5. Bố cục của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương.
- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất. - Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.
- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
- Chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập nội tỉnh.
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm.
- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo.
- Chỉ tiêu phản ánh tiềm năng về phát triển cơ sở hạ tầng.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý Nhà nước dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị.
- Nhóm chỉ tiêu về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị.
- Nhóm chỉ tiêu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà nước dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị.
- Các chỉ tiêu về quy mô dân số đô thị, diện tích, chức năng và phân loại đô thị. - Số lượng các dự án quy hoạch đô thị được phê duyệt, số lượng các dự án được thực hiện.
- Số tiền nộp sử dụng đất xây dựng đô thị. - Số tiền đóng góp cho ngân sách.
- Số việc làm được tạo ra khi xây dựng khu dân cư, khu đô thị. - Số tiền đựợc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện dự án. - Số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phát sinh khi thực hiện dự án.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU ĐÔ THỊ KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc Vùng Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số 1,2 triệu người, trong đó có khoảng 35% dân số ở khu vực đô thị, 65% dân số ở khu vực nông thôn; với 27 dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc thiểu số có số đông, chiếm tỷ lệ 27% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện) và 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 124 xã thuộc khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa, trong đó có 47 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, an toàn khu. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh trong vùng, gồm đường sắt, đường thủy và đường bộ như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép; trong thời gian tới sẽ có đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 5 của Hà Nội. Thái Nguyên có đa dạng tài nguyên khoáng sản và truyền thống sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng...; là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 toàn quốc. Thái Nguyên có hệ thống các bệnh viện đa khoa và chuyên ngành của Trung ương và địa phương, Quân khu 1 và hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ương và quốc phòng.
Thái Nguyên có vùng chè nổi tiếng với diện tích trên 21.000ha, sản lượng chè búp tươi đạt 210 nghìn tấn, sản phẩm trà chất lượng, đa dạng về chủng loại đạt nhiều kỷ lục qua các kỳ Festival và gần đây sản phẩm trà đã được trao "giải Bạc" về chất lượng tại cuộc thi quốc tế; có nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, di tích Chùa Hang, Đền Mục và chùa Hương Ấp thờ Vua Lý Nam Đế, Khu du lịch Hồ Núi Cốc... đang tạo nhiều tiềm năng phát triển du lịch lịch sử, sinh thái nghỉ dưỡng.
3.1.2. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Với vị trí địa lý rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là một trong 8 tỉnh, thành phố có tuyến đường Vành đai 5 - vùng thủ đô Hà Nội đi qua Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
3.1.3. Điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tình hình dân số, lao động.
Theo số liệu thống kê năm 2018 toàn tỉnh có 1.268 nghìn người, sinh sống trên địa bàn toàn tỉnh, tăng 11,3 nghìn người, tương đương tăng 0,91% so với năm 2017. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 440,5 nghìn người, chiếm 35,1% và dân số khu vực nông thôn là 814,5 nghìn người, chiếm 64,9% tổng dân số.
Địa bàn có nhiều đơn vị hành chính và dân số trung bình đông là thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên.
Địa bàn có mật độ dân số thấp là huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ.
Địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là huyện: Đại Từ chiếm 95,2% lao động xã hội; Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ Yên 91,4%.
Bảng 3.1: Những chỉ tiêu chung về tỉnh Thái Nguyên được chi tiết ở Bảng
(đến 31/12/2018)
Toàn quốc Tỉnh Thái Nguyên
2014 2015 2016 2017 2018 2014 2015 2016 2017 2018
1 Dân số trung bình
(nghìn người) 90.728,9 91.713,3 92.695,1 93.680,0 96.963,9 1.173,2 1.238,8 1.243,8 1.255,1 1.265 2 Mật độ dân số -
Người/km2 263 274 280 283 286 332 351 353 356 359
3 Tăng trưởng kinh tế
(%) 6,42 5,98 6,21 6,81 7,08 29,6 33,2 16,4 12,75 12,75
4
GDP/GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) - Triệu đồng/người
24,8 43,4 48,6 53,5 53,9 40,9 51,3 60,7 68,0 74
5
Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân/người – USD/người. 1.655,7 1.766,6 1.905,0 2.281,9 2.351,5 6.759,5 12.876 15.357,0 18.120,9 25.000 6 Thu ngân sách nhà nước bình quân đầu người - triệu đ/người
9,4 10,9 11,9 13,9 14,7 4,3 6,0 7,9 10,1 13,1 7 Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP hoặc so với GRDP (%) 21,6 23,8 24,5 26,0 27,6 10,6 11,8 13,0 14,8 15,7
3.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua
Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, một số lĩnh vực có sự phát triển bứt phá; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch hằng năm; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; các chính sách xã hội được quan tâm đúng mức; diện mạo của tỉnh từ thành thị đến nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra 15 nhóm chỉ tiêu, trong đó có 19 chỉ tiêu thành phần. Năm 2018, đã có 18 trong số 19 chỉ tiêu thành phần đạt và vượt so với tiến độ mà Nghị quyết đã đề ra, trong đó có 12 trong số 19 chỉ tiêu đạt, vượt mang tính bứt phá.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2016, 2017 đạt 14%; năm 2018 đạt 12,75% (cao nhất trong vùng và cao gấp gần hai lần mức bình quân chung cả nước); cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ (năm 2018, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 55,4%; khu vực dịch vụ chiếm 32%; khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 12,6%).
