Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên

Thông qua việc nghiên cứu các kinh nghiệm của một số tỉnh thành phố ở nước ta trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư khu dân cư, khu đô thị, ta có một số bài học kinh nghiệm đối với hoạt động này như sau:

Thứ nhất, các ngành chức năng cần rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới công tác quản lý các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, đẩy nhanh công tác quy hoạch các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung quy mô lớn. Để việc Quy hoạch hệ thống các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư ở nước ta đi vào thực tiễn có hiệu quả, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án (thẩm định kỹ về năng lực tài chính chủ đầu tư, kinh nghiệm của chủ đầu tư trong lĩnh vực thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản...); Nghiên cứu và tham mưu để chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách bổ sung nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư trên địa bàn. Ngoài ra, phải tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố và đề xuất chính quyền địa phương xem xét về nguồn kinh phí đối với các dự án đang thực hiện; Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thẩm định đánh giá, phân loại dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư theo tiêu chí được quy định trình các cơ quan Nhà nước ban hành.

Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bên liên quan: Sở Xây dựng, trật tự đô thị, Công an môi trường, Quản lý thị trường... trong việc thanh tra giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư ở nước ta hiện nay. Từng bước nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên trách cho lĩnh vực quản lý, đảm bảo các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư nói chung và hoạt động xây dựng nói riêng.

Thứ tư, tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý về các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư, gia cầm trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Có thể nói, các quy định về các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập hành lang pháp lý trong công tác quản lý và thực hiện một cách hợp lý trong xã hội hiện nay. Việc xác định đặc điểm có liên quan đến các dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện

hơn nữa hệ thống pháp luật về xây dựng tại Việt Nam. Đây việc làm cần thiết cho nước ta khi các các cá nhân, tổ chức trong việc đầu tư các dự án nói chung. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu khách quan của công tác đầu tư các dự án khu đô thị, khu dân cư nói riêng. Ngoài ra, với những quy định về vấn đề này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ được pháp luật điều chỉnh. Hy vọng, những quy định trong lĩnh vực đầu tư dự án khu đô thị, khu dân cư nói chung sẽ được áp dụng một cách tốt hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, hình thành nên một nền tảng pháp lý trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư nói riêng và pháp luật nói chung, giúp nền kinh tế nước ta phát triển, phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua được tổ chức thực hiện ra sao?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị?

- Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Từ các tài liệu, thông tin đã được công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước trong tỉnh Thái Nguyên, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên… Những thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên cung cấp: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng...; các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan như: Phòng Đăng ký Kinh doanh, bộ phận Một cửa liên thông - Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Quản lý Kiến trúc Quy hoạch, Phòng Phát triển đầu tư và hạ tầng kỹ thuật - Sở Xây dựng; Phòng Quy hoạch và Xây dựng, Phòng Tổng hợp, Phòng Hành chính - Tổ chức thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên... Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu từ Internet, một số sách báo, tạp chí, báo cáo kết quả thực hiện của các cơ quan liên quan.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách và thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với thông tin của các nhà đầu tư có liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Lựa chọn các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (trong đó tập trung vào giai đoạn từ năm 2014-2018 với tổng số 65 dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cấp Quyết định chủ trương đâu tư từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách) để thực hiện thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách và thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị từ các cơ quan, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo và nhà đầu tư có dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cấp Quyết định chủ trương đâu tư từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách

Việc thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua hình thức: Gửi văn bản, yêu cầu 65 nhà đầu tư có dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2014-2018) thực hiện việc báo cáo bằng văn bản (theo mẫu) theo quy định về tiến độ triển khai dự án (các số liệu cơ bản có liên quan đến các thông tin đề tài luận văn cần thu thập).

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Sau khi các thông tin được thu thập sẽ tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp lại thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2010 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Những thông tin sau khi thu thập sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như: đối tác đầu tư, khu vực đầu tư, lĩnh vực đầu tư... Sử dụng phương pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng các sự kiện, từ đó có được những đánh giá chính xác đối với tình

hình công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau. So sánh các chỉ tiêu sử dụng đất, cơ cấu các loại đất; so sánh mật độ dân số và lao động với thực trạng sử dụng đất nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở đô thị, đất khu dân cư cũng như mật độ dân số trên địa bàn để thực hiện đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả.

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự; so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu.

Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong từng dự án, từng giai đoạn...

2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê về thực trạng quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư nhằm mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội để từ đó có những giải pháp hợp lý, sát thực tiễn, hiệu quả. Mô tả quá trình thực hiện công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trong những năm qua. Từ đó đưa ra những dự báo về tình hình phát triển các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương.

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất. - Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.

- Chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập nội tỉnh.

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm.

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo.

- Chỉ tiêu phản ánh tiềm năng về phát triển cơ sở hạ tầng.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý Nhà nước dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị.

- Nhóm chỉ tiêu về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị.

- Nhóm chỉ tiêu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà nước dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị.

- Các chỉ tiêu về quy mô dân số đô thị, diện tích, chức năng và phân loại đô thị. - Số lượng các dự án quy hoạch đô thị được phê duyệt, số lượng các dự án được thực hiện.

- Số tiền nộp sử dụng đất xây dựng đô thị. - Số tiền đóng góp cho ngân sách.

- Số việc làm được tạo ra khi xây dựng khu dân cư, khu đô thị. - Số tiền đựợc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện dự án. - Số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phát sinh khi thực hiện dự án.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU ĐÔ THỊ KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc Vùng Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số 1,2 triệu người, trong đó có khoảng 35% dân số ở khu vực đô thị, 65% dân số ở khu vực nông thôn; với 27 dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc thiểu số có số đông, chiếm tỷ lệ 27% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện) và 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 124 xã thuộc khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa, trong đó có 47 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, an toàn khu. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh trong vùng, gồm đường sắt, đường thủy và đường bộ như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép; trong thời gian tới sẽ có đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 5 của Hà Nội. Thái Nguyên có đa dạng tài nguyên khoáng sản và truyền thống sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng...; là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 toàn quốc. Thái Nguyên có hệ thống các bệnh viện đa khoa và chuyên ngành của Trung ương và địa phương, Quân khu 1 và hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ương và quốc phòng.

Thái Nguyên có vùng chè nổi tiếng với diện tích trên 21.000ha, sản lượng chè búp tươi đạt 210 nghìn tấn, sản phẩm trà chất lượng, đa dạng về chủng loại đạt nhiều kỷ lục qua các kỳ Festival và gần đây sản phẩm trà đã được trao "giải Bạc" về chất lượng tại cuộc thi quốc tế; có nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, di tích Chùa Hang, Đền Mục và chùa Hương Ấp thờ Vua Lý Nam Đế, Khu du lịch Hồ Núi Cốc... đang tạo nhiều tiềm năng phát triển du lịch lịch sử, sinh thái nghỉ dưỡng.

3.1.2. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Với vị trí địa lý rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)