Cảm hứng về con người và đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 46 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Cảm hứng về con người và đời sống

2.2.2.1. Thân phận con người làng quê

Đã từ lâu đời, văn hóa và văn minh của người Việt Nam gắn liền với làng quê. Đó là không gian sống, làm việc, lớn lên và trưởng thành, sinh cơ

41

lập nghiệp, quần tụ gia đình anh em họ mạc hàng xóm láng giềng, ra đi rồi trở về… Trong bất kì mỗi người Việt Nam đều có bản quán từ một làng quê, mang trong tâm hồn mình một làng quê, cả đời dù làm gì ở đâu cũng hướng về một làng quê của mình.

Cuộc sống phát triển, làng quê Việt Nam ngày nay đã đổi khác. Người nông dân được làm chủ cuộc sống của mình, và cái khung cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hầu như chỉ còn là quá vãng. Hơn thế nữa, lớp con cháu nay được học hành đến nơi đến chốn, rồi được chắp cánh để bay đi khắp phương trời Tổ quốc. Họ sinh cơ lập nghiệp ở muôn nơi. Họ làm giàu cho bản thân mình và góp phần làm giàu đất nước. Dù ở nơi xa, họ vẫn gắn bó với quê hương, hình bóng của cổng làng vẫn in đậm trong tâm trí mỗi người.

Tuy nhiên, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, rồi nơi định cư của làng đã mở rộng, mà cổng làng cũng có nhiều đổi thay. Một số cổng làng được tôn tạo, giữ nguyên quy mô, đường nét cổ truyền. Một số cổng làng được xây mới, hiện đại hơn, bề thế hơn. Nhưng cũng có những cổng làng đổ nát, phó mặc cho nắng mưa, thậm chí có cổng làng không còn dấu vết; và người làng như thiếu đi một mắt xích trên chiếc cầu nối với quá khứ, với nét văn hóa riêng của cộng đồng.

Đối với các nhà văn nhà thơ và nghệ sĩ, làng quê luôn là một đề tài rộng lớn, hấp dẫn, đầy vẫy gọi sáng tạo. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài này để lại dấu ấn đậm nét cho độc giả và người thưởng thức. Khi nhà văn Nguyễn Hữu Quý tiếp tục đi vào đề tài này trong tản văn của mình, có thể coi đó là một khó khăn bởi sự quen thuộc, sự “trùng lặp” với những người đi trước. Tuy nhiên, tác giả đã rất ý thức về việc tránh lặp lại này, để tìm ra cho mình một con đường riêng, một cách tiếp cận và góc nhìn riêng. Tản văn Nguyễn Hữu Quý không mô tả hay kể chuyện về cảnh

42

quan, không gian làng quê, mà tác giả đi sâu vào vấn đề thân phận con người làng quê.

Nhà văn lấy ngay câu chuyện trong gia đình mình, về ông bà cô bác nhà mình để nói lên tiếng nói xót xa thương cảm trước những phận người làng quê nhỏ bé, quanh năm sống trong gian khó nghèo khổ. Ám ảnh nhất là những trận đói lịch sử cướp đi mạng sống bao dân làng: “Ông bà tôi sinh được sáu bảy người con gì đó nhưng thời điểm này chỉ có hai o và ba tôi còn sống. Ông nội bị chết đói năm 1945. Bà ở vậy buôn bán lặt vặt nuôi con. Bà nói: mi có mấy bác, mấy o nữa nhưng mất hồi còn nhỏ” [44,tr40].

Những người dân may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần của những nạn đói kinh hoàng thì sống một cách vất vả, lam lũ, cực nhọc. Dù thế nào họ cũng tảo tần, cần mẫn để bám trụ cuộc sống. Nhà văn thấu hiểu điều đó bởi nó hiện ra ngay từ chính cuộc sống người mẹ của tác giả: “Mẹ, tôi còn nhớ, bụng to bề bề vẫn phải tất tả buôn xuôi bán ngược để nuôi anh em chúng tôi, mặc kệ trên bom dưới đạn. Nhìn chúng tôi, mẹ hay thở dài, tưởng đời mẹ phải chịu chiến tranh giặc giã, ai dè đến đời các con cũng nỏ thoát. Một đôi quang gánh, chiều đi chợ mua cá về kho, sáng mai đem lên mấy làng làm nông lân cận đổi khoai, đổi lúa về. Nhờ thế, mà mẹ bữa cơm bữa cháo nuôi được bốn đứa con để ba tôi rảnh rang lo việc ở trạm y tế xã” [44,tr102].