Tổng sản phẩm trong tỉnh(GRDP) năm 2018 tăng 12,75% so với năm 2017, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,25%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 68 triệu đồng, gấp 1,3 lần năm 2016, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tổng nguồn lực đầu tư tiếp tục tăng trưởng, trong hai năm 2017, 2018 đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng (Nghị quyết Đại hội đặt ra cho cả nhiệm kỳ là 108 nghìn tỷ đồng). Thu ngân sách: năm 2016 thu đạt hơn 7.300 tỷ đồng; năm 2017 thu đạt hơn 9.600 tỷ đồng; năm 2018 thu đạt 12.643 tỷ đồng (vượt 40,3% so với kế hoạch; vượt hơn 3.600 tỷ đồng so với năm 2017; vượt hơn 5.300 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ); phấn đấu tỉnh Thái Nguyên có thể tự cân đối thu - chi ngân sách trước năm 2020. Môi trường đầu tư của tỉnh bảo đảm công khai, minh bạch. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong 3 năm liên tiếp (2014, 2015, 2016) đều đứng trong top 10 tỉnh có chỉ số PCI cao nhất cả nước. Năm 2017, Thái Nguyên đứng thứ 15/63 tỉnh thành, phố trong Bảng xếp hạng PCI cả nước; năm 2018 đứng ở vị trí 15 trong
số 63 tỉnh, thành phố nhưng tổng điểm các chỉ số thành phần tăng 2,63 điểm so với năm 2017; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2018 đạt 94,04%, cùng với Vĩnh Phúc và Ninh Bình trở thành ba tỉnh dẫn đầu cả nước [34].
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6.318 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 79.576 tỷ đồng; 130 dự án FDI, với vốn đăng ký gần 7,3 tỷ USD; nhiều dự án lớn, có sức lan tỏa cao đã được khởi công thực hiện, bước đầu có kết quả khả thi, được cán bộ và nhân dân đồng thuận, phấn khởi, như: Dự án Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc; Dự án Xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu, kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu; Dự án quảng trường Võ Nguyên Giáp; Dự án nâng cấp, sửa chữa Trung tâm dịch vụ thi đấu thể thao tỉnh Thái Nguyên; Dự án An Lạc Viên; Dự án khu nhà ở kết hợp dịch vụ, thương mại tại thành phố Thái Nguyên; Dự án xây dựng Trung tâm hành chính mới huyện Đồng Hỷ… Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được ưu tiên đầu tư; vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bình quân hằng năm đạt hơn 3.000 tỷ đồng; hệ thống giao thông trên địa bàn tiếp tục được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, như: 11 km đường quốc lộ 3; 17,7 km đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh Thái Nguyên; quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế; 22,61 km đường Thái Nguyên - Chợ Mới; hơn 1.200 km đường giao thông nông thôn; hơn 130 km kênh mương nội đồng…
Công nghiệp có bước phát triển vượt bậc; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân năm 2014 - 2018 tăng 23,1%; năm 2017 đạt hơn 571 nghìn tỷ đồng (đứng thứ 7 trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước); năm 2018 đạt 290 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu bình quân năm 2014 - 2018 tăng 25,2%; năm 2017 tăng 23% đạt 23,563 tỷ USD (chiếm khoảng 11% giá trị xuất khẩu chung của cả nước); năm 2018 đạt 13,1 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ, bằng 52,2% kế hoạch năm.
Thái Nguyên đang tích cực triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước chuyển đổi mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn (tỉnh đang triển khai thí điểm việc dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn...,) phát triển kinh tế đồi rừng, kinh
tế trang trại. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; toàn tỉnh có 68 trong 139 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt gần 50%), trong đó đã có hai đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công), cuối năm 2018 có thêm một đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thị xã Phổ Yên).
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Giáo dục, đào tạo có bước phát triển cả về mạng lưới, quy mô, loại hình; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao (tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, THCS đạt 100%, THPT đạt 81%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học đạt 80,85%). Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được tăng cường; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng các sự kiện chính trị, ngày lễ, kỷ niệm được tổ chức kịp thời, hiệu quả, sôi nổi và rộng khắp. Tỉnh đã ký chương trình hợp tác với Đại học Thái Nguyên để chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống với kinh phí khoảng 100 tỷ đồng.
Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời, đạt hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo hiện là 9% và đã được giảm bình quân hằng năm hơn 2%; chỉ đạo thực hiện hỗ trợ sửa chữa hoặc xây mới nhà ở cho tất cả 34 hộ nghèo có thành viên là đảng viên từ 50 tuổi Đảng trở lên có khó khăn về nhà ở; hoàn thành đúng kế hoạch việc xóa toàn bộ 33 phòng học tạm trên địa bàn toàn tỉnh; đã hoàn thành mục tiêu xóa xóm, bản trắng chưa được đầu tư về điện lưới quốc gia cho tất cả 35 xóm, bản.
Tuy vậy, tỉnh Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi, với gần 70% dân số sống ở nông thôn, trình độ dân trí không đồng đều; toàn tỉnh có 124 trong số 139 xã thuộc khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong đó có 36 xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn cao (9%). Nguồn lực Trung ương hỗ trợ tỉnh còn chưa nhiều; kết cấu hạ tầng còn nhiều nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của tỉnh, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch…
Những thành tựu đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng vừa qua đã tạo nên thế mới, lực mới thôi thúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Nguyên phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XII của
Đảng. Đó là, triển khai nghiêm túc, kiên quyết các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư, trong đó chú trọng xây dựng các cơ chế, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, nâng cao hiệu quả của các hội, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức và biên chế; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính các cấp, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng, chống