Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án cảng hàng không quốc tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 102)

3.5.2.1. Hạn chế

còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh còn chậm, chưa đạt yêu cầu, tiến độ đặt ra nên phải điều chỉnh nhiều lần. Điều này là do công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án chủ yếu được giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện Vân Đồn với số lượng nhân viên có hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm còn bao gồm nhiều cán bộ kiêm nhiệm nên còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và không đảm bảo về mặt thời gian.

Bên cạnh đó, sau khi Nhà nước công bố quy hoạch nhưng nhiều người dân vẫn cố tình xây dựng, cơi nới nhà cửa, trồng thêm cây cối, hoa màu, … để “đòi” Nhà nước bồi thường, điều này gây khó khăn cho công tác xác định số tiền bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện so với phương án ban đầu.

Mặt khác, UBND xã Đoàn Kết còn chưa thực sự quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, ngại va chạm với dân, nhiều cán bộ xã còn chưa hiểu thấu đáo chế độ chính sách về giải phóng mặt bằng của Nhà nước dẫn tới việc tuyên truyền, giải thích và vận động cho nhân dân địa phương còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả tạo nên sự bức xúc cho người dân bị thu hồi đất.

Hơn nữa, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án, công tác tham mưu, các hoạt động phối hợp thực hiện chính sách cũng như phân công trách nhiệm trong thực hiện chính sách vẫn còn hiện tượng chồng chéo, quan liêu xảy ra.

Ngoài ra, việc bố trí tái định cư còn chưa đáp ứng được các nhu cầu và mong muốn của nhiều người dân dẫn đến những bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác di dời, từ đó làm chậm tiến độ của công tác giải phóng mặt bằng.

- Việc quy định và xác định giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chưa nhất quán, nhiều bất cập. Hầu hết các khiếu nại, tố cáo của công

dân khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là liên quan đến các khiếu nại là bồi thường về đất, giá đất. Theo quy định hiện hành, giá đất để tính bồi thường phải sát với giá thị trường, trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, việc xác định giá đất bồi thường khi thực hiện giai đoạn 1 của dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn gặp rất nhiều khó khăn do việc mua bán đất đai trên địa bàn xã Đoàn Kết chưa phải là thị trường bất động sản chính thức, các giao dịch mua bán đất đai tại đây chỉ là những giao dịch cá biệt. Vì vậy, khi xác định giá đất để bồi thường của dự án còn chưa có căn cứ vững chắc, dễ gây nên thắc mắc.

Bên cạnh đó, do tình trạng đầu cơ đất đai xung quanh dự án diễn ra rất nghiêm trọng, dẫn đến giá đất giao dịch ngầm trong các khu vực xung quanh dự án tăng đột biến đã làm cho khoảng cách giữa giá đất đền bù của Nhà nước với giá đất giao dịch trên trị trường tự do chênh lệch ngày càng lớn nên một số người dân mất đất cố tình đòi hỏi mức giá đền bù cao gây khó khăn và làm chậm tiến độ đền bù.

Mặt khác, việc xác định đâu là "khu dân cư", đâu là đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư còn rất phức tạp do chưa có quy định cụ thể nên việc xác định giá đất để bồi thường đối với những trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn và dễ gây nên thắc mắc. Chính những vấn đề này đã dẫn đến tình trạng việc bồi thường thiệt hại về đất ở theo quy định của UBND tỉnh cho nhiều hộ gia đình khi thực hiện giai đoạn 1 của dự án còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên người dân mất đất ở một số khu vực phải chịu thiệt giá bồi thường đất ở chênh lệch thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường khá nhiều.

- Tình trạng khiếu nại, kiến nghị của nhân dân trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tương đối phức tạp nên công

tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại GPMB trong giai đoạn 1 của dự án còn chưa kịp thời, dứt điểm dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây bất bình trong nhân dân. Điều này là do:

Cơ chế chính sách quy định Luật đất đai 2013 có nhiều thay đổi, nhiều nội dung quy định còn bất cập với thực tế, nhiều cách hiểu khác nhau nên khi áp dụng rất khó khăn dẫn, đặc biệt là việc xử lý bồi thường chuyển tiếp giữa chính sách cũ và chính sách mới.

Bên cạnh đó, nguồn gốc và ranh giới đất đai của nhiều hộ dân, tổ chức không rõ ràng do việc cập nhật, theo dõi biến động đất đai không được liên tục vì vậy việc kiểm tra, xác minh ranh giới, nguồn gốc sử dụng đất rất khó khăn.

Hơn nữa, thời gian từ lúc tiến hành kiểm kê, đo đạc, áp giá bồi thường đến khi giao Quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường cho các hộ dân khá dài, do vậy, mức giá áp dụng ở thời điểm kiểm kê so với thời điểm giao Quyết định có sự chênh lệnh, từ đó dẫn đến khiếu nại.