Không chỉ nhìn ở phía sự vất vả, khốn khó của người dân làng quê, mà nhà văn còn có cái nhìn rất tích cực, lạc quan về họ khi nhận ra cái đáng quý đáng yêu của một cuộc sống đơn sơ, thanh bần, mộc mạc và yên bình: “Mảnh vườn không rộng lắm và cũng đơn sơ, bà và ba tôi chỉ trồng những cây hợp với đất cát pha. Mấy cây phi lao, dân làng tôi gọi là dương, xù xì cao vót vi vu suốt ngày đêm. Dăm cây xoan, quê tôi đặt tên là thầu đâu, đông về buồn phiền nỗi chi mà gầy guộc khẳng khiu trơ trụi lá. Ra giêng, thầu đâu tỉnh giấc trổ lộc đâm chồi, tán lá đầy đặn lăn tăn trong gió xuân, thêm tháng nữa là đơm hoa

43

chi chít. Hoa thầu đâu thơm nhè nhẹ chứ không gắt gao như hoa sữa. Bờ rào mọc thật nhiều tía tô dại. Lá rám, hoa đỏ tía, phả mùi hăng hắc. Mấy cây cà tím, một luống ớt. Những cây bí đỏ bò lang thang. Hoa bắt nắng vàng rực” [44,tr20].

Dù gian khó đến đâu chăng nữa, con người làng quê vẫn luôn sống với nhau một cách thân thương, nghĩa tình. Phải chăng đó chính là cái “giàu có” của người quê. Nhà văn nhớ lại những kỉ niệm ngọt bùi về những củ khoai trồng ở làng mình: “Dắt tôi đi qua cát, mạ nói: chẳng có nơi mô khoai lang bùi như khoai làng miềng. Thương sao thương lạ những củ khoai dỡ ra từ cát luống ven sông Gianh luộc lên bẻ đôi ra bột trắng như nếp và thơm nắc nỏm. Thứ khoai lang luộc ấy phải ăn kèm với canh bầu nấu cá nục mới khỏi bị nghẹn. Dân tôi nói trạng, ăn khoai làng miềng phải ôm cột nhà mà nuốt và nhớ đeo kính râm để tránh bụi bay vào mắt” [44,tr11]. Những hình ảnh “ôm cột nhà mà nuốt” và “đeo kính râm” là những chi tiết nghệ thuật đắt giá mà tác giả đã rất tinh tế lựa chọn và xây dựng để tạo ra ấn tượng nổi bật trong tản văn của mình.

Càng phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách, những người dân quê dường như lại càng gắn kết, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Thế hệ này động viên, khích lệ thế hệ kia, cứ thể sợ dây liên kết tinh thần được nối dài, truyền cho người làng quê niềm tin và sức mạnh để vững bước đi tiếp trong mọi hành trình cuộc sống. Tác giả xúc động kể về cuộc chia tay và những món quà mộc mạc nhỏ bé những chứa chan tình cảm của người thầy giáo già: “Vừa rồi, về Quảng Bình tôi đến thăm thầy. Nhắc lại kỉ niệm xưa, hai thầy trò cười vui vẻ. Thầy ôm chặt tôi: Thầy vẫn đọc của em. Mừng là em đã thực hiện được ước mơ của mình. Hôm chia tay, thầy cùng nhà thơ Hoàng Vũ Thuật tiễn tôi ra ga Đồng Hới. Thầy đưa cho tôi một gói ngô bung và cặp bánh chưng. Quà quê đó em, sạch và lành lắm, mang lên tàu lúc nào đói thì ăn

44

nhé. Giọng thầy rưng rưng. Tôi cũng nghẹn ngào ôm chặt thầy, không nói được câu gì” [44,tr139].

