5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học rút ra cho Chi cục Hải quan Yên Bái
Cùng là các Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục Hải quan Sóng Thần và Chi cục Hải quan Tiên Sơn đã có những thành công nhất định trong công tác quản lý thu thuế XNK.Qua phân tích kinh nghiệm quản lý thu thuế XNK của hai trên có thể rút ra một số bài học sau cho Chi cục Hải quan Yên Bái:
- Tăng cường thực hiện các giải pháp thu thuế, thực hiện thu thuế đúng quy định trong khâu thông quan. Quyết liệt thực hiện các giải pháp thu thuế, giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, nâng cao hiệu quả của việc thanh toán điện tử, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu. Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện tốt công
tác thu hút đầu tư, tạo nguồn thu cho ngân sách, thu hút doanh nghiệp ở các địa phương khác làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái.
- Nghiêm túc thực hiện công tác hiện đại hóa hải quan, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý
Thực hiện cải cách thủ tục hải quan bằng cách áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại, giữa khối lượng công việc của hải quan và nguồn lực tương ứng. Việc áp dụng kỹ thuật QLRR dựa nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ thông tin, từ đó sẽ làm giảm gánh nặng trách nhiệm lên vai các cán bộ hải quan thực thi nhiệm vụ đồng thời giảm chi phí trong thông quan cho cả DN và hải quan. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ hải quan từ khâu khai báo, kiểm tra thực tế hàng hoá đến thu thuế xuất, nhập khẩu.
- Đảm bảo hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, thông suốt, thông tin được cập nhật đầy đủ, chính xác, đặc biệt là hệ thống thông tin cảnh báo trước, thông tin thu được từ các cơ quan khác. Việc trang bị máy móc thiết bị đồng bộ là yêu cầu đầu tiên của quản lý hiện đại.
Cung cấp thông tin cho Phòng Quản lý rủi ro của Cục Hải quan TP. Hà Nội để cập nhập thông tin doanh nghiệp vi phạm, trốn thuế, nợ đọng thuế xây dựng tiêu chí phân luồng tờ khai. Tăng cường thu thập thông tin từ hải quan các cửa khẩu như Hải quan Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn…và các hãng tàu về thông tin doanh nghiệp, thông tin hàng hoá đối với những hàng hoá chuyển cửa khẩu về Chi cục Yên Bái làm thủ tục.
Sắp xếp bộ máy linh hoạt, hiệu quả, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định thành công, do đó việc sắp xếp bộ máy tổ chức phải căn cứ vào trình độ năng lực của mỗi cán bộ công chức, đồng thời căn cứ vào khối lượng công việc để sắp xếp nhân sự cho phù hợp. Chú trọng các khâu nghiệp vụ như khai báo hải quan và quản lý thu thuế. Kiểm tra khai báo chính xác tránh được thất thu ngân sách và gian lận thương mại. Yêu cầu của khâu nghiệp vụ kiểm tra khai
báo của doanh nghiệp này phải là cán bộ có trình độ năng lực và dày dặn dinh nghiệm. Đối với nghiệp vụ Quản lý thuế phải yêu cầu cán bộ có hiểu biết về kế toán, cẩn thận, tỉ mỉ. Mỗi khâu nghiệp vụ yêu cầu phải bố trí nhân lực phù hợp, số lượng người vừa đủ không để thiếu người, thiếu việc.
- Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức tại các khâu nghiệp vụ.
Phối hợp với Cục Hải quan TP. Hà Nội, Tổng cục Hải quan mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức trong Chi cục về nghiệp vụ kiểm tra trị giá tính thuế, tập huấn về C/O (chứng nhận xuất xứ), mã số phân loại hàng hoá và phân tích phân loại…
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu.
