5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Phân tích tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn
3.2.2.1. Đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh
Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch; khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, sản xuất và các nhu cầu khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đồng thời quản lý các dự án đầu tư phát triển cấp nước, các hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh,… Triển vọng của Công ty trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn. Do vậy, trong giai đoạn 2015 - 2017, Công ty Cổ
phần nước sạch Bắc Ninh đứng trước một quyết định đầu tư đòi hỏi phải cân nhắc về khía cạnh vốn, phải xem xét dòng tiền ra, dòng tiền vào để đánh giá cơ hội đầu tư. Đó là quá trình hoạch định, dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.
Trong những năm qua, Công ty không ngừng mở rộng đầu tư các dự án mới nhằm phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty. Việc huy động nguồn vốn khá thuận lợi, Công ty đã hoàn thành xong dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước tại thành phố Bắc Ninh và các huyện trên (trong đó đầu tư nâng công suất các nhà máy nước, công suất khai thác các hồ chứa nước) ổn định nguồn nước sạch cung cấp cho thị trường tiềm năng có nhu cầu sử dụng nước cao nhất trên địa bàn tỉnh.
Việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư và lập kế hoạch kinh doanh do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng hợp tác tham gia thực hiện. Phòng Tài vụ đã phối hợp với phòng Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật thực hiện các công việc:
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công tác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc lập kế hoạch sản xuất được lập dựa trên tất cả các thông tin, số liệu dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai và tiềm lực sản xuất có thể đáp ứng của Công ty như số lượng- trình độ lao động, công suất máy móc, thiết bị, lường trước những rủi ro có thể xảy ra…
+ Kiểm tra và hoàn tất các thủ tục về đầu tư XDCB đối với các dự án của Công ty, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty về hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư theo quy định của nhà nước và pháp luật.
+ Tổ chức kiểm tra chất lượng hồ sơ và chất lượng thi công xây lắp các công trình do Công ty thi công hoặc làm chủ đầu tư; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty về trình tự thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thông qua các phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, đánh giá giá trị hiện tại thuần, tỷ suất lợi nhuận bình quân đầu tư vốn…
Việc lựa chọn dự án đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh còn phải phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài của Công ty. Kế hoạch kinh doanh sau khi được lập sẽ được trình Ban giám đốc xem xét, điều chỉnh, và phải được Hội đồng quản trị thông qua.
Việc lập kế hoạch sản xuất mới chỉ được Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh thực hiện rất chi tiết và chặt chẽ từ sau cổ phần hóa. Kế hoạch sản xuất được lập đối với từng nhà máy, từng bộ phận và được lập định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng.
3.2.2.2. Xác định nhu cầu vốn, huy động các nguồn vốn
Đội ngũ quản lý của Công ty đã xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của đơn vị trong kỳ, bao gồm cả vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó đã tổ chức huy động vốn kịp thời, đủ, với hình thức và phương pháp huy động thích hợp với tình hình của kinh doanh của Công ty. Trong các năm qua nhờ có chính sách đầu tư mạnh mẽ của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, của Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh độ phủ nước sạch trên địa bàn tỉnh ngày càng cao (cụ thể năm 2015, 2016, 2017 độ phủ nước sạch trên địa bàn tỉnh cả khu vực ven đô tăng từ 80%, 82% lên 85%).
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt, Công ty xác định nhu cầu vốn cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động, thực hiện kế hoạch đã đặt ra, Công ty chủ động huy động vốn thông qua vay vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc với hạn mức tín dụng 40 tỷ đồng với mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất 6,1%/năm với tài sản thế chấp là các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn của Công ty.
Ngoài ra, ngày 16/12/2009, Công ty ký hiệp định vay lại với Bộ Tài chính với mục đích để bổ sung dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị thị trấn Chờ, huyện Yên Phong; thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình trị giá 55 tỷ đồng. Theo đó, Công ty sẽ hoàn trả cho Bộ Tài chính số nợ gốc trong vòng 20 năm trong đó có 3 năm ân hạn. Như vậy, Công ty thực hiện hoàn trả các khoản vay theo 34 bán niên bằng nhau vào ngày 1/6 và 1/12 hằng năm. Lãi vay được miễn trong thời gian ân hạn, sau đó trả với lãi suất 3%/năm.
