Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần nước sạch bắc ninh (Trang 86)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Ngoài những thành tựu đã đạt được ở trên Công ty cũng có những tồn tại cần khắc phục.

- Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ nhất định. Với tỷ lệ này, Công ty sẽ gặp khó khăn trong trích khấu hao ở những năm cuối do năng lực sản xuất TSCĐ giảm dần theo quá trình hoạt động, việc này cũng làm giảm tốc độ thu hồi vốn đầu tư, đổi mới TSCĐ.

- Phân bổ nguồn vốn của Công ty chưa thực sự hợp lý, cơ cấu nguồn tài trợ chưa phù hợp với cơ cấu tài sản của Công ty trong thời gian qua. Kế hoạch huy động, phân bổ, sử dụng vốn kinh doanh còn chưa sát với thực tế, gây lãng phí vốn.

- Hiệu quả sử dụng VLĐ rất thấp làm cho hiệu quả sử dụng vốn chung thấp. Tỷ suất lợi nhuận không cao và có xu hướng giảm, ROE là 0,017 vào các năm 2015 và 2016, tuy có tăng lên 0,038 vào năm 2017 nhưng vẫn ở mức thấp.

- Tình hình sản xuất kinh doanh không mấy khả quan khi doanh thu và lợi nhuận không tương xứng với số vốn bỏ ra.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Việc thực hiện công tác hợp đồng trong đấu thầu nhà nước chưa có cơ chế chính sách ưu tiên trong nước nên nhiều Công ty nước ngoài trúng thầu do có cơ sở vật chất hiện đại hơn, và từ đó các Công ty này lại thuê các Công ty trong nước thực hiện nên lãi suất làm thầu phụ, lợi nhuận không cao.

+ Áp lực và lưu lượng nước chưa phù hợp tại các khu vực, người dân có thể sử dụng nước từ nhiều nguồn khiến nhiều vùng tuy được đầu tư hệ thống cấp nước nhưng lưu lượng sử dụng chưa tương xứng với công suất khiến doanh thu nước sạch không không được đảm bảo.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác kế toán chưa thực sự cập nhật theo chuẩn mực kế toán mới, vẫn đi theo lối mòn cũ.

+ Công tác quản lý sử dụng vốn cũng như quản lý cấp nước còn kém, chi phí đầu tư công trình cao.

+ Khả năng lập kế hoạch, phân tích và dự báo trong quản lý sử dụng vốn, thu hồi vốn trong bán hàng còn kém là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty.

+ Chất lượng cung cấp nước chưa cao, nhiều vùng chất lượng nước sạch không cao hơn chất lượng nước từ các nguồn khác như nước giếng khoan, nước mưa.

Bên cạnh đó, chưa có biện pháp làm tốt khâu dịch vụ khách hàng khiến người dân nhận thức không đúng và đầy đủ về chất lượng nước của Công ty.

+ Khả năng cung cấp nước tại các đô thị vào giờ cao điểm trong các mùa cao điểm còn hạn chế.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH BẮC NINH 4.1. Định hướng của Công ty

4.1.1. Định hướng chung

* Phát triển nguồn nhân lực:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và mở rộng kiến thức ở các lĩnh vực khác liên quan nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu phát triển của Công ty đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

- Đầu tư có trọng điểm cho công tác đào tạo các kỹ sư, cán bộ quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ nhân sự lành nghề. Hằng năm, tổ chức tuyển chọn cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị tốt cử đi đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Tiếp tục cải thiện chế độ tiên lương, thu nhập của cán bộ công nhân viên theo hướng phát huy năng lực, trí tuệ, kinh nghiệp và hiệu quả công tác, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với người lao động có trình độ cao, hiệu suất công tác cao nhằm tọa sự gắn bố lâu dài với công ty, động viên người lao động nỗ lực hơn trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thực hiện chính sách luân chuyển, bổ nhiệm và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kế cận.

