Đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần nước sạch bắc ninh (Trang 96 - 99)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng VLĐ có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nhưng qua phân tích ở chương 3, ta thấy số vòng luân chuyển VLĐ còn rất thấp, cao nhất chỉ được 1,48 vòng mà số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ là rất lớn, lên đến 243 ngày. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ rất thấp làm cho hiệu quả sử dụng vốn chung thấp. Để cải thiện vấn đề này, ta cần chú ý đến cải thiện trong cả 3 khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông:

- Trong khâu dự trữ, công ty đã và đang làm tốt việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, khắc phục tình trạng ứ đọng nguyên vật liệu.

- Trong khâu sản xuất, cần tập trung chủ yếu vào giảm chi phí vật tư để giảm nhu cầu VLĐ, như vậy với số lượng VLĐ ít mà vẫn tạo ra mức doanh thu tương đương hay tăng khả năng tạo doanh thu của một đồng VLĐ tăng lên. Để làm được điều đó:

+ Đối với các NVL phụ, nếu có thể sử dụng linh hoạt các loại NVL thay thế cho nhau mà vẫn có cùng tính năng, tác dụng từ đó lựa chọn các NVL rẻ hơn. Các kỹ sư thiết kế công trình cần có sự sáng tạo, ham học hỏi, cập nhạt thông tin để đưa vào bản thiết kế những NVL giá rẻ mà vẫn phù hợp với công trình, tiết kiệm chi phí đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, tiết kiệm nguyên vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, muốn vậy phải có một định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý.

+ Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm các nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của sao cho chi phí trong việc ký kết hợp đồng, vận chuyển bốc dỡ là tiết kiệm nhất. Tuy nhiên ta có thể lựa chọn nhà cung ứng đem lại nhiều ưu đãi cho Công ty.

+ Bảo quản tốt các nguyên vật liệu để giảm thiểu các chi phí phát sinh tránh hao hụt.

- Trong khâu lưu thông

VLĐ trong khâu lưu thông chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số vốn lưu động cụ thể năm 2015 là 42,1%; cá biệt năm 2016 là 7,1%; năm 2017 lại lên đến 25,6%. Như vậy,

nguồn VLĐ của Công ty bị ứ đọng trong khâu lưu thông rất lớn, lượng vốn này không những không sinh lãi mà còn làm vòng quay của VLĐ lớn nên việc đưa ra giải pháp đẩy nhanh tốc độ thanh toán công nợ phải thu là rất cần thiết, nó góp phần làm giảm số vốn bị chiếm dụng của Công ty tránh tình trạng rủi ro trong kinh doanh, thu hồi vốn nhanh đảm bảo khả năng tài chính cho Công ty. Đối với vấn đề này Công ty cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Trước khi ký kết hợp đồng tham gia đấu thầu xây dựng một công trình, Công ty cần tìm hiểu nguồn vốn cấp cho công trình đó có đảm bảo không.

+ Nếu vốn đầu tư do một cá nhân hay tổ chức bỏ ra, Công ty cần xem xét tình hình tài chính và khả năng thanh toán của các chủ công trình thông qua:

Báo cáo tài chính: Công ty có thể đề nghị bên A cung cấp thông tin tài chính như là bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh và xem xét các chỉ tiêu tài chính của họ như tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thanh toán,… để đánh giá khả năng cung ứng công trình của họ.

Ngân hàng: Công ty có thể tham khảo tình hình tài chính của bên A thông qua ngân hàng bên A đặt tài khoản. Ngân hàng thường phải điều tra về tình hình tài chính và khả năng thanh toán, thế chấp của mỗi doanh nghiệp trước khi cho vay.

+ Nếu vốn đầu tư do Nhà nước cấp hay do một tổ chức nước ngoài cung ứng, Công ty cần tìm hiểu quyết định cấp vốn và các khâu cấp vốn thông qua đó Công ty tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất, hạn chế qua các khâu trung gian làm phát sinh những khoản chi phí không đáng có.

Trong hợp đồng xây dựng phải có thoả thuận rõ các điểm thời gian nghiệm thu, thanh toán theo tiến độ công trình, thời gian thanh toán hoàn tất, đồng thời qui định cả mức phạt khi thanh toán chậm so với hợp đồng (thông thường mức phạt này là từ 5 - 10%).

Trong thi công nếu cùng một lúc thi công nhiều công trình thì nên tập trung dứt điểm những công trình có khả năng thanh toán nhanh đông thời vẫn đảm bảo tiến độ thi công những công trình còn lại. Sau khi thi công xong cần nhanh chóng bàn giao công trình cho chủ đầu tư, tiến hành kiểm nghiệm, nghiệm thu công trình và yêu cầu chủ đầu tư thanh toán để nhanh chóng thu hồi vốn.

Công ty nên sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian để theo dõi và có biện pháp thu nợ khi đến hạn. Kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu ở các đơn vị nội bộ vì đây cũng là một khoản phải thu khá lớn. Đối với các khoản nợ hiện nay Công ty có thể thu hồi nợ bằng cách:

Áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt: Tức là cho phép đối tác có thể thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật như nguyên vật liệu, máy móc,… hình thức này thực tế là chủ đầu tư công trình có khi thiếu tiền nhưng họ có nguyên vật liệu, máy móc mà Công ty cần thiết để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu Công ty sử dụng hình thức này thì sẽ tăng được tốc độ thu hồi nợ, giảm tiền trả lãi vay. Ngoài ra nếu thu nợ bằng nguyên vật liệu thì có thể giảm được các chi phí như: Mua hàng, vận chuyển,lưu trữ, bảo quản. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này Công ty cần chú ý không thể vì muốn thu hồi nợ mà chấp nhận những nguyên vật liệu máy móc thiết bị hư hỏng, kém phẩm chất.

Công ty có thể thu hồi vốn bằng cách bán nợ: để tăng tốc độ thu hồi vốn đối với những khoản nợ khó đòi, Công ty có thể bán nợ cho một tổ chức thứ ba (có thể là ngân hàng, tổ chức tín dụng, Công ty tài chính,…). Sau khi việc mua bán hoàn tất thì Công ty sẽ thu được một khoản gần bằng giá trị nợ đã bán, lúc đó Công ty mua nợ sẽ căn cứ vào hoá đơn chứng từ để thu hồi nợ, quan hệ kinh tế lúc đó là quan hệ giữa con nợ với chủ nợ mới (người mua nợ). Tuy nhiên như đã nói ở trên khi thực hiện theo hình thức này Công ty chỉ thu hồi được một khoản ít hơn khoản nợ phải đòi vì Công ty phải mất một phần chi phí nhất định cho việc chuyển rủi ro cho người khác. Khoản chi phí này sẽ làm giảm một phần lợi nhuận của Công ty, nhưng nếu so sánh giữa khoản chi phí đó và khoản mà Công ty phải trả lãi vay cho ngân hàng, rủi ro nếu không thu được nợ hoặc kéo dài thời gian thu nợ thì nên bán những khoản nợ khó đòi nhằm thu hồi vốn, giảm nhu cầu VLĐ từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Tổng hợp sự ảnh hưởng của cả ba khâu: Dự trữ, sản xuất và lưu thông nếu Công ty thực hiện các giải pháp ở ba khâu thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động chắc chắn được nâng cao dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần nước sạch bắc ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)