Hiện nay, đã áp dụng Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia VNAAC/VCIS nhưng thực tế chưa đem lại hiệu quả như mong đợi, việc cấp Giấy phép quản lý chuyên ngành và kiểm tra chất lượng của từng lô hàng chưa được cập nhật vào hệ thống để cơ quan hải quan tra cứu trên hệ thống. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luôn có phát sinh vướng mắc với từng lô hàng cụ thể. Do đó, cần có sự phối hợp, trao đổi, lấy ý kiến với các cơ quan chuyên ngành như Bộ công thương, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Thông tin truyền thông, cơ quan đăng kiểm,… để triển khai thực hiện, nên thủ tục bị kéo dài, làm chậm thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng của công tác Quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái từ năm 2014 đến 2016 như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác Quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái?
- Để tăng cường công tác Quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái cần thực hiện những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn số liệu được khai thác trực tiếp tại các chương trình nghiệp vụ của ngành hải quan như chương trình số liệu xuất nhập khẩu, chương trình thông quan điện tử E-custom, Chương trình kế toán thuế KT559 và hệ thống kế toán tập trung, hệ thống VNACCS/VCIS và các sách, báo đã được công bố, nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo công tác quản lý thuế tại Chi cục Hải quan Yên Bái.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
Trên cơ sở thống kê, thu nhập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát tình hình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Yên Bái, đó là các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu, số thu ngân sách do chi cục thực hiện, số lượng các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, số lượng tờ khai qua các năm. Từ đó mô tả, đánh giá tình hình, thực trạng của công tác quản lý tại chi cục.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Tác giả đã thu thập số liệu theo các chỉ tiêu trong công tác quản lý thuế của Chi cục hải quan Yên Bái qua các năm 2012 - 2016 một cách tổng thể sau đó đối chiếu, so sánh giữa các năm và để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá được công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cấp chi cục phải xem xét các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý thu của Hải quan, các chỉ tiêu này được hệ thống chương trình máy tính thống kê theo hàng năm, bao gồm:
Kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu;
Kim ngạch xuất nhập khẩu là giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được làm thủ tục qua chi cục. Trong bài này kim ngạch được tính quy đổi thành tiền USD
theo tỷ giá ngân hàng ngoại thương. Số kim ngạch cho biết trị giá hàng hóa làm thủ tục thông quan qua chi cục được tính cho một năm.
Tổng thu ngân sách từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Số liệu thực thu nộp ngân sách trên địa bàn bao gồm các khoản tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặn biệt hàng nhập khẩu. Các số liệu này được thu hập là số thực thu theo năm trên các báo cáo B2-01, B2-02 Tabmis (Chi tiết các tiểu mục Tiểu mục 1702 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; Tiểu mục 1751 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Tiểu mục 1851 Thuế xuất khẩu; Tiểu mục 1901Thuế nhập khẩu). Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thu của chi cục, mức độ hoàn thành kế hoạch thu.
Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục tại chi cục Yên Bái; Là số lượng mã số thuế có phát sinh kê khai thuế qua chi cục, không kể số lượt làm thủ tục. chỉ tiêu này cho thấy một phần về mức độ tin cậy của doanh nghiệp, khối lượng thông tin về doanh nghiệp mà chi cục phải thu thập trong quá trình quản lý.
Số lượng tờ khai tại chi cục và chi tiết phân luồng, số lượng tờ khai thực hiện tham vấn, chuyển sau thông quan:
Là số lần doanh nghiệp đăng ký khai báo có hàng hóa nhập khẩu đăng ký kê khai nộp thuế tại chi cục. Tùy thuộc theo hệ thống phân luồng tự động ờ khai của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang các hình thức quản lý gồm:
- Không kiểm tra, đồng ý thông quan theo khai báo của doanh nghiệp
(luồng xanh) đây là các tờ khai của các doanh nghiệp có căn cứ đánh giá là chấp hành tốt (không nợ thuế, chưa bị phạt, từ lần thứ 2 trở đi), mặt hàng, nhóm hàng ít nhạy cảm về loại và thuế xuất;
- Kiểm tra hồ sơ trước khi chấp nhận khai báo của doanh nghiệp (luồng vàng) áp dụng đối với doanh nghiệp có nợ thuế, đã từng vi phạm nhưng mặt hàng chưa thuộc loại phải kiểm tra;
- Kiểm tra cả về hồ sơ và hàng hóa (luồng đỏ), áp dụng đối với hàng hóa nhạy cảm thuộc diện phải kiểm tra trực tiếp nhằm ngăn chặn kịp những gian lận nếu có về hàng hóa xuất nhập khẩu.
