Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 87 - 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là thứ ngôn ngữ đã được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu và phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học bởi các tác giả phải dùng ngôn ngữ để thể hiện cốt truyện, chủ đề và tính cách nhân vật trong văn xuôi và tứ thơ trong thi ca… Nguồn gốc của ngôn ngữ nghệ thuật chính là lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân nhưng nó đã được chọn lọc và nâng cao lên đến trình độ nghệ thuật. Các nhà văn, nhà thơ đã học hỏi, tiếp thu, kế thừa một cách sáng tạo kho tàng phong phú của ngôn ngữ dân gian, để rồi từ đó tạo cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng trong sáng

82

tác. Muốn cho ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học bảo đảm tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật thì người viết phải chọn lựa từ ngữ kĩ càng, thích hợp với đối tượng được miêu tả hoặc tạp ra ngữ cảnh để từ ngữ thể hiện được hết ý nghĩa của nó.

Mặc dù ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung có tính xã hội rất cao nhưng khi các nhà văn, nhà thơ sử dụng thì mỗi người lại tạo cho mình một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng, hay còn gọi là dấu ấn sáng tác cá nhân. Ví dụ như phong cách trữ tình tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Du; mộc mạc, tự nhiên của Nguyễn Đình Chiểu; trong sáng, tha thiết của Tố Hữu ; đắm say, nồng nàn của Xuân Diệu; đạo mạo và trí tuệ của Chế Lan Viên… trong thơ ca. Còn trong lĩnh vực văn xuôi, người đọc không thể nhầm lẫn giọng văn dạt dào cảm xúc của Nguyên Hồng với giọng văn tả thực sắc sảo đậm đặc chất trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Hoặc dễ dàng phân biệt giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế của Thạch Lam với giọng văn hồn nhiên, hóm hỉnh của Tô Hoại và giọng văn cầu kì, uyên bác của Nguyễn Tuân. Nguyên nhân của sự khác biệt ấy nằm trong cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh và xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của từng người viết. Kho tàng ngồn ngữ chỉ có một nhưng khả năng tiếp thu và sáng tạo của các tác giả là vô tận. Chính các biện pháp xử lí ngôn ngữ khác nhau đã tạo ra phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau trong văn chương.

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn đích thực đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với những ngôn ngữ chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ, thì ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền tải các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một cách nhìn nhận sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ.

83

Mỗi nhà văn khi sáng tác thường có một đặc điểm nổi bật và chủ đạo trong ngôn ngữ nghệ thuật của mình. Đối với nhà văn Nguyễn Hữu Quý, tản văn của ông nổi bật lên một đặc điểm chủ đạo trong ngôn ngữ, đó là một thứ ngôn ngữ biểu cảm - giàu hình tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Hữu Quý còn một số đặc điểm khác như: tính chính luận; tính nhạc; chất thơ; sử dụng biện pháp tu từ với tần số cao.v.v.. Tuy nhiên, do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm chính và nổi bật nhất trong ngôn ngữ nghệ thuật tản văn Nguyễn Hữu Quý: biểu cảm - giàu hình tượng.

Quê nhà của tác giả gắn với dòng sông Linh Giang. Nhà văn yêu con sông quê hương đến mức coi đó là cội nguồn và thi ca, và gọi đó là dòng tâm linh huyền bí và dân dã. Đó là những sáng tạo ngôn ngữ rất đặc sắc của tác giả, vừa tràn đầy xúc cảm, lại vừa rất giàu tính hình tượng nghệ thuật. Có lẽ, không nhiều nhà văn có những dòng đẹp và sâu sắc như thế về con sông quê hương mình: “Tuổi mười tám tôi rời quê hương để đi bộ đội. Giờ đây, tuổi đã năm mươi, tóc sợi đen chen sợi bạc. Bạn bè về làng gặp lại cũng đều thế cả, tóc muối da chiều, có người đã được gọi ôông (ông) gọi mệ (bà). Thế mà dòng sông Gianh vẫn mênh mang, đầy đặn, khoáng đạt như xưa… Tôi đã đi quá nửa cuộc đời, bôn ba nhiều vùng đất không thuộc quê hương máu mủ của mình, tính lại, thời gian gắn với sông Gianh chỉ bằng một phần ba. Nhưng không thể có một con sông nào thay thế được Linh Giang – sông Gianh trong tâm hồn tôi. Linh Giang – sông Gianh là tuổi thơ, là cội nguồn và cũng là thi ca của tôi. Con sông linh thiêng, con sông lịch sử, con sông quê hương chảy trong cuộc đời tôi như một dòng tâm linh huyền bí và dân dã” [40,tr25-26].

