử dụng nguồn thu.
- Lập dự toán NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch NS của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính.
- Lập dự toán NSNN phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian. Đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu NS; Cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp NS, dự kiến số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo chế độ; Gửi cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS. Chi cục thuế cấp huyện lập dự toán thu NS trên địa bàn, tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý gửi Chi cục thuế huyện.
- Dự toán NSNN phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng dự toán chi NS phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi NS khoa học phù hợp với từng địa phương có thể định mức theo dân số hoặc số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán NS theo quy định của Luật NSNN và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành quyết toán NS. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành NS, tiết kiệm và hiệu quả chi NS.
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách
- Tăng cường mở rộng các hoạt động dịch vụ văn hoá, thể thao, quản lý môi trường, Ban quản lý chợ cần tăng cường quản lý, cho thuê mặt bằng, địa điểm kinh doanh, thu phí trông giữ xe máy, xe đạp. Qua đó phấn đấu giảm cấp bù từ NS huyện, xã và từ đó có thể giao cho các đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí, tự cấn đối được kinh phí sự nghiệp của mình.
- Tăng cường công tác quản lý thu, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện các biện pháp, bồi dưỡng các nguồn thu, tăng cường kiểm tra doanh thu, giá cả hàng hoá bán ra; Chi phí hợp lệ tính thuế, các khoản lương, vận chuyển, tăng cường kiểm tra chống thất thu về hộ, kiểm tra chặt chẽ các khoản thuế đầu vào trên các bảng kê của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đặc biệt là các đơn vị có số thuế giá trị gia tăng lớn, phải hoàn thuế.
Tăng cường quản lý thu ở các xã thực hiện đấu thầu cho thuê ao, hồ, mặt nước, để nuôi trồng thủy sản, thực hiện cơ chế thích hợp đối với các khoản thu khác.
Cơ quan thuế huyện tập trung hướng dẫn, đưa luật thuế mới vào đời sống nhân dân, thông qua việc tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế, từ đó thu đúng, thu đủ không để kết dư, tồn đọng thuế. Từng bước phối hợp với Cục thuế tỉnh cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu thuế, tổ chức thu, quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản đảm bảo cho các đối tượng nộp thuế chủ động và tự giác; Áp dụng, tin học hóa trong quá trình thu và quản lý thuế, khắc phục những yếu điểm trước đây như chậm trễ, phiền hà, tắc trách trong ngành thuế; trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của ngành thuế tại thời điểm cần tăng cường dịch vụ tư vấn, tuyên truyền mạnh hơn nữa đến đối tượng nộp thuế.
Tích cực động viên, khai thác mọi nguồn thu cho NS từ các khu vực kinh tế; Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển, tập trung chi cho các công trình trọng điểm, mang lại hiệu quả cao.
- Tăng cường công tác quản lý, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN, trước hết là các khoản thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể Nhà nước và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN, đồng thời thuế còn là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội.
+ Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hướng dẩn đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “ Một cửa”, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đối tượng nộp thuế.
+ Hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế. Cơ quan thuế tiến hành phân loại các hộ kinh doanh, các đối tượng thu, các điểm thu trọng tâm; kiểm tra thường xuyên các hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định thuế giá trị gia tăng sát, đúng với tình hình sản xuất, kinh doanh và điều chỉnh mức thuế kịp thời.
+ Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế của Nhà nước, trốn lậu, khai man doanh thu... Nhằm chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trường hợp vì lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích Nhà nước, coi thường pháp luật .
+ Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu du lịch, khu vực làng nghề...
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, sản xuất trọng yếu theo hướng khai thác, phát huy thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, đặc biệt chú ý đến quy hoạch cụm công nghiệp, khu sản xuất hàng hoá tập trung.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình hành động thực hiện NQTW 5 ( Khoá IV) tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Tiếp tục đổi mới sắp xếp phân loại doanh nghiệp, quản lý có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, khuyến khích xuất khẩu. Tiếp tục cổ phần hoá doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc sáp nhập, giải thể đối với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế khơi dậy tiềm năng về thị trường vốn, lao động.
+ Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, rà soát, quản lý tốt các quỹ đất, từ đó quản lý tốt việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn cho việc đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.
- Đổi mới hoạt động thu NSNN, chú trọng xây dựng nuôi dưỡng nguồn thu mới, lâu dài, ổn định, vững chắc kết hợp với khai thác tốt các nguồn thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh, điều kiện tự nhiên của từng địa phương và tiềm năng của từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho NSNN, cụ thể :
+ Huyện cần có cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Muốn vậy cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện hơn, tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng, một mặt tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng, thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giới thiệu quảng bá các tiềm năng thế mạnh của địa phương. Mặt khác quy hoạch tổng thể xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề ở những nơi có mặt bằng thuận lợi, tạo môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.