Cảm hứng về văn hóa, lịch sử, quê hương, nguồn cội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 34 - 46)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Cảm hứng về văn hóa, lịch sử, quê hương, nguồn cội

2.2.1.1. Các vấn đề phong tục, tập quán, văn hóa

Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương. Dần dà, các tổ chức này ngày càng ổn định và chặt chẽ hơn. Trên cơ sở đồng lòng nhất trí, ở làng có luật của làng, gọi là hương ước, thợ thủ công ở các xóm nghề, phố nghề thì có phường ước. Từ đó, phong tục tập quán Việt Nam đa dạng lên nhưng không mất đi những nghi thức cho đến tận bây giờ. Phong tục tập quán là những nếp sống, phong tục do những người sống trong xã hội tự đặt ra, nó được áp dụng vào đời sống

29

và phục vụ cho mọi người nhưng không mang tính chất vi phạm phạm luật. Phong tục cũng dần được thay đổi khác đi để phù hợp với đời sống hiện tại của từng thời kỳ.

Tản văn, theo yêu cầu nghiêm túc của một thể loại văn học đúng nghĩa, cần phải thoát khỏi sự dùng dằng quá lâu trong hồi ức, tâm tình cá nhân, để trình hiện những hiểu biết, mô tả khách quan về đối tượng quan tâm. Phẩm chất này đòi hỏi người viết tự mình tiến thêm một bước trong việc lựa chọn đề tài, nội dung mà bản thân am tường nhất. Tản văn không nên là con quay chạy theo kiểu “mùa nào thức ấy”, mà là những “phi tiêu” cắm sâu vào vốn văn hóa, tri thức đang tích lũy. Theo chiều hướng đó, nhiều tản văn có thể là những mô tả dân tộc chí sơ lược, thậm chí là một dạng lập hồ sơ văn hóa, lược thuật lịch sử đáng lưu tâm. Tản văn thực sự là một thể loại khó viết chứ không phải là cuốn lịch để ghi vội vài dòng tản mạn tùy diễn biến tâm trạng. Khi viết tản văn với tâm thế và đòi hỏi của một người khảo cứu, nghiên cứu, thì nhà văn sẽ đem đến những trang tản văn lịch lãm, sâu sắc, tràn đầy sắc màu văn hóa.

Nhà văn Nguyễn Hữu Quý là một trong không nhiều tác giả viết tản văn đã vượt qua được tính chất thông tin thông tấn báo chí, để vươn đến các vấn đề văn hóa, mang tính mạch ngầm bền vững. Một trong những đề tài mà tác giả quan tâm và đầu tư khai thác đó là mảng đề tài phong tục - tập quán - văn hóa.

Người mô tả những nét vẻ bề ngoài trong nhịp điệu thường nhật của Hà Nội thì rất nhiều, nhưng người lặn vào bề sâu trầm tích văn hóa lắng đọng của Thăng Long ngàn năm hào hoa hội tụ thì có lẽ ít. Nguyễn Hữu Quý đã ý thức rất sâu sắc để hướng về những trầm tích văn hóa này, tác giả viết: “Dằng dặc một thiên niên kỉ vượt qua những bão táp dữ dội của thời cuộc với bao thăng trầm biến động không kể xiết ghi dấu trong lịch sử dân tộc, Thăng Long – Hà

30

Nội mới được như hôm nay. Cái được hiển hiện bằng các vật thể có thể nhìn, nghe, đụng chạm hay là những giá trị văn hóa tinh thần mà vùng đất linh thiêng – hào hoa này chưng cất, chắt lọc suốt nghìn năm” [43,tr5].

Đến thăm thú danh thắng hay di tích, Nguyễn Hữu Quý không ghi chép mô tả giao đãi những vẻ bề ngoài, mà luôn để ngòi bút mình phân tích kĩ lưỡng về những lắng đọng phía sâu xa đã được bồi tụ qua lịch sử hàng ngàn năm, nhằm tìm về những giá trị vĩnh hằng, phủi đi lớp bụi mờ thời gian để làm nó hiển lộ sáng rõ. Có lẽ không có nhiều người khi đến chùa có được những suy ngẫm và cảm nghiệm như thế này: “Tôi tin rằng, ai đã đến chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) một lần chắc đều muốn trở lại chốn này nhiều bận nữa. Một ngôi chùa thuần Việt, lặng lẽ nép mình giữa những cây bồ đề, thông, đại, và thật hiền hòa thanh tịnh bên cỏ hoa quen thuộc nơi thôn mạc. Yên lặng, yên lặng lắm, tưởng chừng thời gian không vội vã khi đi qua đây, nó cứ thong thả an nhiên rải từng bước ngắn, chậm rãi, đều đặn. Bảy thế kỉ qua, hình như, cái vô ảnh thời gian ở đây vẫn giữ cho mình nhịp điệu vi diệu như thế. Hay thời gian và cả không gian nữa cũng nhuốm tinh thần sắc sắc không không của nhà Phật, mà đây lại là Phật Việt có tên gọi Trúc Lâm thiền phái, và đấng sáng lập không ai khác chính là vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), người đã cùng Trần Hưng Đạo dũng cảm mưu lược lãnh đạo Đại Việt hai lần đánh tan giặc Mông – Nguyên xâm lược” [43,tr12].

