5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá được công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cấp chi cục phải xem xét các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý thu của Hải quan, các chỉ tiêu này được hệ thống chương trình máy tính thống kê theo hàng năm, bao gồm:
Kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu;
Kim ngạch xuất nhập khẩu là giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được làm thủ tục qua chi cục. Trong bài này kim ngạch được tính quy đổi thành tiền USD
theo tỷ giá ngân hàng ngoại thương. Số kim ngạch cho biết trị giá hàng hóa làm thủ tục thông quan qua chi cục được tính cho một năm.
Tổng thu ngân sách từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Số liệu thực thu nộp ngân sách trên địa bàn bao gồm các khoản tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặn biệt hàng nhập khẩu. Các số liệu này được thu hập là số thực thu theo năm trên các báo cáo B2-01, B2-02 Tabmis (Chi tiết các tiểu mục Tiểu mục 1702 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; Tiểu mục 1751 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Tiểu mục 1851 Thuế xuất khẩu; Tiểu mục 1901Thuế nhập khẩu). Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thu của chi cục, mức độ hoàn thành kế hoạch thu.
Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục tại chi cục Yên Bái; Là số lượng mã số thuế có phát sinh kê khai thuế qua chi cục, không kể số lượt làm thủ tục. chỉ tiêu này cho thấy một phần về mức độ tin cậy của doanh nghiệp, khối lượng thông tin về doanh nghiệp mà chi cục phải thu thập trong quá trình quản lý.
Số lượng tờ khai tại chi cục và chi tiết phân luồng, số lượng tờ khai thực hiện tham vấn, chuyển sau thông quan:
Là số lần doanh nghiệp đăng ký khai báo có hàng hóa nhập khẩu đăng ký kê khai nộp thuế tại chi cục. Tùy thuộc theo hệ thống phân luồng tự động ờ khai của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang các hình thức quản lý gồm:
- Không kiểm tra, đồng ý thông quan theo khai báo của doanh nghiệp
(luồng xanh) đây là các tờ khai của các doanh nghiệp có căn cứ đánh giá là chấp hành tốt (không nợ thuế, chưa bị phạt, từ lần thứ 2 trở đi), mặt hàng, nhóm hàng ít nhạy cảm về loại và thuế xuất;
- Kiểm tra hồ sơ trước khi chấp nhận khai báo của doanh nghiệp (luồng vàng) áp dụng đối với doanh nghiệp có nợ thuế, đã từng vi phạm nhưng mặt hàng chưa thuộc loại phải kiểm tra;
- Kiểm tra cả về hồ sơ và hàng hóa (luồng đỏ), áp dụng đối với hàng hóa nhạy cảm thuộc diện phải kiểm tra trực tiếp nhằm ngăn chặn kịp những gian lận nếu có về hàng hóa xuất nhập khẩu.
Số lượng tờ khai được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt
Là các tờ khai xuất nhập khẩu đến các nước mà Việt nam ký ưu đãi tối huệ quốc về đánh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuế suất ưu đãi bao giờ cũng nhỏ hơn thuế suất thông thương, mức hửởng ưu đãi tùy thuộc dòng hàng (mã HS). Căn cứ để xác định là hợp đồng, CO và các chứng từ khác.
Số lượng tờ khai nộp thuế ngay và ân hạn;
Là số tờ khai thuộc diện nộp thuế ngay hoặc được ân hạn (nộp sau). Số thuế được nộp sau tùy theo từng loại hình xuất, nhập và theo từng giai đoạn quản lý thuế cụ thể.
Tình hình nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Yên Bái;
Thuế nợ đọng là thuế đến hạn nộp mà doanh nghiệp chưa nộp kịp thời. Số thuế nợ đọng nghiên cứ trong luận văn này là hạn nộp thuế đến 31/12 hàng năm.
Tình hình hoàn thuế tại Chi cục Hải quan Yên Bái
Hoàn thuế là việc cơ quan thuế (hải quan) thực hiện trả lại hoặc bù trừ không thu thuế đối với các khoản thuế đã nộp thuộc diện được hoàn
Số lượng tờ khai được miễn thuế nhập khẩu:
Là các tờ khai thuộc diện không phải nộp thuế nhưng vẫn phải thực hiện quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa. Trên địa bàn qua 5 năm thu thập số liệu chỉ phát sinh duy nhất loại hình nhập tài sản cố định đối với các dự án được ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN YÊN BÁI 3.1. Khái quát về chi cục hải quan Yên Bái
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1991, sau khi tỉnh Hoàng Liên Sơn chia tách thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, Hải quan Hoàng Liên Sơn cũng chia tách thành hai đơn vị: Cục Hải quan Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai và Đội Hải quan Yên Bái là một đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội. Đến năm 1995, Đội Hải quan Yên Bái sáp nhập với Chi cục Hải quan Phú Thọ có trụ sở tại Việt Trì - Phú Thọ. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không còn đơn vị Hải quan nào. Trước xu thế phát triển và hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Yên Bái ngày càng tăng mạnh, với lợi thế tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm từ khai thác, chế biến khoáng sản và gỗ rừng trồng. Tỉnh Yên Bái đã lập đề án đề nghị tái thành lập Hải quan Yên Bái.
Ngày 24/11/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2959/QĐ- BTC về việc thành lập Chi cục Hải quan Yên Bái, là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội, có trụ sở đóng tại Km 5, đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/3/2012. Khi mới thành lập, quân số của Chi cục mới chỉ có 4 người và 2 cán bộ tăng cường. Đến nay, số lượng cán bộ công chức và nhân viên của Chi cục là 13 người, gồm 07 cán bộ công chức, 02 nhân viên hợp đồng lao động không thời hạn và 04 nhân viên hợp đồng có thời hạn. Chi cục gồm có 02 Đội công tác là Đội Nghiệp vụ và Đội Tổng hợp.
