5. Bố cục của luận văn
1.1.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng
- Với đặc điểm của RRTD là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn đề của Ngân hàng vì vậy rất cần thiết phải quản lý RRTD:
Sự đổ vỡ hàng loạt Quĩ tín dụng tại Việt Nam trong những năm 1989-1990 do chất lượng các khoản cho vay yếu kém, không thu hồi được. Những năm 1999 - 2000, cũng từ nguyên nhân này NHNN đã đặt một số NHTMCP vào tình trạng giám sát đặc biệt, những vụ án lớn và việc xử lý một khối lượng hàng ngàn tỷ đồng nợ tồn đọng của các NHTMNN từ năm 2000 về trước đều bắt nguồn từ những khoản cho vay khó đòi. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Đông Nam Á đã làm cho nhiều Ngân hàng ở Châu Á bị mất hàng tỷ đô la Mỹ, bị phá sản, hoặc buộc phải sáp nhập, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng tăng cao. Thời điểm trước cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng Thái Lan là 13%, Indonesia 13%, Phillippines 14%, Malaysia
10%. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Mỹ bắt nguồn từ làn sóng cho vay thế chấp nhà đất rủi ro cao đã minh chứng rất rõ căn nguyên cơ bản tạo ra ở vấn đề của Ngân hàng là RRTD. Vì vậy, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề sống còn của NHTM (Nguyễn Đức Tú, 2011).
- QLRRTD rất cần thiết bởi mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng
Tính cấp thiết của quản lý RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp và nguy cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của Ngân hàng ngày nay càng trở nên rủi ro hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong giai đoạn từ 1970 đến 1995, trên thế giới trung bình một năm có một cuộc khủng hoảng Ngân hàng; thì trong giai đoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ này là 1,44.
Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng gia tăng:
Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng qui định trong hoạt động Ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực Ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho các Ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng qui mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng qui mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, qui luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của Ngân hàng kéo theo sự thiệt hại cho Ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng các sản phẩm tín dụng có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với sản phẩm tín dụng truyền thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ như thẻ tín dụng, cho vay cá thể…luôn chứa dựng rủi ro mới. Nhưng dưới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm cũng như
phạm vi của hoạt động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các Ngân hàng. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như RRTD càng đòi hỏi quản lý RRTD phải được chú trọng nâng cấp tương xứng.
Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động Ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quản lý RRTD là một công việc tối quan trọng (Nguyễn Đức Tú, 2011).
Quản lý rủi ro tín dụng tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị của NHTM
Hãy nói cho tôi biết bạn quản lý rủi ro ra sao, tôi sẽ nói Ngân hàng bạn thế nào?” - Tiến sĩ S. L. Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực tuyến (e-learning) về tài chính có trụ sở tại California, Hoa Kỳ - nói như vậy để mở đầu câu chuyện về quản lý rủi ro trong Ngân hàng. Dù nền kinh tế thế giới đang hứng chịu hậu quả của sự “sơ suất” trong công tác quản lý rủi ro của các Ngân hàng, song điều ông Srinivasulu muốn nói là: Hãy quay về những gì đơn giản nhất. Từ lâu, công tác quản lý rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thoả mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Dưới góc nhìn này, rủi ro được xem như là “điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận” trong kinh doanh, và hoạt động quản lý rủi ro được coi là một trung tâm chi phí. Ông Srinivasulu cho rằng các Ngân hàng nên chuyển hướng tiếp cận ngược lại: Quản lý rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá lý, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn (Nguyễn Đức Tú, 2011).