Bằng lối viết lựa chọn và xây dựng những chi tiết nghệ thuật nhỏ nhưng độc đáo ấn tượng để thông qua đó khơi gợi hoặc khái quát thành vấn đề chung, Nguyễn Hữu Quý đã khắc họa nên hình ảnh những con người nơi làng quê.Qua những trang tản văn của Nguyễn Hữu Quý, lần lượt những mảnh ghép số phận con người làng quê được hiện lên, gần gũi và sống động. Đó là những con người mang thân phận nhỏ bé, sống trong sự vất vả gian khổ, nhưng họ vẫn luôn giữ được sự hồn hậu, vô tư, yêu thương gắn bó, họ cứng cỏi và nghĩa tình ngay cả trong tột cùng gian khó. Việc khai thác mảng đề tài những câu chuyện về đời sống người dân làng quê giúp cho tản văn của Nguyễn Hữu Quý vượt qua cái nhè nhẹ nhàn nhạt giao đãi thoáng qua bề ngoài mà nhiều người viết tản văn dễ mắc phải, để đạt đến những trang tản văn sâu sắc, đậm tình, đầy ưu tư trăn trở.

2.2.2.2. Hình tượng người lính cách mạng và người mẹ Việt Nam anh hùng.

Dựng nước và giữ nước là nội dung cơ bản, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam. Kể từ khi hình thành quốc gia, dân tộc đến nay, trải qua hàng ngàn năm, nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ chống lại các thế lực xâm lược, đô hộ để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã sản sinh ra một văn hóa giữ nước Việt Nam. Rồi đến lượt chính văn hóa giữ nước ấy, góp phần quyết định cho lịch sử dựng nước và giữ nước vẫn là dòng chảy liên tục từ quá khứ tới hiện tại và tương lai, giữ cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn.

Giữ nước là hành động văn hóa vì nó mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Đó là hành động bảo vệ quyền sống, quyền bình đẳng, bảo vệ phẩm giá con người, bảo vệ các giá trị văn hóa, văn minh, lòng tự tôn dân tộc, thể diện quốc

45

gia. Đồng thời, giữ nước là chống lại mọi âm mưu và hành động xâm lược, nô dịch, tàn sát, cướp bóc… tức là chống lại cái ác, cái dã man, cái tham lam bất chính, chống lại những gì phản văn hóa, văn minh. Trong những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, rất nhiều anh hùng giải phóng dân tộc và chống giặc ngoại xâm cũng đồng thời là những danh nhân văn hóa, những đại biểu của văn hóa giữ nước. Tiêu biểu như vua tôi nhà Trần, vừa có công lãnh đạo toàn dân ba lần đánh thắng quân Mông, Nguyên lại cũng đồng thời là tác giả của những áng văn thơ bất hủ tràn đầy “Hào khí Đông A” - mẫu mực đỉnh cao của văn hóa thời Trung đại. Hay như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà – làng - nước - dân tộc. Trong bối cảnh ý nghĩa lịch sử - văn hóa như vậy, hình ảnh người mẹ và người lính đã nổi lên trở thành những hình tượng trung tâm trong tiềm thức con người, từ đó đi vào văn học như một quy luật tinh thần tự nhiên tất yếu.

Đối với một nền văn học của một đất nước trải qua bao phen chiến tranh lửa đạn như Việt Nam, một trong những mối quan tâm lớn đó là những hình tượng người mẹ, người lính. Điều này đã được thể hiện rõ khi nhìn vào những đề tài, những tác phẩm văn học của chúng ta. Đối với Nguyễn Hữu Quý – một người con của miền Trung, một nhà văn bộ đội, thì hình ảnh người mẹ và người lính lại càng trở nên nổi bật trong sáng tác của ông. Nếu như viết

46

về con người là sứ mệnh nói chung của văn học, thì viết về người mẹ và người lính là trục trung tâm trong tản văn của Nguyễn Hữu Quý.

Trước hết, nhà văn tập trung khắc họa hình ảnh người lính ở trong thời chiến. Chỉ qua một câu chuyện về phóng viên nhiếp ảnh chiến trường, tác giả đã tái hiện và làm toán lên không khí, hoàn cảnh, cuộc sống và cuộc chiến đấu của người lính trong trận chiến Thành Cổ 1972. Tác giả viết: “Gọi là trạm phẫu nhưng chỉ có một y sĩ ngoài 40 tuổi và mấy y tá phục vụ. Trạm phẫu của trung đoàn 48 làm việc trong ánh sáng lờ mờ của mấy chiếc bóng đèn 2,5V chạy bằng bình ắc quy. Thương binh nằm la liệt, san sát bên nhau, mùi mồ hôi, mùi máu, mùi khói bom trộn lẫn, bốc hơi nồng nặc. Trước mặt anh là một người lính bị bom napan, thân thể cháy sém loang lổ, đang được đồng chí y sĩ bắt mạch. Anh chuẩn bị máy ảnh và đèn manhêđiom để chụp. Ánh đèn lóe lên sáng xanh trong hầm phẫu cùng tiếng thét bất chợt của người lính: Ối! B52 các đồng chí ơi! Rồi, không nghe tiếng người lính kêu rên gì nữa. Thêm một chiến sĩ nữa ra đi, vĩnh viễn ra đi” [40,tr143].

