Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của bệnh nhânTCM tử vong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện nhi đồng i năm 2011 (Trang 81 - 98)

- Các yếu tố cận lâm sàng

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2011, các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến biến chứng của bệnh TCM gồm bạch cầu máu trên 16 G/L, tiểu cầu máu trên 400 G/L, glucose máu trên 180 mg%, lactat máu trên 5 mmol/l, troponin I dương tính, toan chuyển hóa nặng (pH<7,2 mmol/l) [57]. Yang và cộng sự thấy tăng bạch cầu máu ngoại biên làmột yếu tố xấu [59]. Trong cứu của chúng tôi có 67,5% (27/40 bệnh nhân) có bạch cầu máu trên

16 G/L, 37,5% (15/40 bệnh nhân) có tiểu cầu máu trên 400 G/L, có 43,3% (13/30) lactat máu trên 5 mmol/l, có 29,6% (8/27 bệnh nhân) có đường máu trên 180 mg%, và có 13,2 % (5/38 bệnh nhân) có toan chuyển hóa nặng. Như vậy những bệnh nhân TCM nhập viện trong nghiên cứu ngay từ đầu đã cho thấy tiên lượng sẽ diến biến và chuyển nặng nhanh chóng. Số lượng bạch cầu, tiểu cầu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu 17 bệnh nhân tử vong của bệnh viện Nhi Đồng I [3].

- Mức độ nặng khi nhập viện

41 bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng có biến chứng nặng khó hồi phục về thần kinh, hô hấp, tuần hoàn khi ở giai đoạn lâm sàng 4 (41,4%) và 7,3% (3 bệnh nhân) nhập viện khi ở giai đoạn lâm sàng 1. Theo McMinn P, lâm sàng độ 3 (tương đương giai đoạn lâm sàng 4 hiện nay) thì 80% bệnh nhân tử vong, số còn lại đều có di chứng thần kinh nặng [40]. Điều này cho thấy ngay khi nhập viện tình trạng bệnh nhân đã quá nặng và tiên lượng ngay từ đầu đã rất xấu.

- Thời gian khởi phát từ lúc nhập viện đến khi tử vong

Thời gian tử vong trung bình: 8,8 ± 1,3 (ngày), có 1 bệnh nhân tử vong sớm nhất vào ngày thứ 2 của bệnh và có 1 bệnh nhân tử vong muộn nhất vào ngày thứ 66 của bệnh. Nhưng chủ yếu (20/41 bệnh nhân) tử vong vào ngày thứ 3 và ngày thứ 4. Thời gian tử vong trung bình kéo dài hơn một số nghiên cứu khác là do trong nghiên cứu có 5 bệnh nhân sau điều trị giai đoạn cấp để lại di chứng nặng và sau gần 2 tháng điều trịbệnh nhân đã tử vong. Kết quả nghiên cứu tương tự như của Trương Thị Triết Ngự có 14/16 bệnh nhi tử vong trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện biến chứng hô hấp-tuần hoàn, vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 kể từ lúc sốt [7].

- Tình trạng bội nhiễm khi nằm viện

5 bệnh nhân TCM bị bội nhiễm khi nằm viện điều trị, có 3 bệnh nhân cấy máu giai đoạn di chứng ra Acinobacter spp, Burkholderia spp và 2 bệnh nhân cấy dịch phế quản ra Acinobacter spp, trực khuẩn mủ xanh kèm theo có xuất hiện tổn thương viêm phổi sau thở máy. Trong đó, 1 trẻ nam 32 tháng tuổi khi nhập viện lâm sàng độ 2b ngày thứ 2 của bệnh có biến chứng thần kinh và chỉ sau 6 giờ bệnh đã tiến triển sang giai đoạn lâm sàng 4. Trẻ được điều trị thoát sốc nhưng để lại di chứng liệt nửa người bên trái và phụ thuộc máy thở. Sau điều trị 20 ngày xuất hiện tình trạng tràn khí màng phổi, xẹp phổi, các xét nghiệm về phản ứng viêm tăng cao và cấy dịch phế quản ra Acinobacter spp đa kháng. Kết quả sau điều trị 66 ngày trẻ tử vong trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết do Acinobacter cú sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc TCM tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011 chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân TCM tử vong

1.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng

- Tác nhân gây bệnh là EV71 chiếm 51,2%, VRĐR khác chiếm 48,8%. - Bệnh nhân tử vong có độ tuổi từ 8,5 tháng đến 5 tuổi, tập trung chủ yếu nhóm 1 đến 3 tuổi (68,3%)

- EV71 là tác nhân gây tử vong chính điểm tháng 7 và VRĐR khác vào tháng 5.

