Phân loại cảm hứng nghệ thuật trong văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Phân loại cảm hứng nghệ thuật trong văn học

26

Dựa trên nghiên cứu lí thuyết cũng như dựa trên thực tiễn đời sống sáng tạo của văn chương, các nhà nghiên cứu – lí luận – phê bình văn học đã chỉ ra một số kiểu loại cảm hứng nghệ thuật chủ yếu. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) thì cảm hứng chủ đạo của tác phẩm văn học có thể phân loại thành một số kiểu loại sau: Anh hùng; Cảm thương; Lãng mạn; Trữ tình; Trào lộng; Châm biếm [17, tr45].

Cảm hứng anh hùng (ngợi ca): được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung; những nhân vật kết tinh sức mạnh, phẩm chất của cộng đồng,... Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm: Tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước; những sự kiện có ý nghĩa lịch sử liên quan đến vận mệnh, sự sống còn của cả cộng đồng. Xây dựng hình tượng: Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cảm hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc... đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí cũng như phẩm chất chung của cả cộng đồng. Số phận cá nhân gắn chặt với số phận cộng đồng. Các vấn đề đời tư hầu như không được đặt ra, nếu có thì cũng chỉ nhằm nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của người anh hùng với cộng đồng (Ví dụ: hi sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung; vượt lên bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu,...). Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu giá trị gợi cảm. Giọng điệu tác phẩm thường mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc... Giọng điệu: Các tác phẩm mang cảm hứng anh hùng ngợi ca luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Khi xây dựng những hình tượng, nhân vật, thường là cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào..Cho nên cảm hứng sử thi thường gắn với cảm hứng lãng

27

mạn. Một số thủ pháp nghệ thuật khác: thủ pháp cường điệu, so sánh, lặp,.. nhằm khắc họa nổi bật đối tượng.

Cảm hứng cảm thương: Ta có thể nói văn học là nhân học, tức là nó có tính nhân văn. Văn học chứa đựng trong nó muôn vàn những tình cảm tốt đẹp giữa con người. Đó chính là tình thương. Nhưng cụ thể hơn, tình thương được thể hiện trong văn học khá sâu sắc và đa chiều. Chúng thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Đó cũng là khi những nhà văn, thi sĩ bộc lộ sự thương cảm xót xa sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh; phê phán gay gắt những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người; hay là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương, thiên nhiên, đất nước. Văn học và tình thương gần như là hai khái niệm không thể tách rời, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn học thể hiện tình thương trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Ấm áp và thiết tha như tình cảm gia đình, cái nôi hình thành nhân phẩm đạo đức của mỗi người.

Cảm hứng lãng mạn: có thể hiểu là vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt đối cái Tôi (thơ Mới), là niềm tin vào một xã hội lí tưởng (truyện lãng mạn) - có tính chất tiêu cực. Cảm hứng lãng mạn còn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá - có tính chất tích cực. Cụ thể là: Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới; Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng; Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể hiện trong nhiều thể loại văn học (thơ, truyện,...).

28

Cảm hứng trữ tình: Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống; hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

Cảm hứng trào lộng, châm biếm: lối văn có tính chất chế giễu để đùa cợt, gây cười; dùng lời văn sắc sảo, sâu cay, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng (cá nhân) và hiện tượng trong xã hội.

Tất nhiên, sự phân chia này chỉ là mang tính chất tương đối, để phục vụ cho việc khảo sát, phân tích, nghiên cứu. Trên thực tế, cảm hứng của con người nói chung và cảm hứng của nhà văn trong tác phẩm văn học nói riêng đều là những trạng thái tình cảm thẩm mĩ phức hợp, đan quyện hài hòa, không có sự phân chia tách bạch một cách rõ ràng. Việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng rất cần lưu ý và dựa vào đặc thù này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)