Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 68 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

3.2.2.1. Tổ chức hệ thống quản lý rủi ro tín dụng

Theo kết quả phỏng vấn, đa số các ý kiến đều nhận định rằng BIDV Chi nhánh Kinh Bắc thành lập được mô hình quản lý tín dụng tập trung. Theo quy định ban hành kèm theo quyết định số 57/QD-NHĐTPT.HDQT ngày 22/03/2007 của Hội đồng quản trị và thực tế hoạt động tại chi nhánh, hiện nay tổ chức bộ máy quản trị rủi ro được xây dựng tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc bao gồm:

Hội đồng xử lý rủi ro: Hội đồng xử lý rủi ro chịu trách nhiệm: Xem xét phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh trong từng thời kỳ; Quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ quỹ dự phòng rủi ro và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ; Xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.

Hội đồng tín dụng cơ sở: Trên cơ sở phân chia thẩm quyền phán quyết từng thời kỳ. Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ có nhiệm vụ phê duyệt Giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vượt thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh.

Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng tổng thể tại chi nhánh; phê duyệt/ quyết định cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo quy định của pháp luật và thẩm quyền phán quyết đã ban hành trong từng thời kỳ.

Phòng Khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối dịch vụ một cửa cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và đưa ra chính sách giá tổng thể đốivới khách hàng. Phòng khách hàng là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

Phòng Quản trị tín dụng: thực hiện quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng. Kiểm tra giải ngân sẽ được thực hiện theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Về cơ bản, Phòng Quản lý Nợ sẽ tham gia vào quá trình kiểm soát giải ngân, đảm bảo sự độc lập và khách quan trong thực hiện các quyết định cấp tín dụng.

Sự tách biệt giữa các chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng nhưng cần phải có đội ngũ cán bộ có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

3.2.2.2. Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

a. Nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Biểu hiện rõ nhất về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng là nhìn vào đó là nợ quá hạn và nợ xấu của chính Ngân hàng đó. Trước tiên chúng ta xem xét diễn biến nợ quá hạn trong 3 năm gần đây ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.7. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ Tổng dư nợ Tỷ đồng 760 1.364 1.906 79 40 60 NQH Tỷ đồng 19 22 28 16 27 22 Nợ xấu Tỷ đồng 5 17 17 240 - 120 Tỷ lệ NQH (%) 2,5 1,6 1,5 (35) (9) (22) Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,7 1,2 0,9 89 (28) 31

Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2015, nợ quá hạn của chi nhánh là 19 tỷ đồng, đến năm 2016, nợ quá hạn là 22 tỷ đồng và năm 2017 là 28 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm, nguyên nhân là do dư nợ và nợ quá hạn đều tăng nhưng mức tăng của nợ quá hạn nhỏ hơn mức tăng của tổng dự nợ.

Nợ xấu của chi nhánh năm 2015 là 5 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2016 và 2017 nợ xấu là 17 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn trong mức cho phép

tuy nhiên, công tác quản lý nợ đòi hỏi công tác đánh giá thực chất chất lượng nợ và các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.

Biểu đồ 3.3. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Khi rủi ro tín dụng xảy ra làm phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút. Ngoài ra đối với các món vay này thì phải trích lập dự phòng cụ thể rất lớn, chi phí trích lập dự phòng sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, thì các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nợ nhóm 5

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Kinh Bắc trong một số năm qua như sau (Bảng 3.8):

Bảng 3.8. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ Tổng dư nợ đồng Tỷ 760 1.364 1.906 79,47 39,74 59,60 Số tiền trích lập dự phòng rủi ro đồng Tỷ 5,7 12,8 15,2 224,56 118,75 171,66 So với tổng dư nợ (%) 0,75 0,94 0,80

Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Nhìn vào bảng 3.8 ta có thể thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng từ năm 2015 ở mức 5,7 tỷ lên 12,8 tỷ đồng năm 2016 và 15,2 tỷ đồng năm 2017.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ tăng từ 0,75% năm 2015 lên 0,94% năm 2016 và 0,80% năm 2017. Điều này cho thấy chi nhánh đã nỗ lực và quan tâm đến công tác trích lập dự phòng, giảm tổn thất nếu RRTD xảy ra.

b. Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ

Thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam, dư nợ của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2015 - 2017 phân theo nhóm nợ thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 3.9. Tình hình dư nợ phân theo nhóm nợ của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (tỷ.đ) CC ( %) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng dư NQH 19 100 22 100 28 100,00 15,79 27,27 21,53 Nhóm 2 (Nợ qúa hạn đến 90 ngày) 14 73,68 5 22,73 11 39,29 (64,29) 120,00 27,86 Nhóm 3 (NQH từ 91 đến 180 ngày) 4 21,05 1 4,55 1 3,57 (75,00) - (37,50) Nhóm 4 (NQH từ 181 đến 360 ngày) 1 5,26 4 18,18 1 3,57 300,00 (75,00) 112,50 Nhóm 5 (NQH trên 360 ngày) 0 - 12 54,55 15 53,57 25,00 12,50

Tổng nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng, từ mức 19 tỷ đồng năm 2015 lên mức 22 tỷ đồng năm 2016 và năm 2017 là 28 tỷ đồng.