- Tử vong ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1.

1.2. Đặc điểm về lâm sàng

- 51,2% số bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh nặng của biến chứng thần kinh, hô hấp, tuần hoàn.

- Triệu chứng lâm sàng hay gặp là sốt chiếm 95,1%, ban trên da chiếm 92,7%, loét miệng 41,5%.

- Sốt cao (63,4%), sốt từ 3 ngày trở lên (85,4%)

- Ban dát sẩn chiếm 63,2%, ban phỏng nước 36,8%. Vị trí ban gặp nhiều nhất là ở chân (78,0%).

- Đi ngoài phân lỏng gặp ở 9,8% số bệnh nhân TCM tử vong.

2. Các biến chứng hay gặp và yếu tố ảnh hƣởng đến tử vong.

2.1. Các biến chứng hay gặp

- Biến chứng hay gặp trong bệnh TCM là biến chứng thần kinh và hô hấp (75,6%). Khi nhập viện bệnh nhân thường phối hợp các biến chứng (78,3%), trong đó biến chứng thần kinh và hô hấp gặp nhiều nhất chiếm 46,8%.

(46,3%), tăng trương lực cơ (39%), run chi (31,7%) và rối loạn thần kinh thực vật (22%).

- Biểu hiện hô hấp hay gặp là thở nhanh theo tuổi, ran phổi (75,6%), tím tái (61%), trào bọt hồng (48,8%). Chụp phổi có 46,7% phù phế nang, tổn thương phổi kẽ.

- Biểu hiện tim mạch hay gặp là mạch nhanh (63,4%), thay đổi về HA (60,5%). Suy chức năng thất trái chiếm 39,1%, troponin I dương tính chiếm 58,8%.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong

- Bệnh lý mạn tính kèm theo (9,8%), tình trạng nặng khi nhập viện (51,2%), tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo (12,2%) là các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của bệnh TCM.

KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân TCM tử vong thường trong bệnh cảnh phối hợp các biến chứng về thần kinh, hô hấp, tuần hoàn chứ không phải một biến chứng và diễn biến bệnh rất nhanh. Vì vậy chúng tôi có kiến nghị

1. Khi vùng đang có dịch bệnh TCM, gia đình thấy trẻ có biểu hiện sốt hoặc nổi ban cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng của bệnh và có biện pháp điều trị, can thiệp kịp thời hạn chế tử vong.

2. Cần nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng theo tiến triển bệnh với số lượng lớn để giúp đánh giá chính xác hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y Tế ( 2011), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Tay-Chân- Miệng.

Ban hành kèm quyết định số 2554/ QĐ- BYT ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Bùi Vũ Huy (2011), Một số đặc điểm lâm sàng, vi rút học bệnh Tay Chân miệng ở trẻ em miền Bắc Việt Nam. Đề tài cơ sở, Đại học Y Hà Nội.

3. Đoàn Thị Ngọc Điệp, Bạch Văn Cam, Trƣơng Hữu Khanh và cộng sự

(2008), “ Nhận xét đặc điểm bệnh nhi TCM tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I- TP Hồ Chí Minh”.Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(1), tr 17-21.

4. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2010), Nghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.

5. Ngô Văn Huy (2008), Nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng viêm não do Enterovirus ở trẻ em trong hai năm 2006-2008 tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Đại Học Y Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Kính, Bùi Vũ Huy, Nguyễn Thị Kim Chính và cộng sự

(2011), “Bài giảng bệnh học truyền nhiễm”. Chủ biên Nguyễn Văn Kính, Nhà xuất bản Y học. tr 221-230.

7. Trƣơng Thị Triết Ngự, Đoàn Thị Ngọc Điệp, Trƣơng Hữu Khanh và cộng sự (2009), “Đặc điểm bệnh Tay Chân Miệng tại bệnh viện Nhi Đồng

1, năm 2007”. Y học TP. Hồ Chí Minh,13 (1), tr 219-223.