Qua cách diễn giải của một thứ ngôn ngữ biểu cảm và giàu hình tượng của nhà văn, từ một dòng sông thực ngoài đời, người đọc còn cảm nhận và liên tưởng đó là một dòng sông tuổi thơ, dòng sông thơ ca, dòng tâm linh

84

huyền bí. Rõ ràng, nó đã cho thấy tính hiệu quả, thể hiện tài năng và và sự sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Để nói về lịch sử chiến tranh và sự chia cắt Bắc – Nam, gửi gắm ước vọng thống nhất hòa hợp dân tộc, nhà văn đã chọn hình tượng chiếc cầu ván có hai màu sơn, hai màu cờ đối lập khi viết về cây cầu Hiền Lương lịch sử. Đó là một cách diễn đạt vừa mang tính hình tượng, lại vẫn có sức truyền cảm cao. Chỉ từ một chi tiết là cầu vồng bên cây cầu Hiền Lương, tác giả đã viết: “Bức ảnh nay mai của em sẽ có ba chiếc cầu Hiền Lương, hai thực và một ảo. Cái thực là chứng tích hùng hồn của những giai đoạn lịch sử, như máu và mồ hôi kết tinh lại, cái ảo là khúc xạ của đau thương và khát vọng bởi trên khúc sông này đã từng tồn tại một chiếc cầu ván có hai màu sơn, hai màu cờ đối lập… Chiếc cầu ấy hầu như đã tan vào mưa nắng dữ dội của miền Trung nhưng trong kí ức của muôn người, kể cả những kẻ đã mang bom giội vào nó, vẫn còn là một ám ảnh khôn nguôi [40,tr42].

Cũng là một con sông lịch sử khác, nhưng chịu nhiều đau thương khốc liệt hơn, đó là con sông Thạch Hãn, tác giả đã dùng biểu tượng dòng-máu-đỏ chảy qua số phận của dân tộc, của đất nước để gọi tên. Phải là người thấu hiểu nỗi đau thương ấy đến như thế nào thì tác giả mới diễn tả một cách xúc động và hình tượng như vậy. Nhà văn viết: “Mùa hè, mọi con sông ở vùng đất Quảng Trị có màu xanh đến nao lòng. Cái màu xanh ấy, như vắt ra từ đất, như rỏ xuống từ trời, hàng nghìn năm, có thể lâu hơn thế nữa, chiu chắt, dành dụm lại mà nên. Màu xanh của nước, của sông mà như của nước mắt, của thương đau, của ngưỡng vọng chảy thành dòng.

Thạch Hãn là một con sông của Quảng Trị. Nói non Mai sông Hãn là nhắc tới nguyên khí của miền đất này. Từ xa xưa, Thạch Hãn đã được coi là con sông thiêng, người bản địa, người xa xứ hồi quê hoặc du khách đến đây đều cso thể nghe được tiếng vọng của sự chia li và quần tụ, sự hận thù và hòa

85

hợp có trong những lát cắt của lịch sử dữ dội hoặc u trầm, mà mùa hè đỏ lửa năm 1972 là một ví dụ. Bởi Thạch Hãn đã như dòng-máu-đỏ chảy qua số phận của dân tộc, của đất nước. Nó từng là con sông soi bóng Thành Cổ không còn một viên gạch nguyên vẹn trong tám mươi mốt ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 năm 1972 vì phải hứng chịu tới ba trăm hai mươi tám nghìn tấn bom đạn, tính ra tương đương sức công phá của bảy quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hirôsima của Nhật Bản năm 1945” [40,tr136-137].