Số lượng tờ khai được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt
Là các tờ khai xuất nhập khẩu đến các nước mà Việt nam ký ưu đãi tối huệ quốc về đánh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuế suất ưu đãi bao giờ cũng nhỏ hơn thuế suất thông thương, mức hửởng ưu đãi tùy thuộc dòng hàng (mã HS). Căn cứ để xác định là hợp đồng, CO và các chứng từ khác.
Số lượng tờ khai nộp thuế ngay và ân hạn;
Là số tờ khai thuộc diện nộp thuế ngay hoặc được ân hạn (nộp sau). Số thuế được nộp sau tùy theo từng loại hình xuất, nhập và theo từng giai đoạn quản lý thuế cụ thể.
Tình hình nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Yên Bái;
Thuế nợ đọng là thuế đến hạn nộp mà doanh nghiệp chưa nộp kịp thời. Số thuế nợ đọng nghiên cứ trong luận văn này là hạn nộp thuế đến 31/12 hàng năm.
Tình hình hoàn thuế tại Chi cục Hải quan Yên Bái
Hoàn thuế là việc cơ quan thuế (hải quan) thực hiện trả lại hoặc bù trừ không thu thuế đối với các khoản thuế đã nộp thuộc diện được hoàn
Số lượng tờ khai được miễn thuế nhập khẩu:
Là các tờ khai thuộc diện không phải nộp thuế nhưng vẫn phải thực hiện quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa. Trên địa bàn qua 5 năm thu thập số liệu chỉ phát sinh duy nhất loại hình nhập tài sản cố định đối với các dự án được ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN YÊN BÁI 3.1. Khái quát về chi cục hải quan Yên Bái
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1991, sau khi tỉnh Hoàng Liên Sơn chia tách thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, Hải quan Hoàng Liên Sơn cũng chia tách thành hai đơn vị: Cục Hải quan Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai và Đội Hải quan Yên Bái là một đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội. Đến năm 1995, Đội Hải quan Yên Bái sáp nhập với Chi cục Hải quan Phú Thọ có trụ sở tại Việt Trì - Phú Thọ. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không còn đơn vị Hải quan nào. Trước xu thế phát triển và hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Yên Bái ngày càng tăng mạnh, với lợi thế tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm từ khai thác, chế biến khoáng sản và gỗ rừng trồng. Tỉnh Yên Bái đã lập đề án đề nghị tái thành lập Hải quan Yên Bái.
Ngày 24/11/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2959/QĐ- BTC về việc thành lập Chi cục Hải quan Yên Bái, là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội, có trụ sở đóng tại Km 5, đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/3/2012. Khi mới thành lập, quân số của Chi cục mới chỉ có 4 người và 2 cán bộ tăng cường. Đến nay, số lượng cán bộ công chức và nhân viên của Chi cục là 13 người, gồm 07 cán bộ công chức, 02 nhân viên hợp đồng lao động không thời hạn và 04 nhân viên hợp đồng có thời hạn. Chi cục gồm có 02 Đội công tác là Đội Nghiệp vụ và Đội Tổng hợp.
Từ khi thành lập đến nay, tại Chi cục Hải quan Yên Bái thường xuyên làm thủ tục hàng hoá XNK cho các loại hình XNK qua đường biển, đường bộ. Đồng thời làm thủ tục đa dạng các loại hình như xuất kinh doanh, hàng gia công, SXXK, nhập máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá của các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đặc biệt được chú trọng.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Hải quan Yên Bái
Ngày 09/6/2010, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Theo đó, Chi cục Hải quan Yên Bái có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
Chức năng
Trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma