Nội dung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án cảng hàng không quốc tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 42)

1.1.4.1. Công tác chuẩn bị bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Để đảm bảo tiến độ trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đòi hỏi công tác chuẩn bị phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Khi dự án được phê duyệt, các công việc đầu tiên cần phải tiến hành trong công tác chuẩn bị bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng bao gồm:

a, Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ tư vấn giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh lựa chọn giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 2 đơn vị:

- Ban bồi thường, hỗ trợ tái định cư của quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

- Tổ chức phát triển quỹ đất

* Thành phần, Ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư

Ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh do lãnh đạo UBND làm chủ tịch, các thành viên thường bao gồm:

- Đại diện cơ quan Tài chính – Phó chủ tịch hội đồng - Chủ đầu tư - Uỷ viên thường trực

- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường - Uỷ viên - Đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi - Uỷ viên

- Đại diện của những hộ có đất bị thu hồi từ một đến hai người

Một số thành viên khác do Chủ tịch Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định cho phù hợp với thực tế địa phương.

* Nguyên tắc hoạt động và trách nhiệm của Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp UBND cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Ban làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

- Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Chủ tịch Ban chỉ đạo các thành viên Ban lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp chủ tịch Ban lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Đại diện những người bị thu hồi có trách nhiệm: Phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở, vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

- Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Ban phù hợp với trách nhiệm của ngành.

b. Xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt

Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện chủ trì phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp xã nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Khối lượng giải phóng mặt bằng: Tổng diện tích phải thực hiện và diện tích của từng loại đất phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

- Kế hoạch chi tiết tiến độ GPMB của dự án: Là kế hoạch về thời gian và nội dung công việc phải thực hiện trong từng giai đoạn.

Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phê duyệt tối đa là 05 ngày làm việc.

Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp huyện có trách

c. Tổ chức thông báo công khai chủ trương thu hồi đất và các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến các chủ sử dụng đất trong khu vực quy hoạch dự án

Sau khi kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng được phê duyệt, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng phải tổ chức thông báo công khai chủ trương thu hồi đất và các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến các chủ sử dụng đất trong khu vực quy hoạch dự án.

* Hình thức công khai

- Tổ chức hội nghị phổ biến, giải thích, tuyên truyền các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi.

- Niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại điểm sinh hoạt công cộng của nhân dân nơi có đất thu hồi.

- Thông báo trên các phương tiện truyền thanh của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có đất thu hồi, gồm: Thông báo thu hồi đất, kế hoạch thu hồi đất; thông báo về việc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Thông báo bằng văn bản đến từng người có đất thu hồi các nội dung có liên quan.

- Đăng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các huyện, gồm: Quyết định thu hồi đất; quyết định kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (nếu có); quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kèm theo phương án chi tiết.

* Những nội dung phải công khai

- Những chủ trương, chính sách, các văn bản của Trung ương, các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc quyết định đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc danh mục các dự án, công trình được phép thu hồi đất.

- Bản vẽ quy hoạch chi tiết và bản đồ tỷ lệ 1/500 khu vực Nhà nước thu hồi đất được các cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận và xác nhận.

- Bảng giá đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. - Quyết định phê duyệt đầu tư công trình, dự án.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thành lập các Hội đồng liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; Kế hoạch thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng; giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; giá bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu trên đất khi Nhà nước thu hồi.

- Quy định về tái định cư (đối với những dự án có tái định cư), gồm: quy hoạch, địa điểm, dự kiến đầu tư hạ tầng khu tái định cư, giá thu tiền sử dụng đất, thời gian bàn giao đất hoặc nhà tái định cư.

- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gồm: kết quả đo đạc, kết quả kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất của người có thu hồi; kết quả xác nhận nguồn gốc sử dụng đất; số nhân khẩu (đối với trường hợp thu hồi đất ở); mức và giá trị bồi thường, hỗ trợ đất, tài sản trên đất; tổng mức bồi thường đối với từng người có đất thu hồi; Phương án đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có).

- Quyết định thu hồi đất; quyết định kiểm đếm bắt buộc; quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc; quyết định cưỡng chế thu hồi đất (nếu có); quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kèm theo phương án chi tiết.

- Kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

1.1.4.2. Xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là xác định cá nhân, hộ gia đình hoặc đơn vị có đất đai, tài sản đủ điều kiện để được hưởng bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng.

Tùy theo mỗi dự án khác nhau mà căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng khác nhau. Nhưng chủ yếu việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đều phải dựa vào các văn bản pháp quy do Nhà nước quy định.

Hiện nay, đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được xác định theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ; Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quyết định về đất đai của UBND tỉnh hoặc huyện nơi tiến hành dự án, cụ thể:

a. Bồi thường, giải phóng mặt bằng

* Đối tượng được hưởng bồi thường

- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất) và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định; trường hợp sau khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở thì được bố trí tái định cư.

- Người được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải là người sở hữu hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.

* Điều kiện để được bồi thường về đất, tài sản trên đất

Theo Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 quy định các điều kiện để được bồi thường về đất, tài sản trên đất cụ thể như sau:

- "Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định mà chưa được cấp hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật mà chưa được cấp" (Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm 2015-2017).

- " Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật mà chưa được cấp" (Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm 2015-2017).

- "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật mà chưa được cấp" (Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm 2015-2017).

- "Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy

định của pháp luật mà chưa được cấp" (Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm 2015-2017).

- "Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật mà chưa được cấp" (Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm 2015-2017).

- "Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật mà chưa được cấp" (Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm 2015-2017).

* Điều kiện không được bồi thường về đất, tài sản trên đất.

Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện theo quy định được bồi thường về đất ở trên hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc vi phạm hành lang không được bồi thường thiệt hại về đất cũng như tài sản trên đất. Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

b. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng

* Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất

- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993; Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.

- Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định theo pháp luật nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo pháp luật nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó;

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án cảng hàng không quốc tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)