Các phương pháp đo lường và đánh giá rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 33 - 40)

5. Bố cục của đề tài

1.1.5. Các phương pháp đo lường và đánh giá rủi ro thanh khoản

Có nhiều phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản hiện đại đang được sử dụng hiện nay nhưng tựu chung nằm ở ba nhóm phương pháp, đó là: Phân tích dựa vào Cân đối kế toán, Phân tích Vốn tiền mặt và Phân tích độ lệch đáo hạn. Các phương pháp này có độ khó tăng dần và nếu đo lường chính xác thì cũng có độ tin cậy cao dần theo thứ tự.

1.1.5.1. Phương pháp phân tích thanh khoản dựa vào cân đối kế toán

Đây là phương pháp tiếp cận dựa vào cân đối kế toán thiết lập mối quan hệ giữa các khoản mục tài sản Có và tài sản Nợ trên bảng cân đối kế toán, dựa vào tính chất thanh khoản của tài sản Có và vào tính chất ổn định của nguồn tài trợ. Về mặt lý thuyết, để đảm bảo an toàn và sự ổn định của cấu trúc bảng cân đối kế toán thì các tài sản Có mang tính chất dài hạn nên được tài trợ bởi các tài sản Nợ ổn định, và ngược lại đối với các tài sản Có có tính thanh khoản cao thì có thể được tài trợ bởi các nguồn vốn biến động. Cấu trúc của một bảng cân đối kế toán ngân hàng được sơ lược theo sơ đồ dưới đây:

Hình 1.1. Phương pháp phân tích thanh khoản dựa vào cân đối kế toán

(Nguồn: Leonard Matz and Peter Neu, 2008)

Theo phương pháp này, các tài sản Có có tính thanh khoản thấp như cho vay và đầu tư nên được tài trợ bởi các nguồn ổn định như huy động khách hàng hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi. So với các phương pháp truyền thống chỉ so sánh tỷ lệ giữa các tài sản Có sẽ có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản để phản ánh khả năng thanh khoản, phương pháp này không yêu cầu ngân hàng phải duy trì một danh mục tài sản Có thanh khoản lớn nếu nguồn tài trợ ổn định. Hay nói một cách khác, nếu một ngân hàng có nguồn tài trợ ổn định thì việc ngân hàng có tỷ trọng cho vay cao trên tổng tài sản không có nghĩa là ngân hàng đó có thanh khoản thấp. Phương pháp này đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán vì chỉ dựa vào Cân đối tài sản của ngân hàng trên báo cáo tài chính hàng kỳ. Tuy nhiên, đo lường thanh khoản không phải là một việc đơn giản và nhiều khi không nhất quán với nguyên tắc kế toán nên sẽ có một số hạn chế của phương pháp này như:

- Thiếu sót yếu tố thời gian: Các khoản mục kế toán đánh giá khả năng thanh khoản của tài sản Có hoặc Nợ thông qua tên gọi của khoản mục. Tuy nhiên, trong thực tế, dù cùng một khoản mục, tính thanh khoản của các tài sản

Tài sản Có

• Cho vay/ Khoản phải thu/ Đầu tư/ Khác

• Tài sản Có kinh doanh

• Hợp đồng mua - cam kết bán lại

Tài sản Nợ

• Huy động khách hàng • Phát hành giấy tờ có giá • Vốn

• Huy động liên ngân hàng • Tài sản nợ kinh doanh

cũng rất khác nhau (ví dụ như một trái phiếu có kỳ hạn còn lại là 5 năm và một trái phiếu sắp đáo hạn).

- Tác động của nguyên tắc kế toán: Giá trị kế toán của một tài sản chưa chắc phản ánh đúng thị giá của tài sản đó. Ví dụ như một trái phiếu Chính phủ được ghi nhận với giá trị sổ sách khác so giá mà trái phiếu đó đang được giao dịch trên thị trường.

- Các cam kết giao dịch ngoại bảng: các cam kết ngoại bảng tác động không nhỏ đến dòng thanh khoản tương lai của ngân hàng nhưng không được phản ánh bằng phương pháp trên.

- Tính khả nhượng của các giấy tờ có giá: Dù có được phản ánh với giá thị trường thì phương pháp trên vẫn thiếu sót khả năng các giấy tờ có giá sẽ mang lại nguồn thanh khoản có giá trị bao nhiêu nếu được bán tại thời điểm tính toán (do thay đổi trong khả năng hấp thụ của thị trường). Vì thế, khi xét kĩ đến giá trị của các giấy tờ có giá này về mặt thanh khoản, cần áp dụng giá trị chiết khấu (haircuts) cho chúng.