8. Sở Y Tế - TP Hồ Chí Minh (2011), Bệnh Tay Chân Miệng (TCM).

http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/news_detail.asp?period_i d=1&cat_id=306&news_id=8173

9. Viện Paster thành phố Hồ Chí Minh (2011), Bệnh tay-chân-miệng năm 2011 tại khu vực phía Nam. Hội nghị tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Tay Chân Miệng Ngày 15 tháng 8 năm 2011, TP Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

10. Brown B.A., Oberste M.S., Alexander J.P… et al (1999), “Molecular

epidemiology and evolution of enterovirus 71 strains isolated from 1970 to 1998”.J Virol, 73(12): p. 9969-75.

11. Cardosa M.J., Perera D., Brown B.A… et al (2003), “Molecular

epidemiology of human enterovirus 71 strains and recent outbreaks in the Asia-Pacific region: comparative analysis of the VP1 and VP4 genes”.Emerg Infect Dis, 9(4): p. 461-8.

12. Chan L.G., Parashar U.D., Lye M.S… et al (2000), “Deaths of

children during an outbreak of hand, foot, and mouth disease in sarawak, malaysia: clinical and pathological characteristics of the disease”. For the Outbreak Study Group.Clin Infect Dis,31(3): p. 678-83.

13. Chang J.Y., KingCC., HsuKh (2002), “Rick of enterovirus 71

infection and associated Hand,Foot and Mouth Disease/Hepargina in chidren during an epidemic in Tawan”.Pediatric,109(6): p.99.

14. Chang L.Y., KingCC., HsuKh… et al (2002), “Risk factors of enterovirus 71 infection and associated hand, foot, and mouth disease/herpangina in children during an epidemic in Taiwan”.

Pediatrics, 109(6): p. e88. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Christensen L.S., Brehm K.E., Skov J…et al (2011.), “Detection of

foot-and-mouth disease virus in the breath of infected cattle using a hand-held device to collect aerosols”.J Virol Methods, 177(1): p. 44-8. 16. Chung Y.C., Ho M.C., Wu J.C… et al (2008), “Immunization with

virus-like particles of enterovirus 71 elicits potent immune responses and protects mice against lethal challenge”.Vaccine, 26(15): p. 1855-62.

17. Chung Y.C., Huang J.H., Lai C.M… et al (2006), “Expression,

purification and characterization of enterovirus-71 virus-like particles”.World J Gastroenterol, 12(6): p. 921-7.

18. Cui S., baizer L., Mumper R.J… et al (2011), “Crystal structure of

human enterovirus 71 3C protease”.J Mol Biol, 408(3): p. 449-61. 19. De W., Changwen K., Wei L…et al (2011), “A large outbreak of

hand, foot, and mouth disease caused by EV71 and CAV16 in Guangdong, China, 2009”.Arch Virol,. 156(6): p. 945-53.

20. Finlay BB, MCFaddan G., Hilleman M.R., … et al (2005),Medical virology”.Harrison' manual of medicine.Kasper, Braunnal.6th ed. The MC Grow – Hill: p. 170-4.

21. Gilbert G.L., Dickson K.E., Waters M.J…et al (1988), “Outbreak of

enterovirus 71 infection in Victoria, Australia, with a high incidence of neurologic involvement”.Pediatr Infect Dis J, 7(7): p. 484-8.

22. Hamaguchi T., FuJusiwa H., Saikai K… et al (2008), “Acute

encephalitis caused by intrafamilial transmission of enterovirus 71 in adult”.Emerg Infect Dis,. 14(5): p. 828-30.

23. Ho M., Chen E.R., Hsu K.H… et al (1999.),“An epidemic of

enterovirus 71 infection in Taiwan. Taiwan Enterovirus Epidemic Working Group”.N Engl J Med, 341(13): p. 929-35.

24. Hsu C.H., Lu C.Y., Shao P.L… et al (2011), “Epidemiologic and

clinical features of non-polio enteroviral infections in northern Taiwan in 2008”.J Microbiol Immunol Infect, 44(4): p. 265-73.