Nợ nhóm 2 của chi nhánh ở mức 14 tỷ đồng năm 2015 giảm xuống còn 5 tỷ đồng năm 2016. Nguyên nhân là do một số khoản nợ nhóm 2 bị chuyển xuống nhóm nợ xấu hơn. Năm 2017, nợ nhóm 2 của chi nhánh là 11 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng so với năm 2016.

Nợ nhóm 3 và nhóm 4 năm 2017 của chi nhánh còn ở mức 1 tỷ đồng.

Nợ nhóm 5 tăng từ 0 đồng năm 2015 lên 12 tỷ đồng năm 2016 và năm 2017, nợ nhóm 5 của chi nhánh là 15 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.4 cho thấy, NQH của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm cùng với sự gia tăng dư nợ tín dụng. Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao

Biểu đồ 3.4. Tình hình NQH, NX theo nhóm nợ của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2015 - 2017

c. Tình hình nợ xấu theo thời gian cho vay

Bảng 3.10. Tình hình xấu theo thời gian cho vay của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Giá trị (tỷ.đ) CC (%) Giá trị (tỷ.đ) CC (%) Giá trị (tỷ.đ) CC (%) 16/15 17/16 BQ Tổng nợ xấu 5.00 100.00 17.00 100.00 17.00 100.00 240.00 - 120.00 Nợ xấu ngắn hạn 4.00 80.00 15.00 88.24 11.00 64.71 275.00 10.29 142.65 Nợ xấu trung, dài hạn 1.00 20.00 2.00 11.76 6.00 35.29 100.00 (41.18) 29.41 Tổng dư nợ 760.00 100.00 1,364.00 100.00 1,906.00 100.00 79.47 - 39.74 Dư nợ ngắn hạn 587.00 77.24 943.00 69.13 1,354.00 71.04 60.65 (10.49) 25.08 Dư nợ trung, dài hạn 173.00 22.76 421.00 30.87 561.00 29.43 143.35 35.59 89.47 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn 0.68 1.59 0.81 133.43 (49,1) 41,95 Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn/Dư nợ trung dài hạn 0.58 0.48 1.07 (17.81) 122.91 70.36

Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Chi nhánh Kinh Bắc

Trong hoạt động tín dụng do hình thức luân chuyển vốn khác nhau vì vậy thời gian cho vay khác nhau. Dựa vào thời gian cho vay hoạt động tín dụng được phân thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, việc phân loại này cũng giúp Ngân hàng thấy được NQH chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn hay trung hạn và dài hạn. Từ đó, ngân hàng cân đối lại các hình thức cho vay theo thời hạn và các biện pháp quản lý nợ, hạn chế rủi ro tín dụng.

Tổng nợ xấu tăng từ 5 tỷ đồng năm 2015 lên mức 17 tỷ đồng năm 2016 và năm 2017.

Tỷ lệ nợ xấu nợ ngắn hạn năm 2015 là 0,68%, năm 2016 tăng lên 1,59% và năm 2017, tỷ lệ nợ xấu nợ ngắn hạn là 0,81%.

Tỷ lệ nợ xấu nợ trung dài hạn năm 2015 là 0,58%, năm 2016 là 0,48% và năm 2017 tăng lên 1,07%.

Biến động nợ xấu theo thời gian cho vay tại chi nhánh Kinh Bắc trong 03 năm vừa qua không tuân theo quy luật nào.

d. Tình hình nợ quá hạn theo các ngành kinh tế

Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng khách hàng. Trong mỗi giai đoạn thì mức độ rủi ro tín dụng đối với từng ngành kinh tế có khác nhau. Điều này cũng thấy rõ thực trạng ở BIDV Chi nhánh Kinh Bắc qua số liệu sau đây:

