Đánh giá tình hình quản lý rủi ro tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 88 - 94)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý rủi ro tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

a. Kết quả đã đạt được

Qua số liệu phân tích hoạt động tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc những năm gần đây cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng, định tính như sau:

Thứ nhất, chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực

Nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm soát tốt trong giới hạn 5%, trong khi tổng dư

nợ hàng năm tăng bình quân 13%. Điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đã có kết quả tích cực.

Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc là giữ vững tỷ trọng cho vay công nghiệp và thương mại từ 50% đến 75% theo định hướng ngay từ khi mới thành lập; nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán.

Thứ hai, xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ

Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng, chiến lược phát triển BIDV đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hàng năm; Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi...; Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng; Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng

quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

Chính sách tín dụng hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, theo đó không chỉ dừng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà BIDV Chi nhánh Kinh Bắc còn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực công, thương nghiệp như trước đây. Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/ dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc. Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phương thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm..Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng.

Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy BIDV Chi nhánh Kinh Bắc là một trong NHTM Nhà nước cập nhật nhanh về các chính sách vĩ mô của Nhà nước vào hoạt động tín dụng của mình nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay, hạn chế rủi ro do chủ quan về chấp hành cơ chế chính sách, pháp luật. So với các NHTM khác, chính sách tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc tương đối chặt chẽ.

Thứ ba, thực hiện xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro

Chi nhánh cũng đã đề ra trong sổ tay về các giới hạn rủi ro tín dụng như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung dài hạn; giữa cấp tín dụng cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan…

Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD qui định như cho vay không quá 15% vốn tự có vào một khách hàng hay giới hạn về liên doanh góp vốn; giới hạn về mua sắm tài sản cố định, BIDV Chi nhánh Kinh Bắc đã tính toán và tuân thủ trong toàn hệ thống. Hàng quí, từ Trụ sở chính và các chi nhánh nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có coi như tự có để căn cứ tính toán giới hạn cho vay một khách hàng hay trình xin chủ trương cho góp vốn liên doanh. Phần lớn những giới hạn rủi ro này được quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở chính của BIDV, vì vậy đây là những thuận lợi trong trong chỉ đạo tập trung việc chấp hành những giới hạn rủi ro này.

Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống bước đầu cũng đã được BIDV xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hành kiểm điểm hàng quí qua các cuộc họp giao ban cụm như: Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm; Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối. Bên cạnh đó, trên giác độ quản lý tổng thể, Hội đồng quản trị đã phê duyệt giới hạn cho vay đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng như điện, xi măng, bất động sản và tuân thủ chỉ đạo của NHNN kiểm soát dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán

Thứ tư, tổ chức bộ máy tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc dần chuyên nghiệp hơn

Đứng trên giác độ quản trị rủi ro tín dụng, có thể thấy mô hình tổ chức cấp tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc có bước tiến đáng kể, chi nhánh đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức đã mang lại những một số kết quả khả quan về chất lượng tín dụng như đã đề cập ở trên.

Trong thời gian qua, mặc dù môi trường kinh tế có nhiều biến động khó lường, chính sách tiền tệ liên tục thay đổi ảnh hưởng đến lĩnh vực Ngân hàng nhưng quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc có xu hướng tích cực, đóng góp lớn vào thu nhập của Ngân hàng. Điều này thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc đã và đang được quan tâm và đang dần phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các cổ đông, cần khắc phục kịp thời trong thời gian tới.

b. Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Năm 2016, mặc dù BIDV Chi nhánh Kinh Bắc đã luôn cố gắng để hạn chế nợ xấu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn tiềm ẩn như: Quy trình Giới hạn tín dụng chủ yếu bằng định tính, còn mang tính chủ quan; Công tác kiểm tra nội bộ chưa phát huy hết khả năng, chủ yếu là kiểm tra sau. Thông tin được cập nhật từ trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước chưa có độ chính xác cao. Cán bộ tín dụng khách hàng là người trực tiếp giải quyết việc cho vay nên khó tránh khỏi những tiêu cực dẫn đến rủi ro cao. Điều đó dẫn đến các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro và hàng năm phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro lớn, làm giảm lợi nhuận.

Về quy định giới hạn tín dụng:

Theo quy định của BIDV, giới hạn tín dụng cho một khách hàng thì đầu tư dự án không được tính trong giới hạn tín dụng. Điều này đã dẫn đến thực tế là doanh nghiệp có rất nhiều dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khá lớn (đương nhiên mức độ rủi ro sẽ cao hơn) nhưng vẫn không phải thực hiện bước phân tích và thẩm định tín dụng độc lập do các dự án dưới mức phải thực hiện. Điều này đã dẫn đến tình trạng lách quy định này để việc thẩm định dự án được nhanh chóng và ít chịu sự giám sát của nhiều bộ phận chức năng.

Về quy trình tín dụng:

Sự tuân thủ quy trình tín dụng của có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu

của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Quá trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay rất lỏng lẻo, việc kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra về tài sản bảo đảm không được làm thường xuyên.

Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các Phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. BIDV Chi nhánh Kinh Bắc chưa đưa ra được bộ chế tài xử lý đối với các phòng ban tham gia hoạt động cấp tín dụng vì vậy chưa nâng cao được tinh thần trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác tín dụng.

Về danh mục đầu tư:

Hiện nay danh mục đầu tư của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc chủ yếu còn tập trung vào các doanh nghiệp lớn; mặc dù đã có định hướng phát triển đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay thể nhân nhưng tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với khu vực này còn thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Tổng dư nợ tập trung vào các doanh nghiệp lớn quá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung vào một số khách hàng lớn không thể làm giảm thiểu được rủi ro.

Về hệ thống xếp hạng tín dụng:

Hiện tại, chưa xếp hạng được đối với khách hàng cá nhân. Nguyên nhân là do hệ thống phần mềm chưa hỗ trợ. Do vậy, việc cho vay với khách hàng cá nhân thường nặng về tài sản bảo đảm và tính chủ quan, cảm tính khi quyết định của cán bộ tín dụng.

Về công tác đào tạo cán bộ

Tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc, cán bộ làm công tác tín dụng tuổi đời còn trẻ, dưới 30 tuổi, phần lớn công tác trong lĩnh vực tín dụng từ 1 - 3 năm nên kinh nghiệm còn hạn chế. Khác với các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng, cán bộ làm công tác tín dụng ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn còn đòi hỏi phải có kinh nghiệm

thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Điều này cho thấy với lực lượng cán bộ còn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng như công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, khả năng hạn chế rủi ro tín dụng sẽ rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 88 - 94)