Thông qua các hệ số tự tài trợ, chúng ta có thể đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty:
Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá khả năng tự tài trợ của Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh năm 2015-2017
Chỉ tiêu Đơn vị
Vốn chủ sở hữu triệu đồng 147,380 192,205 383,068 Tài sản cố định triệu đồng 176,838 235,115 324,352 Tài sản dài hạn triệu đồng 191,175 249,949 328,037 Tổng nguồn vốn triệu đồng 241,231 472,309 577,231 Hệ số tự tài trợ 0.61 0.41 0.66 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 0.77 0.77 1.17 Hệ số tự tài trợ TSCĐ 0.83 0.82 1.18
(Nguồn: “Báo cáo Tài chính năm 2015-2017)
Hệ số tự tài trợ của Công năm 2015là 0,61; nhưng lại giảm xuống còn 0.41 vào năm 2016. Đến năm 2017, hệ số này tang lên đến 0.66. Như vậy, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp khá tốt, mức độ độc lập tài chính ở mức khá, không quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài. Công ty đang sử dụng chiến lược đòn bẩy tài chính, bỏ ra một chi phí cố định (chi phí lãi vay) để có được nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư, mua sắm tài sản, phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này một mặt giúp Công ty mở rộng sản xuất, nâng cao doanh thu, gia tăng lợi nhuận, một mặt làm tăng chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận sau thuế và lãi vay, gây áp lực thanh toán các khoản nợ. Đòn bẩy tài chính chỉ phát huy tác dụng to lớn khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt, thu được lợi nhuận cao. Đòn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng mức lợi nhuận cho Công ty theo cấp số cộng nhưng cũng làm gia tăng rủi ro theo cấp số nhân. Công ty cần lường trước những rủi ro có thể gặp phải để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục hậu quả.
Do đặc thù là công ty xây dựng, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của công ty. Tài sản cố định chiếm trên 90% tài sản dài hạn, cụ thể, năm 2015 là 93% tổng tài sản dài hạn. Sang năm 2016, tỷ lệ này lại ở mức 94% và mức 99% năm 2017. Hệ số tự tài trợ TSCĐ trong giai đoạn 2015-2017 lần lượt là 0,83; 0,82; 1,18. Hệ số này phản ảnh tỷ lệ TSCĐ được đầu tư bằng VCSH. Như vậy Công ty có khả năng tự chủ tài chính khá vững vàng.
3.2.2.3. Tổ chức sử dụng số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
chi phí cần thiết. Ngoài ra tiền mặt còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán được. Thông qua việc quản trị tiền mặt nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán và quan trọng hơn là tối đa hoá ngân quỹ hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái, tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời.
Công ty đã xây dựng được quy chế chi tiêu cụ thể, tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các hoạt động thu - chi đều được ghi chép chi tiết, đầy đủ, kịp thời theo nguyên tắc, chế độ hệ thống kế toán Việt Nam. Các khoản chi phải đảm bảo đúng quy chế, đúng nguyên tắc, có sự phê duyệt của cấp trên theo đúng quy trình Công ty đã xây dựng. Công ty đang thực hiện khá tốt việc cắt giảm chi tiêu, đàm phán giảm giá nguyên vật liệu đầu vào, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giao kế hoạch sản xuất tới từng nhà máy, từng bộ phận, thậm chí từng cá nhân nhằm gắn trách nhiệm, nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Các chi phí được tập hợp theo từng Nhà máy, từng bộ phận, phân loại theo các yếu tố sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công, công cu dụng cụ, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, thuế, phí, lệ phí…) nhằm theo dõi chặt chẽ chi phí theo yếu tố. Thường xuyên so sánh mức thực hiện và kế hoạch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đến nay, công tác quản lý chi tại Công ty tương đối tốt.
