Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần nước sạch bắc ninh (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

- Phải có các chương trình đầu tư, phát triển hạ tầng đồng bộ, theo đúng quy hoạch, tránh chồng chéo trong quy hoạch phát triển giữa các công trình điện, nước, bưu chính viễn thông…

- Để đảm bảo cho việc vệ sinh nguồn nước và lượng nước cung cấp cho sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn cho các công trình cấp nước đã đang và sẽ được triển khai, cần phải ban hành qui định về khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước, có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với việc sử dụng nước trái phép.

- Luật Đấu thầu đã được ban hành nhưng thi hành không nghiêm, đấu thầu trong nước dựa nhiều vào quan hệ chứ không dựa vào năng lực.

- Công tác thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với các báo cáo tài chính nhiều khi còn mang tính áp đặt mà không căn cứ vào thực tế.

- Có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay bằng cách hỗ trợ về lãi suất, hỗ trợ về thuế…

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong việc xét duyệt các dự án đầu tư, mất thời gian do vậy làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.

- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư

nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần nước sạch bắc ninh (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)