* Phát triển thương hiệu:

Tập trung phát huy nguồn lực đầu tư vào các công nghệ mới, tiên tiến áp dụng vào Việt Nam để cao hướng đi riêng trong lĩnh vực ngành nghề chính đồng thời khẳng định thương hiệu của công ty.

- Quảng bá hình ảnh Công ty qua sự hợp tác với các cơ quan truyền thông, báo chí, các tổ chức xã hội... nêu cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên toàn công ty về xây dựng và bảo vệ hình ảnh, thương hiệu nước sạch Bắc Ninh.

* Nâng cao năng lực thi công xây lắp chuyên ngành:

Song song với lĩnh vực sản xuất cấp nước là lĩnh vực chiến lược mũi nhọn, Công ty cũng tiếp tục tăng cường năng lực, phát triển mở rộng thị phần trong lĩnh vực thiết

kế, thi công các công tình cấp nước, tăng doanh thu trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng công trình.

* Tập trung đầu tư cho phát triển nguồn:

Nâng công suất khai thác và xử lý nước cấp tại các Nhà máy cấp nước để chủ động đáp ứng nhu cầu dùng nước tăng thêm của khách hàng hiện có, đồng thời cấp nguồn nước cho các khách hàng tại các khu vực mới.

* Tập trung đầu tư phát triển mạng:

Mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống cấp nước công ty đang quản lý (mạng lưới đường ống cấp nước truyền tải, phân phối, địch vụ), phù hợp với quy hoạch cấp nước của tỉnh Bắc Ninh

4.1.2. Định hướng trong quản lý sử dụng vốn

* Chú trọng công tác đánh giá, lựa chọn và ra quyết định đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh:

Việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng hợp tác thực hiện. Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần phải xem xét là hiệu quả chủ yếu của tài chính tức là xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro có thể gặp phải và khả năng có thể thu lợi nhuận, khả năng thực hiện dự án. Cải thiện việc phân tích lựa chọn, đánh giá các dự án tối ưu, các dự án có mức sinh lời cao, xem xét việc bỏ vốn thực hiện dự án đầu tư

* Công tác xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn:

Xác định các nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt động của Công ty ở trong kỳ và điều quan trọng là phải tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để đi đến việc quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn.

* Công tác phân bổ vốn, kiểm soát thu chi:

Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi bán hàng và các khoản thu khác, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh

nghiệp. Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán. Mặt khác, cũng cần xác định rõ các khoản chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, xác định các khoản chi phí nào là chi phí cho hoạt động kinh doanh và những chi phí thuộc về các hoạt động khác. Những chi phí vượt quá định mức quy định hay những chi phí thuộc về các ngành kinh phí khác tài trợ, không được tính là chi phí hoạt động kinh doanh.

* Chính sách phân phối lợi nhuận doanh nghiệp, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty:

Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của Công ty nhằm góp phần phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống của công nhân viên chức. Đặc biệt quan tâm đến mục tiêu của hoạt động kinh doanh là Lợi nhuận vì nó liên quan đến sự tồn tại, phát triển mở rộng của Công ty. Xây dựng các phương pháp tối ưu trong việc phân chia lợi tức doanh nghiệp và xác định tỷ lệ và hình thức các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.

* Công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp và phân tích tài chính:

Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty, qua đó đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, tiền vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về sản xuất và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn và mọi nguồn tài chính của được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

* Công tác dự kiến và lập kế hoạch vốn và phân tích tài chính:

Các hoạt động tài chính của Công ty cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tài chính là công cụ cần thiết

giúp cho Công ty có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình ra quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của Công ty.

