Xây dựng các biểu tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 73 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Xây dựng các biểu tượng nghệ thuật

Biểu tượng là tập hợp vững chắc của nhiều hình ảnh khác nhau, là kết quả của sự phản ánh hiện thực vào não con người, là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng hay là vật thể tượng trưng. Biểu tượng là yếu tố quan trọng hợp thành các rung động, cảm xúc, phương tiện có hiệu lực để điều khiển các trạng thái cảm xúc của con người.

Khởi nguyên của biểu tượng (Symbole) là một vật được cắt làm đôi. Hai người mỗi bên giữ một phần sau một thời gian dài gặp lại hai mảnh vỡ sẽ được ghép lại với nhau để nhận ra mối quan hệ khi xưa. Bằng lối loạn suy, biểu tượng được hiểu là sự quy ước, một dấu hiệu, một tín hiệu…có ý nghĩa biểu trưng. Biểu tượng được chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa đựng ý tưởng phân ly và tái hợp, gợi lên ý tưởng về một cộng đồng bị chia tách và hợp thành. Biểu tượng đôi lúc rất cụ thể song cũng có thể là những thứ rất trừu tượng. Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn hoá. Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực “tượng trưng hoá” của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó. Biểu tượng được xem là “tế bào” cuả văn hóa và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của nhân loại. Nó quy định mọi hành vi ứng xử và giao tiếp của con người đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt.

Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện

68

lên y như thật. Nhưng hình tượng cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Cho nên, trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời.

Trong văn học, biểu tượng được xem là một sáng tạo nghệ thuật. Đó là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của một tác giả, một thời đại, một dân tộc, một nền văn hóa và thường được biểu hiện bằng các ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng. Biểu tượng là một phần của hệ thống hình tượng. Có đôi khi, một hình tượng nào đó đồng thời là biểu tượng và ngược lại. Nói đến hệ thống hình tượng là nói đến toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật. Ở phương diện kết cấu tác phẩm văn học, hệ thống hình tượng có nội hàm phong phú, bao gồm một phạm vi rộng hơn, gắn với tất cả chiều sâu, chiều rộng của nội dung tác phẩm.

Biểu tượng trong văn học là loại biểu tượng mang tính đa nghĩa và được tạo dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Nó được xem như là một thủ pháp nghệ thuật đặc biệt để chuyển tải ý đồ sáng tạo của nhà văn. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các nhà nghiên cứu đã định nghĩa “Biểu tượng” là “hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ thuật” [17, tr24]. Theo nghĩa rộng, tác phẩm văn học là một biểu tượng, là một ký hiệu thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp chúng ta hiểu được những giá trị riêng biệt mà tác phẩm mang lại. Theo

69

nghĩa hẹp, biểu tượng trong một tác phẩm văn học là một“nhân vật” đặc biệt, được hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng… gọi chung là các dạng thức biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Xét ở góc độ này, biểu tượng là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo của mình.

Qua khảo sát tản văn của Nguyễn Hữu Quý, chúng tôi nhận thấy một trong những phương tiện nghệ thuật quan trọng để thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà nhà văn là hệ thống biểu tượng mà tác giả xây dựng và sử dụng. Trong đó, nổi bật nhất là hai biểu tượng trung tâm: Làng, Cát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)