- Phân loại các giấy tờ có giá: Một số loại tài sản Nợ có tính ổn định khác nhau được phân vào cùng loại trên cân đối kế toán; ví dụ như các trái phiếu có kỳ hạn dài và thương phiếu - thông thường kỳ hạn rất ngắn.

- Huy động của khách hàng: Việc phân loại huy động khách hàng là ổn định cũng chưa xác đáng do tùy thuộc vào cấu trúc kỳ hạn của tổng danh mục này tại mỗi ngân hàng, đặc điểm khách hàng của từng khu vực địa lý.

1.1.5.2. Phương pháp phân tích trạng thái vốn tiền mặt

Đây là phương pháp do Moody’s tạo ra nhằm phân tích cấu trúc thanh khoản của một bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá xếp hạng ngân hàng. Mục đích của phân tích này nhằm đo lường khả năng của ngân hàng trong việc tài trợ việc sử dụng vốn bằng nguồn vốn được đảm bảo trong trường hợp không có nguồn tín chấp nào được chấp thuận. Đây cũng là phương pháp mà Basel III sử dụng để xây dựng Tỉ lệ tài chính ròng ổn định (NSFR - Net Stable Funding Ratio).

Hình 1.2. Trạng thái vốn tiền mặt

(Nguồn: Leonard Matz and Peter Neu, 2008)

Một cách tổng quát:

Vốn tiền mặt = Giá trị đảm bảo của tài sản - Vay liên ngân hàng ngắn hạn - Tiền gửi không thường xuyên

hoặc

Vốn tiền mặt = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản không thanh khoản (Ngắn hạn được định nghĩa là từ một năm trở xuống)

Trong đó:

- Giá trị đảm bảo của tài sản được tính bằng là thị giá của các tài sản (còn) có thể cầm cố trừ đi chiết khấu.

- Chiết khấu: giá trị bị giảm đi so với giá thị trường của một tài sản do đối tác đánh giá khi ngân hàng sử dụng làm tài sản đó thế chấp cho một khoản vay.

- Tiền gửi thường xuyên: theo định nghĩa của Moody’s, đây là giá trị tiền gửi khách hàng tại một ngân hàng được bảo hiểm được xác nhận bởi cơ quan bảo hiểm của quốc gia.

Tài sản có

Giá trị đảm bảo của tài sản

Tài sản thanh khoản thấp Chiết khấu

Dòng tiền ra tiềm năng

Tài sản nợ

Vay liên ngân hàng ngắn hạn Tiền gửi không thường xuyên

Tiền gửi thường xuyên Vay liên ngân hàng dài hạn

Vốn

- Tiền gửi không thường xuyên: là phần giá trị tiền gửi khách hàng còn lại sau khi trừ đi phần tiền gửi thường xuyên.

Phương pháp này khắc phục được điểm yếu của phương pháp dựa vào cân đối kế toán là có phân chia thời gian và tính thanh khoản của tài sản không chỉ phụ thuộc vào loại tài sản mà được tính bằng khả năng chuyển nhượng trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm yếu tồn tại:

- Không đề cập đến những cam kết cho vay không hủy ngang mà ngân hàng phải thực hiện khi khách hàng có nhu cầu bất cứ lúc nào.

- Đánh giá cao các khoản vay thế chấp bằng nhà ở mà không đề cập đến khả năng thực sự của một ngân hàng trong việc bán những khoản nợ có chất lượng cao và/hoặc chứng khoán hóa nó. Vì thế, điều này dẫn đến việc đánh giá thấp khả năng thanh khoản của một ngân hàng.

- Phương pháp tính luôn các khoản vay dài hạn có thời hạn còn lại dưới 1 năm là nguồn vốn dài hạn. Từ đó, đánh giá cao khả năng của nguồn vốn dài hạn.

- Không tính lãi/phí thu được dưới dạng tiền từ hoạt động bình thường của NH.

- Chiết khấu có thể được tính quá thấp trong khi giá trị này có thể tăng khi thanh khoản thị trường hoặc tình hình hoạt động của ngân hàng không được tốt. Mặt khác, khả năng ngân hàng có thể nhận được nguồn tài trợ đảm bảo không tùy thuộc vào Dòng tiền vào là dòng tiền phát sinh vào ngày đáo hạn của các tài sản Nợ hoặc ngày mà ngân hàng có thể đòi được tiền từ các cam kết của khách hàng và đối tác.