Bảng 3.11. Nợ quá hạn theo lĩnh vực cho vay của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Giá trị (tỷ.đ) CC (%) Giá trị (tỷ.đ) CC (%) Giá trị (tỷ.đ) CC (%) 16/15 17/16 BQ Tổng NQH 5 100 17 100 17 100 240 - 120 1. Công nghiệp và xây dựng 2.43 48.53 7.87 46.27 8.63 50.75 224 10 117 2. Nông nghiệp, GTVT - 0.77 4.55 0.95 5.57 22 11 3. Thương mại dịch vụ 0.59 11.79 4.34 25.55 3.78 22.25 637 (13) 312 4. Cho vay khác 1.98 39.68 4.02 23.64 3.64 21.43 103 (9) 47 5. Nợ xấu ngành công nghiệp, xây dựng/dư nợ ngành công nghiệp, xây dựng 0.93 8.47 1.44 12.37 1.08 16.94 55 (25) 15 6. Nợ xấu ngành nông nghiệp, GTVT/dư nợ ngành nông nghiệp,GTVT - - 5.53 48.62 2.49 39.05 (55) -27 7. Nợ xấu ngành thương mại dịch vụ/dư nợ ngành thương mại dịch vụ 0.12 1.12 0.62 5.31 0.41 6.5 402 (33) 184 8. Nợ xấu khác/cho vay khác 9.92 90.41 3.94 33.71 2.40 37.55 (60) (39) -50

Từ bảng biểu trên ta thấy:

Nợ xấu trong cho vay công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực cụ thể: Năm 2015, nợ xấu cho vay công nghiệp và xây dựng là 2,43 tỷ đồng chiếm trỷ trọng 48,53% tổng nợ xấu.

Nợ xấu trong Nông nghiệp, giao thông vận tải năm 2015 là chưa phát sinh, tuy nhiên năm 2016 là 0,77 tỷ đồng và năm 2017 là 0,95 tỷ đồng.

Nợ xấu trong cho vay thương mại dịch vụ năm 2015 là 0,59 tỷ đồng, năm 2016 là 4,34 tỷ đồng và năm 2017 là 3,78 tỷ đồng.

Nợ xấu trong cho vay khác năm 2015 là 1,98 tỷ đồng, năm 2016 là 4,02 tỷ đồng và năm 2017 là 3,64 tỷ đồng.

Về tỷ lệ nợ xấu theo từng lĩnh vực:

Tỷ lệ nợ xấu cho vay công nghiệp và xây dựng năm 2015 là 0,93% tăng lên 1,44% năm 2016 và 1,08% năm 2017.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay ngành nông nghiệp, giao thông vận tải từ 0% năm 2015 lên đến 5,53% năm 2016 và 2,49% năm 2017.

Tỷ lệ nợ xấu ngành thương mại dịch vụ ổn định ở mức 0,12% năm 2015 và 0,62% năm 2016, 0,41% năm 2017.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay khác giảm liên tục từ 9,92% năm 2015 xuống 3,94% năm 2016 và 2,4% năm 2017.

e. Tình hình nợ xử lý rủi ro:

“Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro” là việc BIDV hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thoả thuận với khách hàng.

Theo quy định của BIDV, nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng như sau:

Sử dụng dự phòng cụ thể đã trích của từng khoản nợ để xử lý rủi ro tín dụng đối với chính khoản nợ đó;

Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ, đơn vị đầu mối tiếp nhận tài sản bảo đảm phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm (nếu có) theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;

Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.

Qua 03 năm 2015, 2016 và 2017 tình hình sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng như sau:

Bảng 3.12. Tình hình nợ xử lý rủi ro của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

16/15 17/16

1. Tổng dư nợ 760 1.364 1.906 79% 40%

2. DPRR 5,7 12,8 15,2 125% 19%

3. Nợ XLRR 4 7 12 75% 71%

4. Tỷ lệ nợ XLRR (%) 0,53 0,51 0,63 -2% 23%

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Kinh Bắc.

Qua 03 năm, cùng với sự tăng lên của dư nợ tín dụng, DPRR của chi nhánh cũng tăng theo.

Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro năm 2015 là 0,53% trên tổng dư nợ. Số liệu này năm 2016 và 2017 lần lượt là 0,51% và 0,63% tổng dư nợ.

XLRR tín dụng thể hiện khả năng bù đắp những tổn thất của rủi ro tín dụng. Tại BIDV Kinh Bắc, công tác xử lý rủi ro tín dụng trong 03 năm vừa qua đã được quan tâm và thực hiện nghiêm túc đúng quy định, nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh.

3.2.2.3. Tình hình nhận diện rủi ro tín dụng

a. Rủi ro tín dụng do tác động từ môi trường bên ngoài

Qua kết quả điều tra cho thấy sự thay đổi của môi trường tự nhiên gây tổn thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 68 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)