5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý sử dụng vốn đối với Công ty Cổ
nước sạch Bắc Ninh
Một là, chủ động, sáng tạo trong việc đưa ra các quyết định về vốn và quản lý vốn. Sau khi CPH, kết quả quản lý sử dụng vốn đã có nhiều thay đổi thể hiện qua việc chi phí quản lý, chi phí điều hành có xu hướng giảm, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Các vấn đề liên quan đến tài chính được thảo luận và quyết định trong hội đồng quản trị. Tuy nhiên, cần nâng cao tính minh bạch, sáng tạo trong việc hoạch định chiến lược tài chính dài hạn.
Hai là, cần đa dạng đối tượng tham gia và chú trọng chất lượng trong các công tác chiến lược của Công ty. Công ty cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra các chiến lược với nội dung mang tính thực tiễn, chính xác và phù hợp với hoàn cảnh của công ty cũng như bối cảnh của nền kinh tế.
Hiện nay, các chiến lược quản lý sử dụng vốn thường ngắn hạn, do vậy, công ty cần đưa ra các chiến lược dài hạn để có định hướng phát triển lâu dài. Khi xây dựng chiến lược quản lý sử dụng vốn, cần có sự tham gia của các đối tượng quan trọng, có hiểu biết, có kinh nghiệm, không chỉ trong công ty mà có thể mời bên ngoài công ty.
Ba là, tăng cường công tác lý dòng tiền. Hiện nay, công ty tập trung chú trọng hạch toán đúng doanh thu và chi phí để xác định lợi nhuận trong từng năm hoạt động. Một số năm doanh thu tăng nhưng dòng tiền vào và ra của Công ty vẫn bị ách tắc, lúng túng trong huy động và sử dụng vốn. Mặc dù Công ty đã thiết lập kế toán quản trị nhưng kế toán quản trị chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin kế toán, tài chính phục vụ các quyết định của quản lý, lãnh đạo.
Bốn là, nâng cao hoạt động kiểm soát. Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, các khoản thu chi phát sinh với khối lượng lớn… do vậy, kế toán cần tham gia trực tiếp kiểm soát các hoạt động quan trọng của Công ty.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1. Thực trạng quản lý sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh như thế nào?
2. Nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh?
3. Giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh?
2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh. Việc lựa chọn Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh làm địa điểm nghiên cứu là do thời gian qua, Ban lãnh đạo Công ty đã khá chú trọng đến công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn song trong quá trình triển khai, thực hiện vẫn tồn tại những hạn chế cơ bản: công tác lập kế hoạch VLĐ định mức còn chưa tốt, lượng vốn ở khâu dự trữ lớn gây ứ đọng vốn sản xuất kinh doanh, công tác quản lý nợ chưa thực sự tốt... Với những tồn tại này, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra những đề xuất giúp Công ty nâng cao hơn hiệu quả quản lý sử dụng vốn trong thời gian tới.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập từ các phòng: Kế hoạch, Tài chính Kế toán của công ty bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Số công trình tham gia thi công của Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh qua 3 năm 2015, 2016, 2017.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Nguồn tài liệu dùng trong đề tài là các nguồn tài liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn từ ban giám đốc, bộ phận quản lý và cán bộ công nhân viên của công ty
để có cái nhìn tổng quát hơn về công tác quản lý sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh: cụ thể là Ban lãnh đạo, Trưởng các phòng, ban nghiệp vụ, tổ, đội và người lao động tại Công ty.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Phương pháp tổng hợp thông tin theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm như: Excel,...
