5. Bố cục của luận văn
4.1. Quan điểm, định hướng công tác quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây
dựng khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh và của UBND tỉnh, tỉnh Thái Nguyên luôn nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư cũng như cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn đã góp phần thu hút được nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khu vực dân cư đô thị này ngày càng có xu hướng đóng góp cao hơn vào tổng giá trị GDP của toàn đất nước. Những cơ hội kinh tế ở các đô thị đã và đang tạo ra sức hút đô thị, thu hút các luồng di cư và thúc đẩy sự tăng trưởng dân số đô thị. Ngược lại, quá trình đô thị hóa kích thích hơn nữa tăng trưởng kinh tế. Đây là hai mặt tương hỗ và liên quan chặt chẽ của quá trình phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đang còn những bất cập, hạn chế cần phải, giải quyết, khắc phục trong thời gian tới như:
- Cần phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị; việc đầu tư các khu dân cư, đô thị không chỉ đạt mục tiêu là tăng qui mô đất đai, dân số đô thị mà còn phải coi trọng tới việc đổi mới, nâng cao chất lượng đô thị.
- Hệ thống đô thị phải được phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn toàn tỉnh, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các huyện, thành phố, thị xã. Coi trọng mối liên kết Đô thị - Nông thôn. Đảm bảo đô thị có chất lượng sống tốt phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Phát triển khu dân cư, khu đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái.
- Phát triển khu dân cư, khu đô thị phải đi đôi với việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (như giao thông đô thị, cấp nước, cấp điện, thoát nước bẩn VSMT, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, dịch vụ thương mại và nhà
ở) với trình độ thích hợp hoặc hiện đại tương ứng với quá trình phát triển của mỗi đô thị.
- Phát triển khu dân cư, khu đô thị phải gắn với việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong đổi mới chính sách, cơ chế quản lý phát triển đô thị; huy động sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực vào mục đích cải tạo và xây dựng đô thị, đảm bảo cho các đô thị phát triển theo quy hoạch và pháp luật.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta; áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong xây dựng, vật liệu, trang thiết bị, năng lượng sạch, công nghệ xử lí chất thải, bảo vệ môi trường.
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Về hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật
- Có cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cụ thể như: chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức; chính sách thu hút nhân tài; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo ngành, lĩnh vực để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong thực thi công vụ; xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, việc khen thưởng phải hướng tới người lao động trực tiếp để khuyến khích, động viên.
- Cải cách bộ máy quản lý hành chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Tổ chức lại các Phòng ban, nghiệp vụ của các sở, ban, ngành để thực thi nhiệm vụ tránh chồng chéo, phiền hà. Trên cơ sở đó kiên quyết cắt giảm biên chế ở những vị trí không cần thiết, hoặc quá cồng kềnh nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc quản lý Nhà nước đối với dự án. Bố trí số lượng biên chế, cơ cấu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị hợp lý, hiệu quả;
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, phải thường xuyên rà soát, rút ngắn quy trình xử lý, tất cả TTHC phải được công khai, minh bạch, thống nhất cách hướng dẫn trong cùng một vấn đề giữa các cơ quan nhà nước; theo chức năng nhiệm vụ được giao, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực của Nhà nước như: đất đai, nguồn vốn, nguồn nhân lực,... đảm bảo sự bình
đẳng, không có sự thiên vị hay phân biệt loại hình, thành phần kinh tế giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Rà soát lại những thủ tục hành chính trong từng khâu công việc nếu xét thấy không cần thiết hoặc chồng chéo thì loại bỏ hoặc sửa đổi. Thực hiện nghiêm túc việc công khai các thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và tổ chức niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, đồng thời công khai trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của tỉnh.
Thường xuyên thực hiện công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Áp dụng công nghệ thông tin, các ứng dụng phần mềm quản lý vào trong giải quyết, xử lý công việc, quản lý văn thư lưu trữ thống nhất trong các cơ quan từ cấp huyện, đến cấp tỉnh để có thể kết nối liên thông theo dõi việc tiếp nhận và xử lý công văn giữa các cơ quan.
- Duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện hỗ trợ cho cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có Bộ phận thường trực (Một cửa liên thông của tỉnh) thay mặt UBND tỉnh gồm đại diện các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố thị xã để tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ thủ tục xin chủ trương đầu tư; lựa chọn địa điểm xây dựng; đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư; thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư; quy hoạch xây dựng; thiết kế cơ sở (đối với những dự án sử dụng đất và có hoạt động xây dựng); đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi
trường; giao đất và cho thuê đất; tính giá đất... Có quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm luân chuyển hồ sơ, thời hạn xử lý hồ sơ của từng cơ quan, từng công đoạn đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Tất cả các hồ sơ của đơn vị, cá nhân gửi đến đề có phiếu hẹn trả kết quả. Công khai các thủ tục hành chính và công đoạn giải quyết hồ sơ để người dân và doanh nghiệp biết, giám sát.