Khi viết về danh thắng kì quan Phong Nha – Kẻ Bàng, nhà văn đã kì công để sáng tạo một lối viết vô cùng ấn tượng, lôi cuốn, mê hoặc người đọc:

Tất cả đã hóa kiếp đá? Hay nhũ đá đang mang thai, đang cầm cố họ? Sự sinh động, lôi cuốn và hiệu quả thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật ở đây đến từ tính cảm xúc và tính hình tượng của ngôn từ. Tác giả viết: “Một không gian đêm ngày trộn lẫn vào nhau, tan hòa vào nhau mờ mờ, ảo ảo, thực thực hư hư khi con đò chở du khách trôi nhạ nhàng vào lòng động nước. Chồng cuối lái, vợ đầu mũi, mái chèo gỗ cắt nước ngọt ngào. Tiếng chèo đưa rất khẽ, rất khẽ. Nghe rõ tiếng những giọt nước rơi từ vòm động xuống mặt sông ngầm tí tách. Khách trên thuyền im lặng. Im lặng để nghe được tiếng gì đó đang âm âm trên vách đá. Cả tiếng gì đó nữa cũng đang man man trên mặt nước se lạnh. Có tiếng thì thào nghe như hồi âm của quá vãng. Hai bên bờ thấp thoáng bóng Phật, bóng Tiên, bóng ác quỷ, dã thú… Tất cả đã hóa kiếp đá? Hay nhũ đá đang mang thai, đang cầm cố họ? Dáng vóc, hình hài thiện ác được thiên nhiên tạc đẽo công phu và tinh xảo, sinh động trên mức tuyệt vời” [40,tr134-135].

Hình ảnh người mẹ với những kí ức thân thương lúc nào cũng trở về trong tâm trí nhà văn, đến mức nó trở thành một âm vang trong tiềm thức. Tác giả đã có cách biểu cảm vô cùng tinh tế và hình tượng: những kĩu kịt nào còn vang vọng trong con. Những dòng viết về mẹ của nhà văn nhờ sự ấn tượng và sâu lắng như thế cho nên lại càng thêm rung động người đọc: “Có trong tôi sự

86

khắc khổ chắt chiu của cây xương rồng trong cát, của dây chặc chìu trổ hoa thơm bên nẻo đồi cằn. Có trong tôi chiếc nón mê mẹ đội cả trời mưa, gánh gánh gồng gồng đầu sông cuối chợ nuôi tôi khôn lớn. Nóng lạnh từng dặm cát quê, dấu chân vỡ xoài trong nắng cháy, gió ào qua xóa sạch con đường. Mẹ ơi, những kĩu kịt nào còn vang vọng trong con để nỗi ngậm ngùi bật lên: Cát đi mãi chẳng thành đường/ Tôi đi theo lối mẹ thường hát ru” [43,tr151].

Diễn tả không khí và cảm xúc dưới chân tượng đài trên đường phố Hà Nội, Nguyễn Hữu Quý đã lựa chọn và sáng tạo cách diễn đạt rất ám ảnh: Mưa bụi lấm tấm trên nỗi đau chưa nguôi ngoai bên nhịp sống phố phường cuồn cuộn chảy. Những dòng văn như thế này có sức lay động mãnh liệt đến người đọc: “Tôi đi qua Khâm Thiên, một vết thương rất sâu của Hà Nội tháng 12 bốn mươi năm về trước. Phố. Không hề còn lại một dấu vết tang tóc nào. Duy nhất tượng đài người mẹ bồng đứa con bị bom Mĩ sát hại trên tay. Những bông cúc vàng tươi ai vừa đặt dưới chân họ. Những bông cúc châu thổ Hồng Hà thấm nước mắt mùa đông. Mưa bụi lấm tấm trên nỗi đau chưa nguôi ngoai bên nhịp sống phố phường cuồn cuộn chảy” [43,tr104].

Như vậy, nhà văn Nguyễn Hữu Quý đã thể hiện một sở trường trong sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật trong tản văn của mình, đó là một kiểu ngôn ngữ biểu cảm – giàu hình tượng. Đặc điểm ngôn ngữ này là rất phù hợp với tản văn của Nguyễn Hữu Quý, từ đề tài, chủ đề, tư tưởng cho đến phong cách nghệ thuật của tác giả.

* * *

Tiểu kết chương 3:

Với những cảm hứng và nội dung trong tản văn của mình, Nguyễn Hữu Quý đã lựa chọn những bút pháp nghệ thuật tương ứng, phù hợp để thể hiện. Nhà văn đã chú trọng vào bút pháp miêu tả hiện thực có kết hợp với hư

87

cấu ở mức độ hạn chế, đặt yếu tố kì ảo bên cạnh yếu tố xác thực, mở rộng trường liên tưởng, tái hiện thế giới nội tâm của nhân vật.v.v.. Nhờ hiện thực và hư cấu được đan cài một cách tự nhiên, phù hợp, nên tản văn Nguyễn Hữu Quý vừa chân thực mà lại vừa biến ảo, gợi mở.

