5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc Vùng Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số 1,2 triệu người, trong đó có khoảng 35% dân số ở khu vực đô thị, 65% dân số ở khu vực nông thôn; với 27 dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc thiểu số có số đông, chiếm tỷ lệ 27% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện) và 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 124 xã thuộc khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa, trong đó có 47 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, an toàn khu. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh trong vùng, gồm đường sắt, đường thủy và đường bộ như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép; trong thời gian tới sẽ có đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 5 của Hà Nội. Thái Nguyên có đa dạng tài nguyên khoáng sản và truyền thống sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng...; là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 toàn quốc. Thái Nguyên có hệ thống các bệnh viện đa khoa và chuyên ngành của Trung ương và địa phương, Quân khu 1 và hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ương và quốc phòng.
Thái Nguyên có vùng chè nổi tiếng với diện tích trên 21.000ha, sản lượng chè búp tươi đạt 210 nghìn tấn, sản phẩm trà chất lượng, đa dạng về chủng loại đạt nhiều kỷ lục qua các kỳ Festival và gần đây sản phẩm trà đã được trao "giải Bạc" về chất lượng tại cuộc thi quốc tế; có nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, di tích Chùa Hang, Đền Mục và chùa Hương Ấp thờ Vua Lý Nam Đế, Khu du lịch Hồ Núi Cốc... đang tạo nhiều tiềm năng phát triển du lịch lịch sử, sinh thái nghỉ dưỡng.