Tương tự như thế, khi viết về mảnh đất văn hóa - lịch sử Yên Thế, Nguyễn Hữu Quý đã làm sống dậy cả một đời sống, cả một thế giới đã từng lừng lẫy huy hoàng trong lịch sử. Ở đây, kí ức cá nhân được tác giả hòa kết vào trong tâm thức dân tộc, khiến cho người đọc cảm nhận được những lay động sâu xa trong tiềm thức. Tác giả viết: “Về Yên Thế, đắm chìm trong không gian chứa đựng nhiều trầm tích lịch sử và huyền ảo tâm linh, tôi nghĩ rằng, chỉ cần khán niệm thành tâm người xưa sẽ hiện lên rất rõ. Những nghĩa

31

quân áo vải chân đất đang luyện võ, tập bắn, cày ruộng, đốn cây, đắp thành, đào hào, dựng lũy; các thôn nữ đang cấy trồng, gặt hái, xay giã, giần sàng, thổi cơm, gánh nước, ru con; những lễ hội cầu may tháng giêng, cầu siêu tháng bảy do Đề Thám chủ trì…. Tháng giêng sắm sửa hội hè/ Ông Hoàng rang đỗ nấu chè làm chay; Sắm sanh lễ vật bảo cầu/ Quan Hoàng ra khấn trước sau ân cần/ Dám xin cầu các bách thần/ Lòng tôi vốn ở nghĩa nhân bấy chầy… Kí ức dân gian là bảo tàng rộng lớn lưu giữ lại những điều như thế…” [43,tr36].

Đến với núi rừng và đồng bào Tây Bắc, nhà văn không viết về phong cảnh núi đồi đèo dốc.v.v.., mà chắt lọc để đưa vào trang viết của mình “nguồn muối” trong đời sống văn hóa của miền sơn cước này. “Nguồn muối” văn hóa đó chính là những gì thấm thía, lắng đọng nhất: “Tôi lặng nhìn cô gái Điện Biên áo cóm trắng màu hoa ban. Chao ôi, tới bao giờ tôi mới thấu hiểu cái nguồn muối của trập trùng Tây Bắc, cái nguồn muối nuôi dưỡng tình yêu muôn đời nơi lòng chảo Mường Thanh, của hoa ban. Xa biển nhưng cái nguồn muối ấy đã thành dân ca cho em hát, mặn vào máu thịt cuộc đời và truyền lưu mãi mãi. Những người lính cụ Hồ chiến đấu và hi sinh trên mảnh đất Điện Biên này cũng là để góp phần gìn giữ cho nguồn muối ấy không bị phai nhạt. Cũng để cho tôi, sau những lần gặp gỡ Mường Thanh, gặp gỡ Điện Biên càng thấy đằm thắm, mặn mòi và sâu lắng hơn với vùng đất lịch sử, xứ sở của áo cóm khăn piêu, của múa sạp múa xòe, mỗi độ xuân về hoa ban lại nở trắng rừng như bản tình ca Tây Bắc không bao giờ mất” [43,tr72].

Khi viết về hoa sen, một loài hoa vô cùng thân thuộc trong đời sống người Việt Nam, nhà văn Nguyễn Hữu Quý không dừng lại ở việc quan sát ngắm nhìn mô tả bề ngoài thuần túy hình thức, mà tác giả tiến thêm một bước đến việc thẩm bình và cảm luận những đặc trưng, những phẩm tính, ý nghĩa và giá trị của loài hoa sen. Tác giả không còn là người ngắm hoa nữa, mà đã

32

trở thành người hiểu hoa, thưởng hoa, bình hoa: “Theo tôi, sen hội tụ nhiều phẩm chất, đặc tính tiêu biểu cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Sắc hương tươi tắn thơm tho, hồn nhiên và cũng thật dịu dàng gần gũi với cảnh vật, con người. Ở đâu có sen ở đó bừng sáng thơm thảo. Những bông sen mọc lên từ bùn đen lam lũ, tỏa hương ngan ngát gần lắm với hình ảnh người dân Việt Nam trung hậu, ngoan cường, biết vượt lên số phận hoàn cảnh gian nan. Cũng như dân tộc ta vậy, đã từng rũ bùn đứng dậy sáng lòa như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã ngợi ca.

