Thực trạng thu thuế xuất, nhập khẩu tại chi cục hải quan Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại chi cục hải quan yên bái (Trang 57 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Thực trạng thu thuế xuất, nhập khẩu tại chi cục hải quan Yên

3.1.4.1. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, có tiềm năng rất lớn về khoáng sản, lâm nghiệp và gia công hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, Chi cục Hải quan Yên Bái chủ yếu làm thủ tục cho những loại hình xuất, nhập khẩu sau:

(1) Xuất kinh doanh; (2) Xuất hàng SXXK; (3) Xuất hàng gia công; (4) Nhập đầu tư; (5) Nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu SXXK; (6) Nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để gia công;

Các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu:

- Xuất khẩu: Các mặt hàng khoáng sản: Đá block, đá cục, bột đá CaCo3, các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng như: Gỗ ghép thanh, gỗ ván ép, đũa gỗ…

- Nhập khẩu: Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư, vật tư, nguyên phụ liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI TỔNG HỢP

ĐỘI NGHIỆP VỤ

ĐỘI NGHIỆP VỤPHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái Năm Kim ngạch XK (nghìn USD) Tốc độ tăng (%) Kim ngạch NK (nghìn USD) Tốc độ tăng (%) 2012 20.208 - 1.299 - 2013 54.161 268 3.060 236 2014 78.123 144 17.417 569 2015 78.707 101 26.588 152 2016 71.568 90 26.582 100

Nguồn: Số liệu được khai thác trực tiếp trên Chương trình kế toán thuế KT559 và hệ thống kế toán tập trung tại Chi cục hải quan Yên Bái

Chi cục Hải quan Yên Bái là đơn vị mới thành lập, lại đóng trên địa bàn kinh tế khó khăn, hoạt động ngoại thương chưa phát triển, nên quy mô tổ chức và khối lượng nhiệm vụ không nhiều so với các đơn vị khác thuộc Cục Hải quan TP.Hà Nội. Tuy nhiên, kim ngạch XNK những năm qua có sự thay đổi lớn, phát triển nhanh chóng. Năm 2012 là năm mới thành lập đi vào hoạt động kim ngạch chỉ đạt 20.208 nghìn USD thì đến năm 2015 đến nay đã dần đến mức ổn định trên 70.000 USD/năm.

Kết quả làm thủ tục hàng hoá xuất, nhập khẩu cho thấy, số lượng, kim ngạch hàng hoá năm sau tăng cao hơn năm trước, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Chi cục Hải quan Yên Bái có lợi thế quản lý hải quan do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, điều kiện giám sát, theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu có trị giá, thuế suất cao như đá khối, đá dạng cục, sản phẩm chế biến từ gỗ, máy móc thiết bị của các dự án đầu tư trên địa bàn… Ngoài ra, với phương châm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khi làm thủ tục, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và sẵn sàng làm ngoài giờ hành chính nên đã thu hút được các doanh nghiệp từ các địa phương

khác đến làm thủ tục. Số lượng doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Yên Bái cũng tăng mạnh. Từ năm 2012, năm đầu tiên đi vào hoạt động chỉ có 51 doanh nghiệp làm thủ tục. Đến năm 2015, đã có 88 doanh nghiệp làm thủ tục, trong đó có 26 doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái, chiếm tỷ lệ 29,5%, còn lại là 25 doanh nghiệp của các địa phương khác. Năm 2016 đã có 104 doanh nghiệp làm thủ tục. Trong đó: 33 doanh nghiệp địa phương và 71 doanh nghiệp ngoại tỉnh.

3.1.4.2. Kết quả thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái

Ngay từ khi hoạt động, Chi cục đã chủ động tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện phương thức thanh toán điện tử, nộp thuế qua Ngân hàng, Kho bạc. Chi cục hải quan Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng - Kho bạc thực hiện Quy trình “Phối hợp thu Ngân sách Nhà nước” theo Thông tư số 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014, Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục kê khai, thu nộp tiền thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các sai sót phát sinh trong quá trình thu được phối hợp giải quyết kịp thời, tiền thuế của các doanh nghiệp được thu nộp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời vào NSNN, 100% các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua Kho bạc hoặc các tổ chức tín dụng, sau đó truyền nhận thông tin nộp thuế và hạch toán NSNN theo phương thức điện tử, trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý được kết nối 3 bên giữa Ngân hàng - Kho bạc - Hải quan. Chi cục không phải thu nhận bằng tiền mặt sau đó nộp vào NSNN. Công tác tổ chức, quản lý thu NSNN của Chi cục luôn tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Kết quả thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu qua chi cục đã tăng dần theo từng năm, năm 2012 là năm mới thành lập còn ít các doanh nghiệp tham gia kê khai, nộp thuế, từ năm 2015 đến 2016 cơ bản đã ổn định quanh mốc 150 tỷ đồng

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan Yên Bái

Năm Tổng số thu

ngân sách (triệu đồng)

Chỉ tiêu được giao

(triệu đồng)

Tỷ lệ đạt được so với chỉ tiêu được giao (%)

2012 17.952 - -

2013 95.755 9.000 1.064

2014 123.020 85.000 145

2015 156.209 130.000 120

2016 152.151 140.000 109

Nguồn: Số liệu được trích dẫn từ Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách hàng năm của Chi cục Hải quan Yên Bái

Một số mặt hàng có thuế suất thuế xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao như: Đá khối có thuế suất là 30%, đá dạng cục có thuế suất là 15%, bột đá có thuế suất là 10%, gỗ ghép thanh có thuế suất 10-20% theo từng kích cỡ… là điều kiện để Chi cục có số thu tương đối lớn đóng góp vào thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2015, số thu thuế xuất, nhập khẩu của Chi cục đóng góp 10% trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, đây là những mặt hàng trọng điểm, có chính sách quản lý rất chặt chẽ, không khuyến khích xuất khẩu. Do vậy, có những mặt hàng tại một số thời điểm nhất định không được phép xuất khẩu, dẫn đến số thu bị ảnh hưởng, không đều đặn, thường xuyên và khó lường trước được. Chẳng hạn, mặt hàng đá hoa dạng khối tồn kho, giấy phép xuất khẩu chỉ được cấp cho từng năm và các doanh nghiệp không biết trước năm sau có được cấp phép xuất tiếp hay không; mặt hàng đá cục theo Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương quy định chỉ được xuất khẩu đến hết năm 2015. Một số doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy, đầu tư dây chuyền sản xuất, ký được hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài, nhưng đến cuối năm 2015 vẫn không biết có được xuất tiếp hay không, không duy trì được hợp đồng với khách nước ngoài, phải ngừng sản xuất xuất khẩu. Tại Thông tư số 12/2016/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2012/TT-

BCT thì mặt hàng trên lại tiếp tục được phép xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại gặp khó khăn do phải đi tìm khách hàng, thị trường mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại chi cục hải quan yên bái (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)