Bảng 3.4: Tình hình biến động các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh năm 2015-2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2016/2015
+/- 2017
2017/2016 +/-
Các khoản phải thu ngắn hạn 21.059 15.872 (5.187) 63.856 47.984 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 6.870 8.479 1.609 16.754 8.275 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 0 0 0 43.218 43.218 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 9.699 5.699 (4.000) 2.203 (3.496) 6. Các khoản phải thu ngắn hạn khác 4.599 1.804 (2.795) 1.681 (123) 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -109 -109 0 0 109
(Nguồn: Báo cáo Tài chính năm 2015-2017)
Từ bảng trên, có thể thấy tổng chỉ tiêu phải thu ngắn hạn của Công ty biến động không ổn định qua các năm, giảm dần từ 2015 đến 2016 nhưng lại tăng đột biến vào năm 2017. Tuy tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn nhỏ hơn tỷ trọng Tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản ngắn hạn tức là doanh nghiệp vẫn duy trì khả năng thanh toán tốt nhưng việc tăng nợ phải thu vào năm 2017 đi liền với giảm Tiền và các khoản tương đương tiền khiến rủi ro tín dụng tăng lên. Doanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh để tình hình tài sản ngắn hạn trở về xu hướng tăng dần tiền mặt và giảm các khoản phải thu ngắn hạn.
Thêm vào đó, việc trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi không được tiến hành thường xuyên mà chỉ được thực hiện vào năm 2015 và 2016. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng việc giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể gặp phải trong tương lai khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Doanh nghiệp cần cải thiện thiếu sót này để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Bảng 3.5: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh năm 2015-2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2,57 1,69 2,97 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 2,79 3,59 2,48 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,98 1,06 4,04 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,83 0,90 2,72
(Nguồn: “Báo cáo Tài chính năm 2015-2017)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty có xu hướng tăng ổn định giảm dần từ năm 2015 đến năm 2016 và tăng vào năm 2017. Hệ số luôn > 1 cho thấy với tổng số tài sản hiện có, công ty vẫn bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty năm 2015 là 2,79 tăng dần vào năm 2016 là 3,59 và giảm xuống còn 2,48 vào năm 2017. Chỉ tiêu này tăng giảm không đồng đều qua các năm do sự tăng giảm không đồng đều của Nợ dài hạn và Tài sản dài hạn. Tuy nhiên hệ số vẫn luôn lớn hơn 1 và ở mức cao cho thấy công ty vẫn luôn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giảm từ 2015 đến năm 2016 nhưng tăng mạnh trở lại vào năm 2017. Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa TSNH và Nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu > 1 cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang ở trạng thái rất tốt. Tuy nhiên chỉ tiêu này lên đến 4,04 vào năm 2017 cho thấy doanh nghiệp đang bị ứ đọng tiền do vừa hoàn thành cổ phần hóa mà chưa có biện pháp sử dụng kịp thời. Doanh nghiệp cần có biện pháp sớm đưa TSNH vào sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn.
Hệ số khả năng tức thời: Nhìn vào bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán, năm 2015 là 83%. Năm 2016, Công ty có thể thanh toán 90% nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Đặc biệt đến năm 2017, tỷ lệ này tặng mạnh lên 272%. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Có thể thấy công ty đã có kế hoạch quản lý, đầu tư chặt chẽ, đưa các khoản
tiền và tương đương tiền này vào mục đích đầu tư mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp với việc hệ số tăng dần qua các năm, tuy nhiên năm 2017 với lượng tiền tồn dư lớn làm giảm khả năng sinh lời.
3.2.2.3. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Việc phân phối lợi nhuận của Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc:
- Nguyên tắc lợi nhuận đã thực hiện: Công ty phân phối lợi nhuận đã làm ra chứ không phải lợi nhuận kế hoạch. Việc phân chia lợi nhuận được quyết định vào đầu năm sau dựa trên lợi nhuận thực tế thu được của năm trước trong cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông. Điều này tránh trường hợp các cổ đông đòi hỏi tạm ứng cổ tức cả năm, trong khi lợi nhuận chưa được thực hiện.
- Nguyên tắc lợi nhuận ròng: Công ty chỉ thực hiện phân chia lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà nước.
- Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: Công ty cân nhắc khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và khả năng thanh toán cho các cổ đông khi quyết định chính sách phân phối lợi nhuận mỗi năm bởi lợi nhuận thu được không có nghĩa là có tiền, một phần lợi nhuận thu được dựa trên những khoản nợ phải thu của khách hàng.
- Nguyên tắc phân phối lợi nhuận đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: Công ty luôn cân nhắc đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên liên quan để hạn chế sự xung đột, góp phần tạo động lực cho sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chính sách phân phối lợi nhuận được Hội đồng quản trị đề xuất, tuy nhiên phải được sự đồng thuận đại đa số của Đại hội đồng cổ đông thì mới chính thức được thực hiện.
Quỹ khen thưởng, phúc lợi được dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích