Bài học đối kinh nghiệm đốivới ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 47)

5. Bố cục của luận văn

1.2.5. Bài học đối kinh nghiệm đốivới ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc

Qua kinh nghiệm một số nước trong quản trị rủi ro tín dụng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc nói riêng:

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo tính độc lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách, đảm bảo chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.

Ba là, thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.

Bốn là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

Năm là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.

Từ kinh nghiệm cũng như bài học từ các nước trên thế giới, ta có thể rút ra một số bài học nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro như sau:

- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc hoạch định rủi ro, xác định rõ các ngành nghề rủi ro để đưa ra các cảnh báo sớm, các lĩnh vực hạn chế, và đưa ra việc quản lý riêng đối với các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

- Khẩn trương xây dựng mô hình quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế, phân tách các khâu một cách độc lập nhằm phân tán rủi ro.

- Tập trung vào khâu đào tạo cán bộ và văn hóa nội bộ để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro.

- Thường xuyên xem xét, cải tiến các quy trình, quy định, kiểm tra và phát hiện kịp thời các khâu yếu kém trong quy trình quản lý và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, thường xuyên cải tiến xem xét chất lượng.

- Tăng cường công tác thẩm định, quản lý tín dụng, kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đưa ra giải pháp quyết liệt từ sớm.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

- Xây dựng danh mục cho vay hợp lý là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu hoạch định. Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực rủi ro cao. Phát triển đa dạng, phân tán rủi ro trong danh mục.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc?

- Các kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc?

- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kinh Bắc?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập các số liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính từ các năm 2015 - 2017, báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch và mục tiêu, biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm, các báo cáo phân loại nợ từ năm 2015 - 2017, một số báo cáo thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng, cơ cấu tổ chức nhân sự, các chính sách, quy định, quy trình của BIDV- chi nhánh Kinh bắc…

* Thu thập thông tin sơ cấp: Được thu thập từ điều tra thực tế tại Ngân hàng BIDV- chi nhánh Kinh bắc.

- Mục đích tiến hành điều tra: Việc điều tra để thống kê dữ liệu lịch sử để đánh giá RRTD và việc QLRRTD.

- Địa điểm điều tra: Tại BIDV- chi nhánh Kinh Bắc

- Đối tượng điều tra: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. - Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn thông qua công thức của Slovin:

n = N

1+ N*e^2 Trong đó:

+ n là quy mô mẫu;

+ N là số lượng của tổng thể; + e là sai số cho phép.

- Quy mô mẫu: 200 gồm 80 doanh nghiệp vay vốn của NH và 120 cá nhân, hộ gia đình vay vốn của NH.

- Nội dung điều tra: Về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thông qua các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều tra cán bộ quản lý tín dụng về thực trạng, những thành công, hạn chế và đưa ra quan điểm cá nhân về các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong tương lai. Điều tra cán bộ tín dụng về thực trạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tại chi nhánh.

- Cách thức điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng dưa theo những nội dung trên và phát phiếu điều tra cho đối tượng điều tra, sau đó tổng hợp các ý kiến trả lời theo từng đối tượng lãnh đạo, cán bộ tín dụng và theo mức được xây dựng trong bảng hỏi.

Các biến số được ghi điểm theo 5 mức như sau:

Bảng 2.1. Bảng ý nghĩa của điểm số các biến

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

(Nguồn: phiếu điều tra của tác giả)

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý rủi ro tín dụng ở BIDV- chi nhánh Kinh bắc thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV- chi nhánh Kinh bắc, tình hình sử dụng vốn, nợ xấu, quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV- chi nhánh Kinh bắc.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp so sánh là một trong các phương pháp rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích tài chính tín dụng nào của doanh nghiệp.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích thông tin tài chính tín dụng của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn

Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng.

Công thức tính: Dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = Dư nợ x 100 Tổng nguồn vốn

2.3.2. Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.

Dư nợ trên vốn

huy động (%) =

Dư nợ

x 100 Tổng vốn huy động

2.3.3. Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng.

Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ (%) = –––––––––––––– x 100

Doanh số cho vay

2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = –––––––––––––––

– x 100

Tổng dư nợ

2.3.5. Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng nợ, khả năng đối mặt với rủi ro mất vốn của ngân hàng đối với các khoản vay, chỉ tiêu này phản ánh thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém, và ngược lại.

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = ––––––––––––––– x 100

Tổng dư nợ

2.3.6. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Dựa trên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay để lượng hóa được một đồng vốn cho vay thì ngân hàng phải trích lập dự phòng

rủi ro bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng cao.

Số tiền trích lập dự phòng RRTD Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD (%) = –––––––––––––––– x 100 Tổng dư nợ 2.3.7. Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro

Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro cho biết các khoản nợ mà khả năng thu hồi gần như không có, cần phải xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đã trích chiếm bao nhiêu % tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, ngân hàng có thể giảm thiểu tỷ lệ này bằng cách: hạn chế các khoản nợ buộc phải xử lý rủi ro hoặc tăng quy mô dư nợ. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện giảm thiểu tỷ lệ này bằng cách tăng dư nợ mà không đi kèm quản trị rủi ro hiệu quả thì trong tương lai ngân hàng sẽ phải gánh chịu lấy rủi ro từ chính phương án này.

Nợ XLRR

Tỷ lệ nợ XLRR (%) = –––––––––––––– x 100

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH BẮC

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập vào đầu năm 1997, đến nay đã được trên 20 năm, cùng với sự đi lên của đất nước, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có

nhiều khởi sắc. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93 km2, với dân số khoảng

trên 1 triệu người, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên và 1,23% dân số cả nước, là một tỉnh nhỏ nhưng lại đông dân (Cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Về phương diện kinh tế - xã hội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 30km. Bắc Ninh còn nằm trên trục đường sắt xuyên Việt, đoạn Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, có mạng lưới sông ngòi nối liền với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, Cái Lân… Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để tiềm năng của tỉnh (Cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Bên cạnh đó là địa phương có số lượng làng nghề truyền thống vào loại nhiều nhất toàn quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xuất khẩu, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên và xã hội. Nhất là kể từ khi được thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép thành lập các khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Yên Phong… cùng với sự ra đời hàng loạt các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống như Sắt Đa Hội, Mộc Đồng Kỵ, Giấy Phong Khê… đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phương. Việc cuối năm 2017, thành phố Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

* Thời cơ:

Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và môi trường kinh tế thuận lợi, được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động lực của đất nước. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tư vào các KCN, làng nghề theo định hướng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các Doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN như: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN VSIP và một số cụm công nghiệp nằm quanh thành phố Bắc Ninh vì vậy việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài rất thuận lợi. Từ đó cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể tiếp cận và gia tăng khách hàng quan hệ tại ngân hàng.

* Khó khăn và thách thức:

Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi đó, tình hình kinh tế xã hội của Bắc Ninh còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng quy mô nền kinh tế và năng lực sản xuất còn nhỏ bé, tính bền vững, chất lượng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)