5. Bố cục của đề tài
4.2.5. Thiết lập bộ phận quản trị rủi ro trong ngân hàng
Hiện tại, hầu hết các chi nhành NHTM trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chưa có bộ phận chuyên về quản trị rủi ro. Công tác quản trị rủi ro thanh khoản được phòng ngân quỹ thực hiện và rủi ro tín dụng do phòng kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng còn nhiều hạn chế do các loại rủi ro có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, ngân hàng cần xây dựng một bộ phận quản trị rủi ro cho toàn chi nhánh để có thể quản lý linh hoạt và hiệu quả hơn các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bộ phận quản trị cần nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản để có thể đề xuất những giải pháp phòng ngừa hiệu quả và hạn chế thiệt hại do những loại rủi ro này mang lại. Bên cạnh đó, bộ phận quản trị cần kết hợp với phòng ngân quỹ tính toán hợp lý các chỉ số thanh khoản, dự báo nhu cầu thanh khoản và
điều chỉnh lượng tiền mặt dự trữ phù hợp đảm bảo nguồn cung thanh khoản của ngân hàng.
Trong trường hợp xảy ra RRTK, phải áp dụng các biện pháp kịp thời để tránh phản ứng dây chuyền. Trong đó NHTW sẽ là người điều tiết chính với tư cách là người cho vay cuối cùng, nên chia thành 2 trường hợp: thời kỳ bình thường và thời kỳ khủng hoảng. NHTW cần phải làm gì khi có một NHTM gặp vấn đề về thanh khoản mà không phải là khủng hoảng hệ thống. Có 3 công cụ NHTW có thể sử dụng để hỗ trợ thanh khoản cho 1 NHTM: chiết khấu giấy tờ có giá, ứng trước có hoặc không có tài sản đảm bảo, repo TSC của NHTM. Trong trường hợp khủng hoảng hệ thống, các biện pháp cần làm của NHTW là: thông báo và xuất hiện trước công chúng để khẳng định sự mất trật tự và tài chính là không đáng kể và ngăn chặn làn sóng sợ hãi trong dân chúng; hỗ trợ cho các NH thiếu thanh khoản hoặc nghi ngờ thiếu thanh khoản để bảo vệ hệ thống thanh toán và kinh tế vĩ mô; nới lỏng các quy định về tài phạt rút trước hạn để tránh tâm lý lo sợ trong dân chúng; coi RRTK là một phần của chiến lược quản lý khủng hoảng tổng thể liên quan đến NHTW, các cơ quan hành pháp và Bộ Tài chính; điều chỉnh các chính sách vĩ mô cho phù hợp; đặt các biện pháp kiểm soát tài chính; Chính phủ cam kết bảo đảm bảo lãnh vay vốn; có các biện pháp thích hợp để tránh Dollar hoá tiền tệ; về dài hạn cần phải củng cố lại hệ thống tài chính và có phương án tại cơ cấu lại hệ thống NH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