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh, thống kê số liệu được thu thập từ các phòng ban trong công ty, so sánh số liệu qua các năm 2015, 2016, 2017. Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp thống kê so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Việc so sánh với các công ty khác là rất khó vì không thể mượn hoặc xem trên mạng truyền thông vì đó là những bí mật trong kinh doanh của mỗi công ty. Do vậy đề tài này chỉ thống kê và so sánh các số liệu của chính công ty qua các năm. So sánh số liệu qua các năm bằng việc thu thập báo cáo để làm tài liệu cho công tác thống kê so sánh.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện tại có doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng lớn càng tốt. Có các mức độ: > 2: tốt
= 1,5 2: bình thường chấp nhận = 1 1,5: khó khăn
< 1: rất khó khăn
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Về mặt lý thuyết, nếu chỉ tiêu này ≥ 1 doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1 doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng thấp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay không. Vì thế chúng ta tiếp tục xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”. Hệ số này cho biết: với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không.
Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” được xác định theo công thức: Hệ số khả năng
thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời vốn
Đây là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại, khi các nguồn lực mỗi ngày một hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt.
- Các chỉ tiêu phân tích chung
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời vốn
- Hệ số sinh lời doanh thu: chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lời doanh thu =
Lợi nhuận Doanh thu
- Hệ số doanh lợi vốn: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tùy theo mục đích phân tích mà chỉ tiêu này được tính theo hai cách: Hệ số doanh lợi vốn =
Lãi ròng (lợi nhuận) Tổng vốn kinh doanh Hoặc:
Hệ số doanh lợi vốn =
Lãi ròng + Lãi trả vốn vay Tổng vốn kinh doanh
Số vòng quay của vốn kinh doanh: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cho vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Số vòng quay của vốn kinh doanh =
Doanh thu Tổng vốn kinh doanh Số vòng quay lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
- Hàm lượng vốn: chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay của vốn kinh doanh, cho biết để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn.
Hàm lượng vốn = Tổng vốn kinh doanh Doanh thu
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: cho biết một đồng giá trị TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Lãi ròng
Nguyên giá TSCĐ - Giá trị đã hao mòn
- Sức sản xuất của TSCĐ: cho biết một đồng TSCĐ sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Sức sản xuất TSCĐ =
Doanh thu
Nguyên giá TSCĐ - Giá trị đã hao mòn
- Suất hao phí TSCĐ: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất của TSCĐ, chỉ tiêu này cho biết giá trị TSCĐ cần thiết để tạo ra một đồng lãi.
Sức sản xuất TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ - Giá trị đã hao mòn Lãi ròng
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định để xác định tính hiệu quả và nguyên nhân của việc sử dụng không có hiệu quả TSCĐ. Thông thường, trước hết đó là do đầu tư TSCĐ quá mức cần thiết, đầu tư vào TSCĐ không dùng đến, sử dụng TSCĐ không hết công suất…
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Lãi ròng
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Vốn lưu động bình quân Doanh thu
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm: chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển Vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích, Vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Hoặc cứ một đồng Vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Số vòng luân chuyển VLĐ =
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân - Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển Vốn lưu động:
Số vòng luân chuyển VLĐ một vòng luân chuyển VLĐ
=
365
Số vòng luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng luân chuyển Vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụng Vốn lưu động càng cao.
Trong đó Vốn lưu động bình quân được tính theo công thức sau: Vốn lưu động bình quân =
VLĐ đầu kỳ +VLĐ cuối kỳ 2
* Mối quan hệ của các chỉ số tài chính (Phương pháp phân tích Dupont)
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hoàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị nguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Đây là phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính cụ thể là tỷ số hoạt động và doanh lợi để xác định khả năng sinh lời trên vốn đầu tư. Đây là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛𝑥 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑥 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH BẮC NINH
3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Nước sạch Bắc Ninh. - Tên tiếng Anh: Bac Ninh Clean water Joint Stock company - Tên viết tắt: BANIWACO
- Trụ sở chính: Số 57 Ngô Gia Tự, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
- Điện thoại: 02223824369 - Fax: 02223822708
- Website: http://nuocsachbacninh.vn
- Vốn điều lệ đăng ký: 375.493.910.000 (Ba tram bảy mươi lăm tỷ bốn tram