Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 58 - 62)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Việc khai thác thông tin tác giả dựa vào thông qua những tài liệu có sẵn trong sổ sách, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, các phòng ban liên quan, tập san ngân hàng...Ngoài ra, thông tin được tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông như: báo, đài, internet…

2.2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập được số liệu sơ cấp và thứ cấp, nhóm tác giả đã tổng hợp số liệu vào bẳng, biểu, đồ thị để dễ dàng đánh giá và đưa ra được những đặc điểm riêng biệt thông qua các số liệu đã thu thập.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Thông qua các tiêu chí để phân tổ để sử dụng việc tập hợp các số liệu đồng thời xử lý những tài liệu đó. Cụ thể phân tổ thống kê theo tiêu chí về nguồn vốn, Tổng tài sản Có, vốn huy động, tổng dư nợ…

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng các dạng đồ thị từ bảng tính EXCEL để tiến hành phân tổ giữa cung cầu thanh khoản qua các năm với các hình thức khác nhau. Cụ thể biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu các loại và biểu đồ hình cột để thấy rõ hay mô tả các chỉ tiêu so sánh.

2.2.1.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Các kỹ thuật cơ bản được sử dụng như biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu và thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra xu hướng và mức độ biến động của các hệ thống chỉ tiêu. Trong phạm vi đề tài, phương pháp này được dùng để so sánh tình hình huy động vốn, cho vay, chi phí, lợi nhuận qua các năm, giữa các hình thức mà Ngân hàng sử dụng để thu hút dòng tiền.

- Phân tích dựa vào các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản sau:

Các chỉ số thanh khoản là phương pháp đo lường thanh khoản ngân hàng truyền thống và phổ biến (Trần Huy Hoàng, 2011), kết hợp với nội dung được quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN tác giả sẽ sử dụng những tiêu chí để đo lượng trong luận văn như sau:

- Hệ số vốn an toàn tối thiểu CAR (hệ số Cooke): đo lường tỷ lệ Vốn tự có trên tài sản Có quy đổi theo mức độ rủi ro khác nhau. Tỷ lệ này thực chất không đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng mà đo lường khả năng thanh toán - hay chất lượng tài sản Có. Trong đó, khả năng thanh toán là tiền đề đảm bảo ngân hàng có khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, để tỷ lệ này đảm bảo chính xác, việc quy định về phân loại rủi ro tài sản Có là điều đáng để NHNN cũng như ngẫu nhiên. Trong khi dòng tiền phát sinh từ các tài sản tại Nhóm I có thể xác định được - chỉ dựa vào hệ thống lưu trữ dữ liệu và việc tính toán chính xác, thì dòng tiền phát sinh từ các tài sản thuộc nhóm II, III, IV đòi hỏi phải có mô hình định lượng dựa các ngân hàng thương mại lưu tâm.

- Chỉ số giới hạn huy động vốn: Vốn tự có / Tổng nguồn vốn huy động, được đưa ra với mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng, tránh tình trạng lạm dụng nguồn huy động vượt quá khả năng bảo vệ của nguồn vốn tự có, từ đó dẫn tới hậu quả mất khả năng chi trả. Chỉ số này càng cao thì ngân hàng càng an toàn.

- Chỉ số trạng thái tiền mặt được tính bằng (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/Tổng tài sản Có. Chỉ số này đánh giá việc ưu tiên cho dự trữ thanh khoản cấp 1 trên tổng nguồn sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. H3 càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt, cho thấy ngân hàng đang dự trữ nguồn tiền đáng kể để đáp ứng nhu cầu chi trả tức thời.

- Chỉ số chứng khoán thanh khoản: được tính bằng (Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán)/ Tổng tài sản Có, phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản Có của NH. Chỉ số này càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt. Tuy nhiên, đây không phải là một chỉ số đánh giá chính xác ở thị trường Việt Nam hiện tại do thiếu thanh khoản thị trường để thanh lý các loại chứng khoán này và quy định kế toán về phân loại chứng khoán. Cụ thể, những chứng khoán được tính ở đây có thể bao gồm chứng khoán vốn không niêm yết có tính thanh khoản thấp. Mặt khác, việc bỏ qua chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn cũng là một thiếu sót do có rất nhiều chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ, có thể sử dụng để tạo thanh khoản cho ngân hàng.

- Chỉ số năng lực cho vay: được tính bằng Dư nợ / Tổng tài sản Có, phản ánh mức độ cho vay trên tổng tài sản Có của ngân hàng. Vì tín dụng được cho là một loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong tổng tài sản Có của ngân hàng nên việc nắm giữ tài sản này càng nhiều dẫn đến chỉ số H4 càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

- Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động: Dư nợ/Tiền gửi khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

- Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H8): được tính bằng Tiền gửi và cho vay các TCTD khác/Tiền gửi và vay từ các TCTD khác. Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nếu H8 > 1, ngân hàng đang đi gửi nhiều hơn đi vay, nắm được quyền chủ động trong thanh khoản và ngược lại.

- Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn = [(tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn - tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải trừ)/ tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn] x 100%. Thông tư 19/2017/TT-NHNN tỷ lệ tối đa không vượt quá 45%.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO

THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)