Biến chứngtim mạch, hô hấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện nhi đồng i năm 2011 (Trang 27 - 28)

Bệnh TCM có thể gây nhiều biến chứng về tim mạch, hô hấp như viêm phổi, suy hô hấp, phù phổi cấp, viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch...[1]. Bệnh TCM nặng thường có biến chứng thần kinh và chỉ sau vài giờ trẻ có biểu hiện suy hô hấp- tuần hoàn [7], [57].

Phù phổi cấp là biến chứng hô hấp hay gặp với các biểu hiện khó thở đột ngột, rút lõm lồng ngực, nhịp thở tăng, nặng hơn trẻ tím tái, thở ngáp, trào bọt hồng qua miệng hoặc nội khí quản, nghe phổi thấy ran ẩm hai trường phổi, chụp phổi thấy hình mờ cánh bướm lan tỏa hai phế trường. Nếu bệnh không được xử trí sớm trẻ sẽ ngừng thở, ngừng tim và tử vong nhanh chóng [55], [56]. Những trường hợp phù phổi cấp thấy nồng độ interleukin 1,6,10 và yếu tố hoại tử u tăng cao trong máu nhưng đến nay cơ chế gây biến chứng hô hấp trong bệnh cảnh tay chân miệng còn chưa rõ [57].

Trẻ đau ngực, khó chịu, trên điện tâm đồ thấy có sự thay đổi sóng T và ST, siêu âm tim có thể thấy suy chức năng thất trái, sinh hóa máu có Troponin I dương tính, creatinkinase (CK) tăng là biểu hiện của viêm cơ tim, nặng hơn trẻ vào sốc và tử vong. Sốc trong bệnh TCM có thể do tổn thương thần kinh trung ương hoặc cũng có thể do viêm cơ tim, suy tim gây ra.Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi  110 mmHg, trẻ từ 1-2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau khi vào sốccó mạch, huyết áp tụt (trẻ dưới 12 tháng HA dưới 70 mmHg, trẻ trên 12 tháng, HA dưới 80

mmHg) hoặc HA kẹt (≤ 20mmHg) hoặc HA không đo được, da nổi vân tím, chi lạnh.Giai đoạn sau có biểu hiện suy hô hấp tuần hoàn nặng rất khó hồi phục [8].

Mạch, huyết áp là dấu hiệu rất có giá trị giúp đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại, chuyển độ bệnh nhân. Ở bệnh nhi rất khó để theo dõi sát các thông số đó. Và khi thấy có các dấu hiệu nặng, trẻ được chuyển đến phòng cấp cứu, hoặc khoa hồi sức để có chế độ theo dõi hợp lý [6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc tay chân miệng tử vong tại bệnh viện nhi đồng i năm 2011 (Trang 27 - 28)