Sen có ích cho cuộc đời. Bát chè hạt sen ngọt lắng tấm lòng mẹ ta, vợ ta. Chén trà ướp sen thơm phức của ông, của bố còn phảng phất đâu đây. Và, li ti những hạt tâm sen nhân nhẫn là vị thuốc an thần quý giá dân dã làm vơi bớt những bồn chồn bất an trong tâm tính” [43,tr178].

Như vậy, có thể nhận thấy một thiên hướng khá rõ trong tản văn của Nguyễn Hữu Quý, đó là việc hướng ngòi bút của mình đến các vấn đề thuộc về bề sâu mạch ngầm của dòng chảy văn hóa - lịch sử. Điều này giúp cho tản văn của Nguyễn Hữu Quý trở nên sâu sắc hơn, thấm thía lắng đọng hơn, lịch lãm sang trọng hơn.

Con người trong đời sống hiện đại ngày nay được tiếp cận ngày càng nhiều với những thành tựu của văn minh, nhưng đồng thời lại đối diện với nguy cơ rời xa, thiếu hụt các giá trị văn hóa. Hệ giá trị văn hóa làm nên hệ giá trị con người. Các trầm tích văn hóa chính là nguồn mạch để khơi dòng chảy, là vốn quý để bồi đắp, vun trồng nên những giá trị tốt đẹp trong đời sống qua thời gian. Nguyễn Hữu Quý đã chiêm nghiệm và dành nhiều tâm tư, nỗi trăn trở đau đáu của mình, để hướng các trang văn của mình về những câu chuyện văn hóa – lịch sử. Đó cũng chính là một cách hướng ngòi bút của mình về phía nhân sinh.

33

2.2.1.2. Các vấn đề văn hóa, lịch sử quê hương miền Trung

Truyền thống cũng như lịch sử vốn được trầm tích qua thời gian năm tháng, nhưng chỉ những gì tốt đẹp và đáng tự hào mới lắng đọng thành truyền thống. Cho nên truyền thống không đồng nhất với độ dài thời gian và bề dày lịch sử – đương nhiên truyền thống càng lâu đời càng đáng quý và đáng tự hào hơn. Truyền thống Cách mạng luôn là nguồn động lực thúc đẩy mỗi người con đất Việt chúng ta đặt bàn tay lên trái tim mình mà hướng về lá cờ Tổ quốc, để suy nghĩ và thực hành bằng chính những hành động dấn thân thật sự vì lợi ích chung của dân tộc và đất nước. Để luôn trong tư thế sẵn sàng chờ nghe Tổ quốc gọi tên mình.

Là một nhà văn sinh ra và lớn lên ở miền Trung những năm bom đạn khốc liệt, lại trải qua những năm lăn lộn chiến trường rồi phục vụ lâu dài trong môi trường quân đội, cho nên một trong những mảng đề tài mà nhà văn Nguyễn Hữu Quý luôn đau đáu và tâm huyết, đó là các vấn đề thuộc về truyền thống - lịch sử - cách mạng. Nó như một sự thôi thúc sâu thẳm được trở đi trở lại trong nhiều tản văn của tác giả.

Một điều đáng chú ý là khi viết về đề tài truyền thống - lịch sử - cách mạng, Nguyễn Hữu Quý không viết về những hiện thực lớn lao kì vĩ hay những câu chuyện trực tiếp diễn ra trong quá khứ, mà thường chọn một chi tiết nhỏ để khái quát thành vấn đề chung, thông qua cái hôm nay để tái hiện cái hôm qua. Đó là một cách làm sáng tạo giúp cho tản văn của Nguyễn Hữu Quý không bị cũ hay trùng lặp khi đứng trước một đề tài vốn đã quá quen thuộc.

Tác giả viết về ước vọng hòa bình, thống nhất, hòa hợp của đất nước, dân tộc, thông qua một chi tiết mang tính biểu tượng cao – đó là cây cầu Hiền Lương lịch sử. Cô gái trẻ hôm nay đứng chụp ảnh dưới cầu vồng bên cầu

34

Hiền Lương đã khơi gợi rung cảm và suy tư về ngày hôm qua, về ngày mai, để nhà văn viết lên những dòng tràn đầy niềm cảm hứng: “Bức ảnh nay mai của em sẽ có ba chiếc cầu Hiền Lương, hai thực và một ảo. Cái thực là chứng tích hùng hồn của những giai đoạn lịch sử, như máu và mồ hôi kết tinh lại, cái ảo là khúc xạ của đau thương và khát vọng bởi trên khúc sông này đã từng tồn tại một chiếc cầu ván có hai màu sơn, hai màu cờ đối lập… Chiếc cầu ấy hầu như đã tan vào mưa nắng dữ dội của miền Trung nhưng trong kí ức của muôn người, kể cả những kẻ đã mang bom giội vào nó, vẫn còn là một ám ảnh khôn nguôi [40,tr42].

