5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sử dụng vốn và huy động vốn
Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh càng chi tiết, toàn diện và đồng bộ thì kế hoạch huy động và sử dụng vốn của Công ty càng có hiệu quả. Có thể xác định một số công việc cần thực hiện khi Công ty lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn như sau:
- Yêu cầu các bộ phận phòng ban của Công ty xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết. Đây là căn cứ để bộ phận tài chính xác định nhu cầu vốn hoạt động của từng bộ phận, từ đó có biện pháp huy động vốn phù hợp nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng dư thừa vốn gây lãng phí không cần thiết nhưng phải đảm bảo không bị thiếu vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
- Trên cơ sở nhu cầu vốn của các bộ phận đã lập, bộ phận tài chính kế toán cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc huy động vốn bao gồm xác định khả năng vốn hiện có, số vốn còn thiếu để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp với chi phí sử dụng vốn thấp nhất và vẫn đảm bảo an toàn tài chính. Cụ thể:
+ Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của mình, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu vì đây là nguồn vốn bên trong nên Công ty có toàn quyền chủ động và có chi phí sử dụng vốn thấp.
+ Căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn của các dự án sẽ triển khai trong các năm tiếp theo, Công ty cần cân đối với nguồn vốn chủ sở hữu với nhu cầu vốn để có những biện pháp tìm nguồn tài trợ dài hạn như vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành cổ phiếu. Đồng thời cần tiếp tục phát huy hình thức của thuê tài chính trong việc đầu tư TSCĐ.
+ Với đặc thù của ngành nên nhu cầu VCĐ trong những năm tới của Công ty là rất lớn để tài trợ cho TSCĐ và thực hiện các dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà Công ty đã lập kế hoạch, việc cân đối sử dụng vốn chủ sở hữu và tìm nguồn tài trợ dài hạn là nhiệm vụ bắt buộc. Từ đó giúp công ty chủ động huy động nguồn vốn, đặc biện là vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài công ty để tài trợ cho TSDH, tránh tình trạng thiếu vốn dài hạn phải sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư hoặc dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư và ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Tăng cường huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu trước mắt về vốn lưu động (VLĐ); tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp...Việc sử dụng nguồn vốn này sẽ giúp Công ty có thể bổ sung nhu cầu VLĐ đồng thời giảm đáng kể chi phí huy động vốn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở kế hoạch huy động vốn, Công ty cần chủ động và linh hoạt trong việc phân phối và sử dụng vốn sao cho hiệu quả vì mỗi đồng vốn Công ty huy động đều có chi phí sử dụng vốn nhất định đồng thời phân phối, sử dụng vốn không hợp lý sẽ gây lãng phí vốn, nguy cơ gặp rủi ro trong thanh toán và ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đơn vị mình. Dựa trên các kế hoạch chi tiết của các bộ phận đồng thời xem xét sự biến động, rủi ro của thị trường để đưa ra quyết định phân bổ vốn cả về mặt lượng và thời gian sử dụng vốn cho từng bộ phận sử dụng. Đồng thời với đặc thù hoạt động của ngành đòi hỏi Công ty cần phải có kế hoạch quản lý phân bổ hợp ý nguồn vốn dựa trên chiến lược phát triển bền vững. Từ kế hoạch tổng thể Công ty cần lập kế hoạch chi tiết. Để làm được điều này không thật sự đơn giản vì nó đòi hỏi phải dựa vào tình hình hoạt động của các năm trước cũng như khả năng và tiềm lực của Công ty trong giai đoạn tiếp theo để có thể xây dựng được một kế hoạch chi tiết cụ thể, chính xác và phù hợp.
- Lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng nguồn vốn là công việc khó khăn và phù thuộc vào trình độ, kinh nghiệm quản lý, tầm nhìn xa của Ban lãnh đạo Công ty, sự cố gắng của CBCNV đồng thời nó cũng phụ thuộc vào yếu tố khách quan như tình hình biến động của thị trường, sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước... Trên thực tế vốn của các doanh nghiệp luôn có sự biến động giữa các thời điểm trong năm, do đó thực hiện huy động và phân phối vốn trên cơ sở kế hoạch đề ra Công ty cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự điều chỉnh linh hoạt với những thay đổi không được báo trước.
Lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả SXKD của Công ty. Do đó Công ty cần chú trọng
công tác này để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình tài chính và sự phát triển bền vững của Công ty trong thời gian sắp tới