Nhà văn Nguyễn Hữu Quý thể hiện khả năng quan sát nhạy bén và tinh tế của một người vừa làm văn chương vừa làm báo chí. Chỉ từ những chi tiết rất nhỏ bé, rất bình thường, tác giả nhận ra ở đó những vấn đề lớn lao. Không viết trực tiếp về cái chết, sự hi sinh, nhưng khi nhà văn nói về những tình tiết như chiếc cối giã trầu làm bằng vỏ đạn chưa kịp gửi mẹ, lược làm bằng mảnh xác máy bay Mỹ chưa kịp gửi về cho người yêu, người đọc hiểu rằng đó là biểu tượng cho nỗi đau mất mát, cho sự hi sinh của những người lính trẻ. Tác giả viết: “Từ một chiếc cối giã trầu làm bằng vỏ đạn chưa kịp gửi về cho mẹ, một cái lược làm bằng mảnh xác máy bay Mỹ chưa kịp gửi về cho người yêu ở quê nhà, ta rưng rưng cảm nhận được nỗi nhớ thương da diết hậu phương của các anh. Trong cuộc chiến tranh thăm thẳm ấy, các anh phải vượt qua sự khốc liệt dữ dội của đạn bom. Gian nguy kể sao cho xiết. Nhưng có lẽ, phải

47

vượt qua nỗi sợ hãi thông thường của con người mới là thử thách lớn hơn cả. Ai chẳng muốn được sống để trở về với mẹ cha, với người vợ, người yêu của mình sau chiến tranh. Chẳng ai muốn chết trẻ cả, nhưng vì độc lập tự do của tổ quốc, họ tự nguyện xả thân dâng hiến” [43,tr146].

Nếu như người lính thời chiến có cái bi hùng oanh liệt trước bom đạn kẻ thù, thì người lính thời bình cũng phải đối mặt với những thách thức đầy phức tạp khó lường, nhiều khi sự hi sinh của họ vô cùng thầm lặng. Để giúp dân chạy lũ và cứu thoát đồng bào khỏi thủy tặc, nhiều chiến sĩ đã hi sinh cả thân mình: “Bao nhiêu lá thư, bao nhiêu người đã tìm về Hải đội để tỏ lòng thương tiếc cảm phục những người lính dũng cảm đã hi sinh. Điền ơi! Tư ơi! Hai em đã về trong trái tim của hàng triệu con người. Sự bất tử chỉ dành cho những con người dám xả thân vì đồng bào yêu dấu của mình. Từ sư hiến thân của người lính, cuộc sống bỗng đẹp hơn, giàu tình thương hơn, dẫu dấu tích của cơn đại hồng thủy chưa xóa sạch hoàn toàn trên dải đất này” [40,tr13].

Cũng nhiều người lính đã phải dành cả tuổi trẻ và sức trai của mình để gắn bó bảo vệ Trường Sa, biển đảo của Tổ quốc. Nếu không đến tận nơi, cùng sống, cùng trải nghiệm, hẳn nhà văn Nguyễn Hữu Quý không thể thấu hiểu được nỗi vất vả cực khổ của những người lính đảo đến thế này: “Trường Sa. Tôi cứ nhớ mãi những người lính có gương mặt rất trẻ nhưng tóc lại lấm tấm bạc. Hỏi nguyên nhân, các em, thực ra là các cháu nếu như so với tuổi tôi cứ nhỏn nhoẻn cười nói rằng: không biết tóc nó bạc từ lúc nào thủ trưởng ạ. Quần đảo này khí hậu rất khắc nghiệt, giữa dại dương bao la mà nắng cứ gay gắt như thiêu như đốt con người, có đảo được mệnh danh là lò vôi thế kỉ” [43,tr114].

Bên cạnh hình ảnh những người lính thì hình ảnh những người mẹ cũng được nhà văn Nguyễn Hữu Quý đặc biệt trăn trở, tập trung khắc họa. Ở đó, ta

48

thấy hiện lên không chỉ là người mẹ của chính tác giả, mà còn là những người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)