Một số mô hình về quản lý rủi ro thanh khoản được áp dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 45 - 48)

5. Bố cục của đề tài

1.2.2. Một số mô hình về quản lý rủi ro thanh khoản được áp dụng tạ

số ngân hàng trong nước

1.2.2.1. Xây dựng mô hình 3 tuyến phòng thủ của ngân hàng Techcombank

Trên thực tế, rủi ro ngân hàng khá đa dạng, với 3 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, trong đó, rủi ro hoạt động gồm có: rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro hệ thống, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro về tài sản, rủi ro về con người…Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, do đặc thù của hoạt động ngân hàng Việt Nam là trên 70% thu nhập đến từ tín dụng, có ngân hàng có tỷ lệ này tới hơn 90%, nên hầu hết các ngân hàng chỉ chủ yếu chú trọng rủi ro tín dụng. Việc xem nhẹ công tác quản trị các loại rủi ro khác dẫn đến hệ quả là, khi thị trường tài chính - tiền tệ biến động, khó khăn, một loạt ngân hàng rơi vào rủi ro mất thanh khoản. “Ít ngân hàng Việt Nam có được hệ thống quản trị rủi ro tốt” TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết. Hiện nay, một số NH tại Việt Nam đang thực hiện mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn ngân hàng để đảm bảo tính an toàn cho các hoạt động và đem lại hiệu quả khá tốt, trong đó Ngân hàng Techcombank đạt được thành tựu nhất định (Nguyễn Đắc Hưng, 2008).

Một ưu điểm của phương thức này là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của NH được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. Theo đó, ngân hàng đã xây dựng mô hình 3 tuyến phòng thủ như sau:

- Tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

- Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan

trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ…

- Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của NH, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

Kết quả quan trọng sau một thời gian tuân thủ nghiêm ngặt mô hình quản trị phòng thủ 3 lớp tại Ngân hàng là các chuẩn mực an toàn đã được tuân thủ và dần tiệm cận các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tức là, quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của khối quản trị rủi ro. Nhờ đó kết quả hoat động kinh doanh của toàn NH có những tín hiệu đáng mừng so với năm 2009.

Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu kinh doanh đạt được tại NH Techcombank năm 2010

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 ±Δ 2009/2010

(%)

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1700 2603 903 153

Tiền gửi (tỷ đồng) 63009 80651 17642 128

Điểm giao dịch (điểm) 190 280 90 147

Lượng máy ATM (máy) 564 740 176 131

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Techcombank, 2010)

Hơn nữa, trong công tác quản lý rủi ro tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ở mức 65% tại thời điểm kết thúc năm 2010. Bên cạnh đó, thực hiện thành công mô

hình đánh giá rủi ro tín dụng cho SME và phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng định tính (QCA) để tăng tính hiệu quả cho quy trình cho vay.

1.2.2.2. Chương trình quản lý rủi ro Kondor+ của ngân hàng Maritime Bank

Rủi ro hệ thống ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng là lý do khiến không ít ngân hàng ngày càng chú trọng đến quản trị rủi ro hoạt động. Năm 2011, ngân hàng Hàng hải (MSB) quyết định mua chương trình quản lý rủi ro Kondor+ của công ty Thomson Reuters, nhằm quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, đảm bảo trạng thái thanh toán. Trong vòng sáu tháng, với sự hợp tác của công ty tư vấn McKinsey, MSB đã ban hành hàng loạt văn bản, chính sách về rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động áp dụng cho hệ thống nội bộ. Phần mềm Kondor+ giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động phát sinh từ công việc thủ công bằng việc tự động kiểm soát các hạn mức, tự động tính toán lãi lỗ tạm tính, quản lý dòng tiền…Hệ thống sẽ tự động kiểm tra hạn mức được thiết lập trên KGR và MLS trước khi đơn vị kinh doanh duyệt giao dịch. Kondor+ cũng khắc phục được những nhược điểm đã tồn tại trước đây như: kiểm tra tự động sự bất thường trong giá giao dịch so với giá quy định khi sự chênh lệch này vượt quá mức chịu đựng cho phép, lập sẵn các báo cáo quản lý hạn mức, cảnh báo các trường hợp vượt hạn mức và không có hạn mức…Từ những cảnh báo này, Ngân hàng có thể đưa ra các quyết định thức thời với từng giao dịch, đảm bảo sự an toàn.

Sau một năm vận hành, hiệu quả chương trình quản lý rủi ro đã mang lại tín hiệu đáng mừng. Trước đây, trong những giao dịch gửi vốn của MSB trên thị trường liên ngân hàng, hay những giao dịch trên thị trường ngoại hối (FX), MSB phần lớn làm thủ công, không kiểm soát hết quy trình, và luôn bị ảnh hưởng bởi con người, thì nay hệ thống này giảm thiểu các công đoạn thủ công, tự động kiểm tra sự bất thường trong giá giao dịch so với giá quy định, cảnh báo các trường hợp vượt hạn mức...“Lúc trước, các hạn mức hoạt động cho các giao dịch viên rất thấp vì ngân hàng lo sợ rủi ro, giờ đã cao hơn

nhiều vì có thể kiểm soát nhanh chóng và an toàn. Nghĩa là, khi rủi ro được quản lý, nhiều thứ trước đây MSB không dám làm, hoặc làm không tới, thì nay MSB đã tiến tới”, ông Nguyễn Đình Tùng, phó tổng giám đốc ngân hàng Maritime Bank chia sẻ. Thêm vào đó, trong năm 2012 Maritime Bank đã triển khai đồng bộ các giải pháp, áp dụng nhiều quyết sách nhanh nhạy phù hợp với chính sách của Ngân hàng Nhà nước và thực tế thị trường như chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác cân đối và điều hòa vốn, nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng còn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động tại các trung tâm khách hàng, mở rộng phân khúc thị trường bằng việc thử nghiệm áp dụng mô hình ngân hàng đại chúng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ tối đa các hoạt động tác nghiệp, ngăn ngừa rủi ro hoạt động…nên NH đã được vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh 2012”. Nhờ đó, Maritime Bank đã được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng cấp mức tăng trưởng tín dụng là 17% và xếp hạng trong nhóm 1 - nhóm các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả tại Việt Nam. Kết thúc năm tài chính 2012, quy mô tổng tài sản Maritime Bank của đạt 110.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro đạt 1.005 tỷ đồng, số điểm giao dịch đạt 216 điểm (Báo cáo kết quả kinh doanh Techcombank, 2010). Với việc được trang bị hệ thống quản trị rủi ro, năm 2013 MSB tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình hơn, đặc biệt sẽ đẩy mạnh hoạt động trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)