- Một số khoản mục được miêu tả không rõ ràng đối với người quản lý ngân hàng vì chúng thường được xếp loại vào tài sản Có với mục đích phân loại theo quy định của pháp luật.

- Cuối cùng, không một đo lường tức thời nào có thể mô tả được tất cả những hành động có thể thực hiện được bởi đội ngũ quản lý ngân hàng nhằm nâng cao thanh khoản trong trường hợp khủng hoảng.

1.1.5.3. Phương pháp phân tích độ lệch đáo hạn (Phương pháp thang đáo hạn)

Đây là phương pháp đo lường định lượng được sử dụng khá phổ biến nhờ tính chi tiết và rõ ràng mà nó cung cấp. Nội dung của phương pháp này xây dựng các hạng đáo hạn để tính được các trạng thái thanh khoản trong một khoảng thời gian của ngân hàng. Theo truyền thống, phương pháp này được xây dựng bằng cách giả định rằng dòng tiền ra là dòng tiền mà các tài sản Nợ đáo hạn theo hợp đồng hoặc ngày ngân hàng phải thực hiện cam kết trả một cách sớm nhất. Tuy kết quả của phương pháp này có điểm lợi là cho phép người quản lý thanh khoản biết được chi tiết tình trạng thanh khoản của ngân hàng trong hiện tại cũng như dự đoán được trong giai đoạn tại tương lai nhưng kết quả trên tính toán có thể khác với thực tế do động thái khác nhau của từng sản phẩm và từng khách hàng. Để định lượng một cách chính xác hơn, người quản lý phải thực hiện đo lường dựa trên các giả định về động thái của khách hàng. Trong phương pháp định lượng rủi ro thanh khoản theo động thái khách hàng, phương pháp Dòng tiền ra ròng (Net Cash Outflow - NCO) và tài sản có chưa cầm cố (để trang trải cho NCO) phải được dự phóng theo từng giai đoạn và với nhiều kịch bản khác nhau. Với mục đích này, các dòng tiền thanh khoản có thể phát sinh từ tất cả các khoản mục nội và ngoại bảng phải được gắn với các thang đáo hạn cụ thể. Tài sản Có được chia thành bốn nhóm, phụ thuộc vào quy mô và tính chắc chắn (hay ngẫu nhiên) của thời gian đáo hạn.

Hình 1.3. Ma trận đáo hạn - quy mô cho các dòng thanh khoản

(Nguồn: Phỏng theo Matz và Neu, 2008)

Trong đó:

- Nhóm I: Quy mô và thời gian có thể xác định được.

- Nhóm II: Quy mô ngẫu nhiên, nhưng thời gian có thể xác định. - Nhóm III: Quy mô có thể xác định và thời gian ngẫu nhiên.

- Nhóm IV: Cả quy mô và thời gian đều trên các giả định và điều chỉnh theo hành vi một cách độc lập và theo các kịch bản khác nhau. Việc tính toán, định lượng các mô hình này có thể khá tỉ mỉ và phức tạp.

Trong hầu hết các trường hợp, không có một phương pháp toán học cụ thể, rõ ràng nào để làm điều này. Thay vào đó, kinh nghiệm về thị trường và những hiểu biết về sản phẩm được đánh giá là quan trọng hơn, đặc biệt khi đánh giá dòng tiền phát sinh cùng một tài sản nhưng dưới các kịch bản khác nhau.

Các khoản vay lãi suất cố định

Tiền mặt/ Repo/ Cho vay có tài sản đảm bảo

Huy động có kỳ hạn

Các khoản trả coupon cố định

(cho vay, trái phiếu, hoán đổi lãi suất) Hợp đồng hoán đổi tiền tệ

Ký quỹ biến động giá Quyền chọn kiểu Châu Âu

Các khoản trả coupon không cố định (cho vay, trái phiếu, hoán đổi lãi suất)

Séc du lịch

Trái phiếu có thể thu hồi

Cho vay với lịch trả nợ linh hoạt

Cho vay theo hạn mức tín dụng tuần hoàn Tài khoản tiền gửi thanh khoản

Giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) Quyền chọn kiểu Mỹ

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mạicổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)