25. Hu Y.F.,Yang F., Du J…et al (2011), “Complete genome analysis of coxsackievirus A2, A4, A5, and A10 strains isolated from hand, foot, and mouth disease patients in China revealing frequent recombination of human enterovirus A”.J Clin Microbiol, 49(7): p. 2426-34.

26. Huang C.C., Liu C.C., Chang Y.C… et al (1999), “Neurologic

complications in children with enterovirus 71 infection”.N Engl J Med,341(13): p. 936-42.

27. Huang Y.P., Lin T.L., Kuo C.Y… et al (2008), “The circulation of

subgenogroups B5 and C5 of enterovirus 71 in Taiwan from 2006 to 2007”.Virus Res, 137(2): p. 206-12.

28. Jang S., Suh S.I., Ha S.M…et al (2011), “Enterovirus 71-related

encephalomyelitis: usual and unusual magnetic resonance imaging findings”.J Neuroradiology, 60(10): p. 921-928.

29. Jee Y.M., Cheo D.S., Kim K… et al (2003), “Genetic analysis of the

VP1 region of human enterovirus 71 strains isolated in Korea during 2000”.Arch Virol, 148(9): p. 1735-46.

30. Jia L., Zhao C.S., Zhang L… et al (2011), “Comparisons of

epidemiological and clinical characteristics in children with hand-foot- mouth disease caused by Enterovirus 71 and Coxackievirus A16”.Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi,13(8): p. 635-7.

31. Jing-Jou Yan and Ih.-Jen Su…et al (2001), “Complete genome

analysis of enterovirus 71 isolated from an outbreak in Taiwan and rapid indentification of enterovirus”.Medical virology, 65(2): p. 331-9. 32. JonhnF, Modlin (2005), “Coxackies, Echovirus and Newer (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Enterovirus”Principles and practice of infecticus diseases. Mandell, Bennet.6th ed.Churchill livingston: p. 2148-50.

33. Li Y (2011), “Comparing Enterovirus 71 with Coxsackievirus A16 by

analyzing nucleotide sequences and antigenicity of recombinant proteins of VP1s and VP4s”.BMC Microbiol, 11(1): p. 246.

34. Lin T.Y., Twe S.J., Ho M.S…et al (2003), “Enterovirus 71 outbreaks,

Taiwan: occurrence and recognition”.Emerg Infect Dis, 9(3): p. 291-3. 35. Liu M.Y., Lui W., Luo J., …et al (2011), “Characterization of an

outbreak of hand, foot, and mouth disease in nanchang, china in 2010”.PLoS ONE, 6(9): p. e25287.

36. Liu Q., Ku Z., Cai Y…et al (2011), “Detection, characterization and

quantitation of coxsackievirus A16 using polyclonal antibodies against recombinant capsid subunit proteins”.J Virol Methods, 173(1): p. 115-20. 37. Lu G., Qi S., Chen Z… et al (2011), “Enterovirus 71 and

coxsackievirus A16 3C proteases: binding to rupintrivir and their substrates and anti-hand, foot, and mouth disease virus drug design”.J Virol, 85(19): p. 10319-31.

38. Luan-Yin Chang, Kou – Chientsao, Shao – Hsuan Hsia… et al

(2004), “Transmission and Clinical Features of Enterovirus 71 infection in Household contacts in Taiwan”.JM, 291: p. 222-7.

39. Mary Jane Cardosa, David, D. Perera., … et al (2003), “Molecular

Epidemiology of Human Enterovirus 71 Strains and recent Oubreaks READ”.Emerging Infectious Disease, 9(4):p. 256-65.

40. McMinn P., Lindsay., D. Perera… et al (2001), “Phylogenetic

analysis of enterovirus 71 strains isolated during linked epidermics in Malaysia,Singapore, and Western Australia”.Virol J, 75(16):p. 7731-8. 41. Nolan MA, Craig M.E., Lahra M.M… et al (2003), “Survial after

pumonary edema to enterovirus 71 encephalitis”.J neurology 60(10): p. 1654-6.

42. Ooi E.E., Phoon M.C., Ishak B., Chan S.H.,

(2002),“Seroepidemiology of human enterovirus 71, Singapore”.Emerg Infect Dis, 8(9): p. 995-7.