Tác giả còn xây dựng rất thành công các biểu tượng nghệ thuật, trong đó một số biểu tượng đã trở thành trung tâm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, nổi bật như biểu tượng như Làng, Cát.v.v.. Nó là chìa khóa để người đọc tìm ra thế giới hiện thực cũng như những vấn đề cốt lõi trong tâm trí tác giả.

Nguyễn Hữu Quý sử dụng một số giọng điệu chủ đạo như trữ tình hoài niệm, ngưỡng mộ ngợi ca, suy tư triết luận. Song hành với nó là một kiểu ngôn ngữ biểu cảm, giàu hình tượng.

Những thủ pháp này đã chứng tỏ hiệu quả nghệ thuật của nó khi góp phần tạo nên những trang tản văn có tính kết nối chỉnh thể, có sự nhuần nhuyễn, đặc biệt là giàu cảm xúc của Nguyễn Hữu Quý. Nhưng mặt khác, có thể thấy, tản văn Nguyễn Hữu Quý đôi khi nghiêng nhiều hơn về phía nghị luận, cho nên thiếu đi cái ngẫu hứng đột sáng – một yếu tố rất quan trọng để làm nên sự hấp dẫn của thể loại này.

88

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nguyễn Hữu Quý là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình thuộc vào số ít những tác giả sáng tạo ở nhiều thể loại khác nhau, và trong mỗi thể loại ông đều đạt được những thành công nhất định. Trong khi phần lớn các nghiên cứu phê bình chỉ đang tập trung vào sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Hữu Quý, thì cho đến nay việc nghiên cứu phê bình tác giả này ở thể loại tản văn vẫn còn rất ít ỏi, chưa đầy đủ, chưa tương xứng. Việc nghiên cứu về tản văn của Nguyễn Hữu Quý hứa hẹn đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm, không chỉ ở góc độ một tác giả, mà còn ở góc độ tham chiếu về nghiên cứu thể loại.

2.Tản văn của Nguyễn Hữu Quý đi vào khai thác những mạch nguồn cảm hứng chủ đạo như: văn hóa và lịch sử; quê hương và cội nguồn; con người và đời sống; tự biểu hiện “cái tôi” tác giả. Điều này cho thấy đề tài mà tác giả quan tâm, suy tư trăn trở là rất sâu rộng, thuộc nhiều lĩnh vực nhân sinh xã hội khác nhau. Nó cho thấy một hướng đi mang tính đóng góp của tác giả đối với thể loại tản văn. Thay vì những đề tài tản mạn, nhỏ nhặt, ngẫu hứng như nhiều người viết tản văn thường lựa chọn bởi nó đã trở thành một đặc trưng của thể loại này, thì tản văn Nguyễn Hữu Quý lại hướng đến những đề tài lớn, mang tính vấn đề của cộng đồng, dân tộc, đất nước. Điều này đã cho thấy, tản văn hoàn toàn có thể mở rộng chiều kích vấn đề của mình, chứ không chỉ bó hẹp như sự khuôn định xưa nay mà người ta vẫn gắn cho thể loại này.

Những nội dung trong tản văn Nguyễn Hữu Quý được triển khai bằng một nghệ thuật tương ứng phù hợp, kết hợp linh hoạt nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, thông qua các yếu tố cơ bản như: bút pháp miêu tả hiện thực đời sống kết hợp với hư cấu ở mức độ hạn chế; xây dựng biểu tượng nghệ thuật; giọng điệu hoài niệm trữ tình, ngưỡng mộ ngợi ca, suy tư triết luận; ngôn ngữ biểu cảm giàu hình tượng. Những thủ pháp này tỏ ra rất hiệu

89

quả khi nó tạo nên cho tản văn Nguyễn Hữu Quý tính kết nối chỉnh thể, sự nhuần nhuyễn, đặc biệt là giàu cảm xúc.

Tuy có những thành công và đóng góp nhất định như vậy, những cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn hữu quý (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)