Cũng viết về cầu Hiền Lương, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng rất thành công với những trang viết hấp dẫn, chân thực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác, cụ thể đến từng chi tiết nhỏ. "Cầu Hiền Lương bắc vào năm 1950. Có bảy nhịp kháp vào nhau. Sắt cầu của Anh "Made in England", ván cầu Mỹ "us- Vigira", nhân công cầu là đám công bình trong quân đội viễn chinh Pháp cộng với số nhân lực PMT... Cầu có bảy nhịp, cộng lại chỉ có 178 mét, và ván cầu tổng cộng chỉ có 894 miếng ván. Chiều dài cầu, miền Bắc miền Nam mỗi bên giữ 89 thước nhưng ván cầu thì 450 tấm thuộc về Bắc, và như thế ta hơn mấy tấm" (Cầu ma). Đây là cách viết sắc sảo, trực diện để làm nổi bật đối tượng của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Quý lại đi theo lối viết nghiêng về xây dựng biểu tượng để khơi gợi và khái quát thành vấn đề. Đây cũng là điều bình thường, hợp lí, bởi lẽ mỗi nhà văn đều có cách khai thác và tiếp cận vấn đề của riêng mình, sao cho phù hợp nhất với góc nhìn, cảm hứng, giọng điệu trong chỉnh thể tác phẩm của mình.

Miền Trung mưa bom bão đạn, Trường Sơn hùng vĩ oằn mình trong chiến trận. Tất cả đã trở thành trang sử đau thương mà hào hùng vẻ vang của đất nước, của dân tộc. Trở về Trường Sơn huyền thoại, những con đường nhỏ

35

cây lá che chắn hết lối đi, không gian và không khí ấy khiến nhà văn không khỏi bùi ngùi nghĩ và nhớ về đồng đội và bao người lính trẻ đã ngã xuống, đã vĩnh viễn nằm lại nơi rừng già đại ngàn: “Đằng đẵng mấy chục năm trời, khoảng thời gian đủ cho cây cối, lau lách Trường Sơn mọc lấn, che lấp những con đường vận tải, những lối mòn giao liên, những bãi khách binh trạm, nhiều gia đình liệt sĩ vẫn chưa biết được hài cốt của các anh, chị đặt ở đâu. Mà số người đã ngã xuống trên tuyến đường mòn chằng chịt giữa rừng già có ít đâu. Con số chính xác ta tổng kết sau chiến tranh là mười chín nghìn ba trăm tám mười bảy người. Còn bao nhiêu hài cốt liệt sĩ nữa đang nằm đâu đó trong những cánh rừng già thâm u của Trường Sơn” [40,tr56-57].

Lịch sử như một dòng sông. Và có những dòng sông đã trở thành lịch sử. Thạch Hãn là con sông đã chứng kiến, trải qua thử thách dữ dội cuồng phong, đặc biệt là chiến dịch Thành Cổ 1972. Chỉ một chi tiết “ba trăm hai mươi tám nghìn tấn bom đạn” và một so sánh nhanh “tính ra tương đương sức công phá của bảy quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hirôsima của Nhật Bản năm 1945” đã khiến bất kì ai cũng phải giật mình. Trước con sông lịch sử ấy, nhà văn đã phải thốt lên gọi đây là dòng-máu-đỏ chảy qua số phận của dân tộc, đất nước: “Mùa hè, mọi con sông ở vùng đất Quảng Trị có màu xanh đến nao lòng. Cái màu xanh ấy, như vắt ra từ đất, như rỏ xuống từ trời, hàng nghìn năm, có thể lâu hơn thế nữa, chiu chắt, dành dụm lại mà nên. Màu xanh của nước, của sông mà như của nước mắt, của thương đau, của ngưỡng vọng chảy thành dòng.

Thạch Hãn là một con sông của Quảng Trị. Nói non Mai sông Hãn là nhắc tới nguyên khí của miền đất này. Từ xa xưa, Thạch Hãn đã được coi là con sông thiêng, người bản địa, người xa xứ hồi quê hoặc du khách đến đây đều có thể nghe được tiếng vọng của sự chia li và quần tụ, sự hận thù và hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)