43. Ooi M.H., Wong S. C., Podin Y… et al(2007), “Human enterovirus

71 disease in Sarawak, Malaysia: a prospective clinical, virological, and molecular epidemiological study”.Clin Infect Dis, 44(5): p.646-56. 44. Ryu W.S., Kang B., Hong B…et al (2010), “Enterovirus 71 infection

with central nervous system involvement, South Korea”. Emerg Infect Dis, 16(11): p. 1764-6.

45. Sawyer M.H (2002), “Enterovirus infections: diagnosis and

treatment”.Semin Pediatr Infect Dis, 13(1): p. 40-7.

46. Shekhar K., Lye M. S., Norlijah C…et al(2005), “Deaths in children

during an outbreak of hand, foot and mouth disease in Peninsular Malaysia--clinical and pathological characteristics”.Med J Malaysia, 60(3): p. 297-304.

47. Singh S., Chow VT., Phoon MC., Chan KP… et al (2002), “Direct

detection of enterovirus 71 (EV71) in clinical specimens from a hand, foot, and mouth disease outbreak in Singapore by reverse transcription- PCR with universal enterovirus and EV71-specific primers”.J Clin Microbiol, 40(8): p. 2823-7.

48. Taniguchi K., Hashimoto S., Kawado M… et al (2007), “Overview of infectious disease surveillance system in Japan, 1999-2005”.J Epidemiol, 17 Suppl: p. S3-13.

49. Tran C.B., Nguyen H. T., Phan H. T… et al (2011), “The

seroprevalence and seroincidence of enterovirus71 infection in infants and children in Ho Chi Minh City, Viet Nam”.PLoS ONE, 6(7): p. e21116. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50. Tu PV., TTT Nguyen., D Perera… et al (2005), “Epidemiologic and

Virologic Investigation of hand,foot and mouth Disease, Southern Viet Nam, 2005”.EID; 13(11),p. 1733 - 1741.

51. Van der Sanden., S. Koopmans M., Uslu G…et al (2009),

“Epidemiology of enterovirus 71 in the Netherlands, 1963 to 2008”.J Clin Microbiol,47(9): p. 2826-33.

52. Verboon-Maciolek MA., Groenendaal F., Cowan F...et al (2006),

White matter damage in neonatal enterovirus meningoencephalitis”.J

53. Wang L., and R.L. Coppel (2008), “Oral vaccine delivery: can it protect

against non-mucosal pathogens?”.Expert Rev Vaccines, 7(6): p. 729-38. 54. Wang S.M., Lei H. Y., Yu C. K… et al (2008), “Acute chemokine

response in the blood and cerebrospinal fluid of children with enterovirus 71-associated brainstem encephalitis”.J Infect Dis,198(7): p. 1002-6.

55. World Health Organization (2008), Outbreak news. Enterovirus, China.Wkly Epidemiol Rec, 83(19): p. 169-70.

56. World Health Organization (2009), Meeting of the Regional clinical Network on emerging infectious disease.

57. World Health Organization (2011), A guide to clinical management and public Heath respone for Hand,Foot and mouth disease.

58. Wu-Chung Shen., Hsiu-Hui Chiu., Kuan-Chih Chow (1999), “MR

Imaging Finding of Enteroviral Encephalomyelitis: An Outbreak in Taiwan”.ANR Am J Neuroradiol, 20(37): p. 1889-95.

59. Yang ZH, Zhu QR, Li X.Z... et al.(2005), “Detection of enterovirus

71 and coxsackievirus A16 from children with hand, foot and mouth disease in Shanghai,2002”.Zhonghua Er Ke Za Zhi, 43(9): p.648 - 52. 60. Zhang Y., Tan V. T., Wang H. Y… etal(2009), “An outbreak of

hand, foot and mouth disease associated with subgenotyp C4 of human enterovirus in Shandong, China”.clinical virology,.44 (4): p. 262 – 7. 61. Zhang Y., Cui W., Liu L…et al (2011), “Pathogenesis study of

enterovirus 71 infection in rhesus monkeys”.Lab Invest, 91(9): p. 1337- 50.

Mã ca bệnh  / 

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN TAY CHÂN MIỆNG A. DỊCH TỄ HỌC

1. Thông tin bệnh nhi:

a. Họ và tên bệnh nhân:……… b. Số hồ sơ: . . . / . . .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện nhi đồng i năm 2011 (Trang 81 - 98)