- Cuối cùng, một bộ phận nhân dân nhận thức và hiểu chưa đúng các qui định liên quan đến vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nên có những yêu cầu, đòi hỏi thiếu căn cứ. Bên cạnh đó, một số hộ dân chưa thật sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến để cùng với Tổ công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường và tái định cư của Dự án thực hiện tốt việc kiểm kê, tính toán áp giá cho chính xác ngay từ đầu, thậm chí đến khi đã có dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết tại Uỷ ban nhân dân xã và trong cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của các hộ dân mà cũng thiếu quan tâm đóng góp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, đến khi nhận được quyết định phê duyệt phương án bồi thường, quyết định thu hồi đất các hộ dân mới phát sinh đơn khiếu nại.

Đặc biệt, tại địa phương còn nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống

đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo, kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và thi công triển khai dự án.

3.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên sẽ giúp cho công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong các giai đoạn tiếp theo được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn giai đoạn 1. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh như sau:

- Thứ nhất, do Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện Vân Đôn cùng một phải thực hiện nhiều dự án lớn khác nhau nên lực lượng cán bộ phân tán, không thể tập trung cho dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cảu nhiều cán bộ tại trung tâm còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.

- Thứ hai, do công tác trích lục thửa đất, bản đồ hiện trạng giải phóng mặt bằng còn sai khác với hiện trạng thực tế nên phải mất thời chỉnh sửa. Nguyên nhân của tình trạng này là do tại huyện Vân Đồn vẫn còn sử dụng nhiều bản đồ được lập trước năm 2007 nên chất lượng không cao, số liệu thể hiện không đầy đủ, thiếu chính xác. Bên cạnh đó, biến động đất đai trên địa bàn huyện diễn ra thường xuyên, việc cập nhật thông tin lại không được thường xuyên, liên tục nên việc chỉnh lý biến động đất đai ở các xã, thị trấn và toàn huyện còn chưa được kịp thời, chi tiết. Đặc biệt, công tác quản lý đất đai của địa phương còn chưa chặt chẽ, có nhiều trường hợp diện tích đất thực tế đo đạc được không khớp so với diện tích ghi trong Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số hộ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải phóng mặt bằng

- Thứ ba, do công tác quản lý đất đai của xã trước đây còn nhiều hạn chế: quy hoạch sử dụng đất còn nhiều chỉ tiêu đưa ra chưa sát với thực tế, tính khả thi không cao, tình trạng quy hoạch treo, chồng lấn diện tích giữa các dự án được giao, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả, giao đất vượt quá thẩm quyền, cấp đất không đúng mục đích, nhiều dự án quá thời hạn sử dụng đất mà chưa hoàn trả, ... dẫn đến mất thời gian để giải quyết tháo gỡ.

- Thứ tư, do lực lượng cán bộ địa chính xã có nhiều cán bộ được luân chuyển từ địa phương khác nên không nắm rõ địa bàn, nguồn gốc đất ảnh hưởng đến công tác xác minh nguồn gốc sử dụng đất. Bên cạnh đó, công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường của tổ công tác dự án dù được thực hiện các bước theo đúng qui định, nhưng quá trình thực hiện đã thể hiện tính chủ quan, thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc đo đạc, ghi chép có trường hợp nhầm lẫn, bỏ sót, thiếu chính xác, thậm trí có dấu hiệu gian lận. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại của nhiều người dân.

- Thứ năm, do công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị đôi khi còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu chuyên sâu dẫn đến kết quả chưa cao trong thực hiện GPMB; cơ chế phân cấp trách nhiệm nhiều mặt còn chưa rõ và chồng chéo về vai trò, chức năng nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính còn phức tạp.

- Thứ sáu, do cơ chế chính sách về đất đai, quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng còn có thay đổi, điều chỉnh, bổ sung. Nhiều nội dung quy định chưa phù hợp với thực tế và có nhiều cách hiểu khác nhau nên khi áp dụng rất khó khăn dẫn đến xử lý bồi thường chuyển tiếp giữa chính sách cũ và chính sách mới; đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dân đến

- Thứ bảy, do nhiều đơn giá không có trong bộ đơn giá bồi thường tài sản quy định tại Quyết định 4234/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh. UBND huyện mất thời gian xây dựng đơn giá để áp giá bồi thường cho các hộ gia đình.

- Thứ tám, do một số hộ dân chỉ sống bằng nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp không hợp tác lập hồ sơ giải phóng mặt bằng vì lý do giá đất thấp, mức hỗ trợ của nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, việc chuyển đổi nghề và tạo việc làm sau khi giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân còn chưa được quan tâm, các hộ dân mất đất nông nghiệp nhưng việc làm không có nên khó khăn để ổn định được cuộc sống.

- Cuối cùng, do công tác phát triển quỹ đất và giải phóng mặt bằng liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều cơ chế chính sách, không có chuyên ngành nào đào tạo chính, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Chương 4

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN CẢNG HÀNG KHÔNG

QUỐC TẾ VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án cảng hàng không quốc tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 102)