5. Kết cấu của luận văn
4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục
Hải quan Yên Bái đến năm 2020
Quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Yên Bái cần được hoàn thiện theo hướng sau:
Một là, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực.
Bổ sung thêm nguồn nhân lực đủ về số lượng theo đề án việc làm, đồng thời nâng cao trình độ của cán bộ, công chức một cách toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ý thức chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính… Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan hải quan và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Hai là, về công tác nghiệp vụ hải quan.
Chi cục Hải quan Yên Bái phấn đấu đến năm 2020, thực hiện đồng bộ thủ tục và chế độ quản lý hải quan đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Thực hiện bằng phương thức điện tử toàn bộ các khâu nghiệp vụ từ đăng ký tờ khai đến thanh khoản đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuế, không thu thuế; trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử.
Áp dụng phương pháp QLRR một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan.
Cụ thể hóa từng bước quy trình quản lý thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao.
Phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Hoàn thiện các biện pháp, kỹ năng giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế.
Hoàn thiện hợp tác, phối hợp với các cơ quan tham mưu Cục, cơ quan hữu quan trên địa bàn trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế.
Ba là, đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại
Với lượng tờ khai ngày càng tăng, tỷ lệ phân luồng xanh, luồng vàng chiếm tỉ lệ đa số dễ khiến cho doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi này để buôn lậu và gian lận thương mại. Đứng trước thực tế đó yêu cầu bộ phận hải
quan giám sát phải được trang bị máy soi container, hệ thống camera giám sát chuyên dùng.
Đề nghị cấp mới hệ thống máy tính có cấu hình cao, tốc độ truy cập nhanh, trang bị hệ thống máy chủ, máy trạm hiện đại giữ ổn định tốc độ đường truyền dữ liệu.
Bộ phận Quản trị mạng tại Chi cục phải thường xuyên bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật, nâng cấp và cập nhật các phần mềm liên quan đến công tác nghiệp vụ.
Luôn bảo đảm hệ thống mạng nội bộ Netoffice, mạng văn thư Tổng cục hải qua thông suốt để tất cả cán bộ công chức có thể cập nhật văn bản mới hàng ngày.
Bốn là, chuyển mạnh mẽ từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Kiểm tra sau thông quan là khâu nghiệp vụ quan trọng, quyết định đến sự thành công của việc kiểm soát trị giá hải quan. Cần phải tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc gian lận trị giá hàng hóa thông qua việc khai báo giảm về số lượng lẫn chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu nhằm trốn thuế. Tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp trọng điểm, các mặt hàng trọng điểm. Các kết quả KTSTQ cần được phân tích, đánh giá để phân loại mức độ chấp hành pháp luật hải quan của từng doanh nghiệp và cung cấp thông tin kịp thời cho các đơn vị ở khâu thông quan nhận dạng, có biện pháp quản lý, ngăn chặn hành vi lợi dụng, gian lận trốn thuế.
Công tác kiểm tra sau thông quan phải được thực hiện theo phương châm chuyên sâu, hoạt động có hiệu quả dựa trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro; quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh thay thế dần kiểm tra trong thông quan.
Năm là, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Cấp tài khoản cho tất cả cán bộ công chức tại các đội nghiệp vụ để khai thác xử lý thông tin lược khai hàng hóa điện tử (E - Manifest), tra cứu thông tin này xác định được ngày hàng đến cảng làm căn cứ xử phạt đối với các trường hợp hàng đến cảng quá 30 ngày mà doanh nghiệp không đăng ký tờ khai. Xác định được hành trình vận tải, xác định hàng hoá có chuyển tải hay không làm cơ sở chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá;
Sử dụng thành thạo hệ thống Thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia VNAAC/VCIS; Khai thác toàn bộ các chức năng của hệ thống này.
Thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (E - Payment); Tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và C/O điện tử (E - C/O và E- Permit) với các cơ quan liên quan. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hoá xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử;
Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 24/7). Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các nghiệp vụ liên quan đến hải quan đều được thực hiện điện tử.
Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng một số phần mềm có tính ứng dụng cao trong công tác quản lý thu thuế.
Sáu là, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro
Tăng cường áp dụng QLRR toàn diện, đầy đủ trong các khâu hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Luật Hải quan.
Thành lập bộ phận chuyên trách “Tổ Quản lý rủi ro” của Chi cục, không làm việc kiêm nhiệm. Thường xuyên thu thập thông tin doanh nghiệp, xây dựng hồ sơ doanh nghiệp đầy đủ, chính xác gửi Cục, cơ quan Tổng cục hải quan để cập nhật hệ thống rủi ro, để cơ quan cấp trên xây dựng tiêu chí phân luồng tờ khai, xếp hạng doanh nghiệp chính xác.
Trên cơ sở việc xây dựng, cập nhật, quản lý các hồ sơ rủi ro và hồ sơ DN, theo dõi các đối tượng có rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, theo dõi hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành và phải có giấy phép nhưng được phân luồng xanh để cảnh báo trên hệ thống VNAAC/VCIS.
Bày là, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Tăng cường kiểm soát cơ chế tự kê khai tính thuế của người khai hải quan. Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN, lợi ích quốc gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập.