Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án cảng hàng không quốc tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 111 - 115)

4.2.2.1. Đối với lãnh đạo các cấp chính quyền

- UBND tỉnh Quảng Ninh cần xem xét điều chỉnh tăng giá đất hiện nay hàng năm theo hướng sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Hoặc tăng thêm hệ số K cho các thửa đất bị thu hồi có giá trị sinh lời cao (mặt đường) để người thu hồi đất không thiệt hại nhiều.

- UBND tỉnh Quảng Ninh phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đủ quỹ nhà, đất với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt đảm bảo, để chủ động tái định cư cho các đối tượng phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng tạo điều kiện đảm bảo cuộc sống cho các hộ và tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

- Tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ riêng như hỗ trợ tìm nơi kinh doanh mới cho các hộ có nhà mặt đường đã buôn bán, sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nghề cho các nhân khẩu không có điều kiện kinh doanh ở các nơi ở mới,… khi thực hiện tốt việc này sẽ góp phần thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả cao hơn nữa.

- Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Vân Đồn, các ngành đoàn thể cần quan tâm hơn trong việc thống nhất chỉ đạo công tác bồi thường giải phóng

mặt bằng, đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện của cấp xã, phường và thôn vì đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất đối với các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Các ban ngành đoàn thể của huyện Vân Đồn cho đến xã Đoàn Kết cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nhân dân hiểu chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. thấy lợi ích của dự án và trách nhiệm của công dân, từ đó tích cực hợp tác trong công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, huyện cần vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của doanh nghiệp đối với các hộ dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với những đối tượng đã bồi thường thoả đáng, đúng chính sách và thuyết phục nhiều lần mà không được thì cũng phải có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật (có thể dùng biện pháp cưỡng chế để thực hiện).

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ dự án, cán bộ địa chính trong toàn huyện Vân Đồn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ dự án, cán bộ địa chính, huyện Vân Đồn cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Cần hoàn thiện quy chế hoạt động; nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho tổ chức bộ máy chuyên trách rõ ràng, giảm bớt các đầu mối phải làm các thủ tục hành chính, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước.

+ Tạo mọi điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ dự án, cán bộ địa chính huyện.

+ Thường xuyên tiến hành tổ chức các lớp tập huấn, bồi thường kiến thức quản lý nhà nước và các chế độ chính sách có liên quan đến giải phóng

mặt bằng để họ có thể cập nhật được các quy định mới nhất từ đó có thể làm tốt việc kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho Ban lãnh đạo, Ban chỉ đạo của huyện và tỉnh.

+ Có chế độ chính sách đãi ngộ thích hợp với những cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác giải phóng mặt bằng. Thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức trong đội ngũ chuyên trách để có hình thức động viên, khen thưởng cũng như kỷ luật kịp thời.

+ Cuối cùng, tình trạng cán bộ quản lý đất đai tham nhũng, gây khoa khăn cho người dân khi đến làm các thủ tục về đất đai tại huyện Vân Đồn vẫn còn tồn tại. Vì vậy, huyện cần thường xuyên tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ quản lý đất đai để từ đó nâng cao ý thức, thái độ phục vụ nhân dân.

- UBDN huyện Vân Đồn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã cần làm tốt công tác quản lý đất đai, đặc biệt là công tác trích lục thửa đất, bản đồ giải phóng mặt bằng sát với hiện trạng thực tế. Điều này sẽ hạn chế việc tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án. Để tốt công tác quản lý đất đai, huyện Vân Đồn cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Tiếp tục xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính Cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính về đất đai có vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm xây dựng được các phương án sử dụng đất hợp lý đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của từng địa phương và cả nước. Việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính sẽ góp phần chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử. Để phục vụ tốt việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông

tin đất đai đầy đủ, nhanh chóng và chính xác cho các nhà đầu tư đồng thời đáp ứng cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn và phát triển chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Để công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại huyện Vân Đồn đạt hiệu quả cao, cần tăng cường tuyên truyền về hệ thống pháp luật đất đai hiện hành cũng như tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong công tác quản lý và sử dụng đất đai cho mọi người dân. Ngoài ra để công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ được nhanh chóng huyện nên chỉ đạo các xã có các bảng hướng dẫn người dân về hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ, các thủ tục phải thực hiện, các chính sách, pháp luật đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Bảng hướng dẫn cần được viết dưới hai loại chữ: chữ phổ thông và chữ dân tộc và được niêm yết, công khai, tại văn phòng 1 cửa. Bên cạnh đó, huyện Vân Đồn cần chỉ đạo các xã, thị trấn trong toàn huyện sử dụng thống nhất chung các loại văn bản cũng như các mẫu hồ sơ kê khai liên quan đến chuyển QSDĐ để thuận tiện cho việc chuyển nhượng cũng như báo cáo và sao lưu tại địa phương.

- Huyện cần tiếp tục xây dựng giá đất sát với thị trường đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, huyện cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bổ sung các loại đơn giá về cây trồng, hoa màu, tài sản,... còn thiếu trong các văn bản pháp quy hiện nay để thuận tiện cho quá trình đền bù cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

- Huyện nên có những biện pháp cứng rắn hơn nữa với các đối tượng kích động, xúi giục tuyên truyền sai lệch đường lối chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước trong công tác thu hồi đất phục vụ thực hiện dự án.

4.2.2.2. Đối với Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng

- Ban chỉ đạo cần tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Vân Đồn để tập trung giải quyết mọi

- Đẩy mạnh công tác công khai hóa, dân chủ hóa trong quy hoạch và giải phóng mặt bằng của dự án theo phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Nếu thực hiện tốt phương châm này người dân sẽ có được các thông tin đầy đủ về dự án: cơ sở pháp lý, phạm vi giải tỏa, các chính sách bồi thường, hỗ trợ vị trí, địa điểm và chính sách tái định cư, kế hoạch tổ chức thực hiện,... Từ những thông tin công khai, minh bạch này, người dân có thể ủng hộ, nghiêm túc chấp hành mọi quy định cửa dự án.

4.2.2.3. Đối với người dân

- Cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về dự án để có hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện dự án tại địa bàn huyện.

- Không để kẻ xấu lợi dụng dẫn đến những hành vi manh động, vi phạm pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án cảng hàng không quốc tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)