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh ty Cổ phần nước sạch Bắc Ninh

Lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp là tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước có từng bước giải quyết những khoản nợ tồn đọng, thanh lý máy móc thiết bị cũ lạc hậu, xử lý các khoản thu lỗ từ năm trước đồng thời, ghi tăng giảm nguồn vốn kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý tổ chức, đảm bảo thực trạng tình hình tổ chức tài chính của doanh nghiệp. Nếu coi việc huy động vốn là điều kiện cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện đủ cho sự tồn tại và phát triển. Qua thực tế xem xét tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch trong thời gian qua cho thấy: Mặc dù còn nhiều khó khăn song bằng nỗ lực của cán bộ lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên trong những năm quả hiệu quả sản xuất kinh doanh đã đạt được bước tăng trưởng khả quan, doanh thu ổn định hàng năm, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, Công ty làm ăn luôn có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Công ty mà cụ thể là phân tích quá trình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh thì Công ty còn có những vướng mắc, yếu kém trong việc quản lý sử dụng hợp lý đồng vốn. Do đó, Công ty cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với nhận thức đó, Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.

4.2.1. Cải thiện phương pháp khấu hao TSCĐ

Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tái đầu tư TSCĐ được thông suốt.

Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ nhất định. Với tỷ lệ này, Công ty sẽ gặp khó khăn trong trích khấu hao ở những năm cuối do năng lực sản xuất TSCĐ giảm dần theo quá trình hoạt động, việc này cũng làm giảm tốc độ thu hồi vốn đầu tư, đổi mới TSCĐ.

Điều này không thực sự phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khoa học phát triển mạnh mẽ, giá cả biến động mạnh, TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Do đó, để đảm bảo có quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư TSCĐ, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất thì trong công tác khấu hao TSCĐ cần tính đên các yếu tố như phát triển khoa học kỹ thuật, giá cả biến động,…

Trong phần này tôi mạnh dạn đưa ra một phương pháp khấu hao mới cho Công ty, đó là phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ giảm dần.

- Cơ sở của phương pháp

Phương pháp tính khấu hao theo tỷ lệ giảm dần dựa trên các cơ sở khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình, trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất).

Trên thị trường, giá cả luôn luôn biến động và nó có thể làm giảm giá của tài sản trong thời gian sử dụng. Để hạn chế ảnh hưởng của biến động giá cả tới giá của TSCĐ cần tiến hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn đồng thời phù hợp với thực tế làm việc của máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian.

Áp dụng phương pháp khấu hao này, trong những năm đầu giá thành sản phẩm sẽ cao hơn làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Song với sự linh động, Công ty có thể sử dụng quỹ khấu hao vào các mục đích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nội dung phương pháp:

Theo phương pháp này, tính khấu hao hàng năm dựa vào tỷ lệ khấu hao luỹ thoái giảm dần với nguyên giá TSCĐ

Tỷ lệ khâu hao giảm dần được xác định theo công thức sau:

) 1 T ( T ) 1 t T ( 2 TKT      

Trong đó:

TKT: là tỷ lệ khấu hao năm thứ t

T : là tổng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị t : là năm trích khấu hao (t = 1 đến T)

Ví dụ: Một máy có nguyên giá là 42 triêu đồng thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng phương pháp trên ta có tỷ lệ và mức tính khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau:

Năm thứ nhất T = 6, t=1 thay vào công thức ta có:

21 6 42 12 ) 1 6 ( 6 ) 1 1 6 ( 2 TKT        

Năm thứ hai T = 6, t=2 thay vào công thức ta có:

21 5 42 10 ) 1 6 ( 6 ) 1 2 6 ( 2 TKT        

Tính tương tự cho các năm còn lại ta thu được kết quả như sau:

Bảng 4.1: Bảng trích khấu hao TSCĐ theo Phương pháp tỷ lệ khấu hao giảm dần

Năm trích 1 2 3 4 5 6 Tổng

Tỷ lệ khấu hao 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21

Mức trích 12 10 8 6 4 2 42

Do việc mua sắm TSCĐ của Công ty tại các thời điểm là khác nhau, do vậy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần nước sạch bắc ninh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)