5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị với một số cơ quan có liên quan khác
Kiến nghị với Bộ Y tế
Đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành Quyết định thay thế Quyết định 818/QĐ- BYT ngày 05/3/2007 về việc ban hành Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS. Quyết định này dẫn chiếu các căn cứ ban hành là Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL- UBTVQH 11 ngày 26/7/2003 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2011; đồng thời dẫn chiếu Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ đã hết hiệu lực được thay thế bởi Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 có hiệu lực ngày 20/02/2014. Dẫn đến trong quá trình làm thủ tục khi hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải đi đăng ký kiểm tra chất lượng những mặt hàng thuộc Danh mục nêu tại Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 05/3/2007 nhưng rất khó khăn, vì thực tế những căn cứ ban hành Quyết định trên đã hết hiệu lực và cũng không có văn bản nào của Bộ Y tế bác bỏ Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 05/3/2007 hay thay thế.
Kiến nghị với Bộ Công thương
Đề nghị Bộ Công thương và Bộ Y tế sớm thống nhất Danh mục hàng hoá là thực phẩm thuộc cơ quan nào chịu trách nhiệm chỉ định tổ chức kiểm tra chất lượng. Hiện nay, cả hai bộ này cùng yêu cầu về quản lý kiểm tra chất lượng là rất chồng chéo.
Bộ công thương làm rõ danh mục, tiêu chuẩn, điều kiện các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng và hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Kiến nghị đối với Kho bạc nhà nước Yên Bái - Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái và các Ngân hàng thương mại
Cần đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ba ngành: Hải quan - Kho bạc - Ngân hàng. Cụ thể là, để nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin, ba cơ quan cần thống nhất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp đường truyền, cập nhật, truyền thông tin, dữ liệu nộp thuế cần theo đúng thời gian quy định, khẩn trương trao đổi, đối chiếu dữ liệu để giải quyết những sai lệch trong kê khai nộp thuế của doanh nghiệp, đảm bảo cho việc thông quan hàng hóa được nhanh chóng, thuận tiện; công tác đối chiếu, hạch toán thu ngân sách được chính xác và thuận tiện theo phương thức điện tử.
Kiến nghị đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Cục Thuế, Công an tỉnh Yên Bái
Các cơ quan cần tăng cường thực hiện Quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin để theo dõi, quản lý doanh nghiệp: Sở Kế hoạch - Đầu tư cung cấp thông tin về doanh nghiệp thành lập mới, quy mô và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh; Cục Thuế cung cấp các thông tin về tình hình chấp hành sổ kế toán tài chính, phát hành và sử dụng hóa đơn, hoàn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp; Sở Công thương (Quản lý thị trường), Công an cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường, buôn lậu và kinh doanh trái phép. Như vậy, sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp cơ quan hải quan thu thập được các thông tin cần thiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp XNK, có những biện pháp nghiệp vụ thích hợp để kiểm tra, ngăn chặn các hành vi buôn lậu và gian lận thương, chống thất thu ngân sách nhà nước.
KẾT LUẬN
Trước yêu cầu đơn giản hoá thủ tục hải quan, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào quản lý hải quan hiện đại, công tác quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu phải ngày càng được hoàn thiện nhằm chống gian lận thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thu NSNN mà vẫn quan tâm bảo vệ đến lợi ích của người nộp thuế, tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ trọng tâm hiện này của Chi cục Hải quan Yên Bái.
Với lí do đó, đề tài “Quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái” được thực hiện và đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu của cơ quan hải quan cấp Chi cục.
- Phân tích kinh nghiệm quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu của Chi cục hải quan Tiên Sơn - Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh; Chi cục hải quan Sóng Thần - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực về tăng cường quản lý thu thuế XNK tại Chi cục hải quan Yên Bái.
- Phân tích thực trạng quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Yên Bái trên các phương diện thực hiện pháp luật, chính sách, văn bản về thuế hàng hoá XNK; tổ chức thực hiện thu thuế và kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện thu thuế hàng hoá XNK. Từ đó, đã đánh giá, rút ra những thành tựu đạt được, những mặt còn hạn chế cùng với nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Yên Bái để làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Yên Bái đến năm 2020.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu,
Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng mức thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
5. Chi cục Hải quan Yên Bái (2016), Báo cáo tổng kết từ năm 2013 đến năm 2016, Yên Bái.
6. Chính phủ (2010), Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.
8. Chính phủ (2015), Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Hà Nội
9. Hoàng Thị Thu Giang (2014), Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Phương Huyền (2008), Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan và xuất nhập khẩu - Lý thuyết và tình huống ứng dụng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiếu (2008), Giáo trình Nghiệp vụ thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội.
12. Bùi Thái Quang (2014), “Nâng cao năng lực quản lý hải quan đối với thuế xuất, nhập khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (4), tr.15-17.
13. Quốc Hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014, Hà Nội.
14. Trần Thành Tô (2006), Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của ngành hải quan hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15. Phan Lâm Huyền Trang (2012), Hoàn thiện quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
16. Gaston Jeze (1961), Tài chính công, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Chi cục Hải quan Sóng Thần (2015), Báo cáo tổng kết năm 2010 đến năm 2016.