Từ khi thành lập đến nay, tại Chi cục Hải quan Yên Bái thường xuyên làm thủ tục hàng hoá XNK cho các loại hình XNK qua đường biển, đường bộ. Đồng thời làm thủ tục đa dạng các loại hình như xuất kinh doanh, hàng gia công, SXXK, nhập máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá của các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đặc biệt được chú trọng.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Hải quan Yên Bái
Ngày 09/6/2010, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Theo đó, Chi cục Hải quan Yên Bái có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
Chức năng
Trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
- Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan.
- Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan.
- Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và của Tổng cục Hải quan.
- Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. - Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định.
- Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt động Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
- Thực hiện các quy định về quản lý CBCC và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục hải quan theo phân cấp của TCHQ và Cục hải quan tỉnh, thành phố.
- Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh giao.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan Yên Bái
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Yên Bái hiện tại gồm: Lãnh đạo Chi cục, 02 Đội công tác (Đội Nghiệp vụ và Đội Tổng hợp)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Chi cục Hải quan Yên Bái
3.1.4. Thực trạng thu thuế xuất, nhập khẩu tại chi cục hải quan Yên Bái
3.1.4.1. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, có tiềm năng rất lớn về khoáng sản, lâm nghiệp và gia công hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, Chi cục Hải quan Yên Bái chủ yếu làm thủ tục cho những loại hình xuất, nhập khẩu sau:
(1) Xuất kinh doanh; (2) Xuất hàng SXXK; (3) Xuất hàng gia công; (4) Nhập đầu tư; (5) Nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu SXXK; (6) Nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để gia công;
Các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu:
- Xuất khẩu: Các mặt hàng khoáng sản: Đá block, đá cục, bột đá CaCo3, các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng như: Gỗ ghép thanh, gỗ ván ép, đũa gỗ…
- Nhập khẩu: Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư, vật tư, nguyên phụ liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI TỔNG HỢP
ĐỘI NGHIỆP VỤ
ĐỘI NGHIỆP VỤPHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái Năm Kim ngạch XK (nghìn USD) Tốc độ tăng (%) Kim ngạch NK (nghìn USD) Tốc độ tăng (%) 2012 20.208 - 1.299 - 2013 54.161 268 3.060 236 2014 78.123 144 17.417 569 2015 78.707 101 26.588 152 2016 71.568 90 26.582 100
Nguồn: Số liệu được khai thác trực tiếp trên Chương trình kế toán thuế KT559 và hệ thống kế toán tập trung tại Chi cục hải quan Yên Bái
Chi cục Hải quan Yên Bái là đơn vị mới thành lập, lại đóng trên địa bàn kinh tế khó khăn, hoạt động ngoại thương chưa phát triển, nên quy mô tổ chức và khối lượng nhiệm vụ không nhiều so với các đơn vị khác thuộc Cục Hải quan TP.Hà Nội. Tuy nhiên, kim ngạch XNK những năm qua có sự thay đổi lớn, phát triển nhanh chóng. Năm 2012 là năm mới thành lập đi vào hoạt động kim ngạch chỉ đạt 20.208 nghìn USD thì đến năm 2015 đến nay đã dần đến mức ổn định trên 70.000 USD/năm.
Kết quả làm thủ tục hàng hoá xuất, nhập khẩu cho thấy, số lượng, kim ngạch hàng hoá năm sau tăng cao hơn năm trước, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Chi cục Hải quan Yên Bái có lợi thế quản lý hải quan do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, điều kiện giám sát, theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu có trị giá, thuế suất cao như đá khối, đá dạng cục, sản phẩm chế biến từ gỗ, máy móc thiết bị của các dự án đầu tư trên địa bàn… Ngoài ra, với phương châm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khi làm thủ tục, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và sẵn sàng làm ngoài giờ hành chính nên đã thu hút được các doanh nghiệp từ các địa phương
khác đến làm thủ tục. Số lượng doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Yên Bái cũng tăng mạnh. Từ năm 2012, năm đầu tiên đi vào hoạt động chỉ có 51 doanh nghiệp làm thủ tục. Đến năm 2015, đã có 88 doanh nghiệp làm thủ tục, trong đó có 26 doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái, chiếm tỷ lệ 29,5%, còn lại là 25 doanh nghiệp của các địa phương khác. Năm 2016 đã có 104 doanh nghiệp làm thủ tục. Trong đó: 33 doanh nghiệp địa phương và 71 doanh nghiệp ngoại tỉnh.
3.1.4.2. Kết quả thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái
Ngay từ khi hoạt động, Chi cục đã chủ động tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện phương thức thanh toán điện tử, nộp thuế qua Ngân hàng, Kho bạc. Chi cục hải quan Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng - Kho bạc thực hiện Quy trình “Phối hợp thu Ngân sách Nhà nước” theo Thông tư số 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014, Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục kê khai, thu nộp tiền thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các sai sót phát sinh trong quá trình thu được phối hợp giải quyết kịp thời, tiền thuế của các doanh nghiệp được thu nộp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời vào NSNN, 100% các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua Kho bạc hoặc các tổ chức tín dụng, sau đó truyền nhận thông tin nộp thuế và hạch toán NSNN theo phương thức điện tử, trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý được kết nối 3 bên giữa Ngân hàng - Kho bạc - Hải quan. Chi cục không phải thu nhận bằng tiền mặt sau đó nộp vào NSNN. Công tác tổ chức, quản lý thu NSNN của Chi cục luôn tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Kết quả thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu qua chi cục đã tăng dần theo từng năm, năm 2012 là năm mới thành lập còn ít các doanh nghiệp tham gia kê khai, nộp thuế, từ năm 2015 đến 2016 cơ