- Sửa đổi các quy định của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các dự án như: Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 15/02/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư và xây dựng; quản lý về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên; Quyết định số 31/2014/QĐ- UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 03/11/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý, đầu tư xây dựng dự án khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4.2.2. Công tác quy hoạch và tuân thủ việc triển khai thực hiện theo quy hoạch và lựa chọn Chủ đầu tư
Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phải thiết thực và đi vào cuộc sống người dân, phù hợp kinh tế thị trường. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch xây dựng tại đô thị và nông thôn phải đạt yêu cầu về chất lượng, trong đó yếu tố dự báo phát triển phải được tính toán khoa học và định hướng phát triển; quy hoạch đảm bảo yêu cầu mở và động:
+ Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành: phải định hướng phát triển cụ thể từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; đồng thời phải xác định được danh mục công trình trọng điểm và nhu cầu vốn đầu tư trong từng giai đoạn 5 năm, 10 năm. Định kỳ hàng năm, phải tiến hành đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
phát triển ngành để đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Đối với quy hoạch xây dựng đô thị: Đồ án quy hoạch phải tổ chức nhiều thành phần tham gia trong quá trình nghiên cứu như: nhân dân trong vùng quy hoạch, các thành phần kinh tế…; quy hoạch đảm bảo các yếu tố để thực hiện được công tác quản lý, đồng thời không quá cứng để dễ điều hành khi triển khai thực hiện.
Xác định khâu quy hoạch phải đi trước một bước. Phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các dự án nhà ở và dự án khu dân cư để có giải pháp điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với các tiêu chuẩn mới, đảm bảo mỹ quan đô thị; đối với các dự án đã được giao nhưng không có khả năng thực hiện thì UBND tỉnh sẽ thu hồi.
Đẩy nhanh việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết phát triển đô thị, nông thôn; trong quy hoạch đô thị phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển từng loại nhà ở, đặc biệt là đất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở thương mại với tỷ lệ hợp lý theo quy định của pháp luật về nhà ở;
Quản lý về thiết kế kiến trúc, đặc biệt quan tâm đến mẫu nhà mang bản sắc vùng miền riêng, đảm bảo tính hiện đại và có giá trị truyền thống. Công bố công khai quy hoạch được duyệt và quỹ đất được phép xây dựng nhà ở theo quy hoạch để làm cơ sở tổ chức triển khai các dự án phát triển nhà ở và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy hoạch.
Các dự án quy hoạch yêu cầu thực hiện theo các quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định áp dụng một số tiêu chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 và các tiêu chuẩn hiện hành để đảm bảo các dự án đồng bộ và hiện đại.
- Định kỳ hàng năm, UBND tỉnh giao cho cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra rà soát tiến độ các dự án đã được phê duyệt, kiên quyết loại bỏ các quy hoạch treo, dự án treo, giao cho Nhà đầu tư có năng lực thực sự thực hiện để tránh tình trạng đầu cơ giữ đất, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Những quy hoạch đã quá thời gian quy định cần phải xem xét điều chỉnh hoặc bãi bỏ để đảm bảo đời sống và những hoạt động bình thường của người dân trong vùng dự án. Kịp thời tháo gỡ các quy hoạch treo, dự án treo giúp cho nhân dân trong dự án sớm ổn định cuộc sống, hạn chế các khiếu nại, kiến nghị của người dân và các vấn đề xã hội nảy sinh. Ngoài ra còn giảm thiểu những rủi do tiềm ẩn do việc đầu cơ đất hoặc vỡ nợ của các chủ đầu tư.
- Sau khi quy hoạch được xét duyệt phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân và các Nhà đầu tư biết, cụ thể phải công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên cũng như tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn nơi có quy hoạch. Riêng đối với các quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu đô thị vừa phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, vừa phải công khai ngay tại dự án.
- Quy hoạch xây dựng, phát triển các khu đô thị phải hướng vào phục vụ tốt cuộc sống của con người, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội trong nội bộ mỗi khu đồng thời đảm bảo nâng cao hiệu quả, phát huy tác động kinh tế - xã hội của nó tới vùng phụ cận.
4.2.3. Đổi mới công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và quản lý giám sát quá trình thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án
Lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Áp dụng rộng rãi hình thức đấu giá đất dự án, đấu thầu công trình.
Để dự án đầu tư có chất lượng, tìm kiếm được các Nhà đầu tư có năng lực thực sự thực hiện dự án, hạn chế việc chiếm giữ đất đai, chạy dự án để chuyển nhượng, tình trạng dự án treo, quy hoạch treo thì ngay từ khâu lựa chọn nhà đầu tư để cấp phép đầu tư (đối với hình thức chỉ định thầu) thì phải sàng lọc các Nhà đầu
tư không những phải có năng lực về tài chính, mà phải có năng lực về kỹ thuật và uy tín trong hoạt động quản lý và đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Theo quy định tại Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 03/11/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý, đầu tư xây dựng dự án khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có hình thức lựa chọn chủ đầu tư, bao gồm:
- Đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn chủ đầu tư; - Đấu thầu dự án để lựa chọn chủ đầu tư;
- Giao thực hiện dự án: Giao cho các tổ chức phát triển quỹ đất, Quỹ Đầu tư phát triển làm chủ đầu tư; cho phép các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất đang quản lý, sử dụng từ đất khác để thực hiện dự án khu đô