5. Bố cục của đề tài
4.1.2. Một số quan điểm cơ bản trong vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản
của ngân hàng
Quan điểm trong việc quản lý thanh khoản không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn chiến lược trong công tác quản lý thanh khoản mà nó còn thể hiện ở mức độ cụ thể hơn khi chứa đựng những hướng dẫn cụ thể hoặc ngầm định về thanh khoản. Chẳng hạn, việc NH sẽ chấp nhận phụ thuộc đến mức nào vào những nguồn vốn không ổn định?
Chiến lược quản lý thanh khoản được lựa chọn phổ biến trong công tácquản trị hiện nay là chiến lược quản trị phối hợp. Quản trị theo chiến lược nàycó nghĩa là kết hợp cả việc dự trữ bằng tài sản và vay bên ngoài để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết. Tuy nhiên, ngay cả trong việc thực hiện chiến lược này cũng có những quan điểm khác nhau khi triển khai nghiệp vụ mang tính tác nghiệp. Quan điểm thận trọng thể hiện ở chủ trương hạn chế tối đa sử dụng nguồn thanh khoản bên ngoài để đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà gần như dựa hoàn toàn vào những tài sản có linh hoạt thì NH được coi là đi theo triết lí quản lý thận trọng. Quan điểm mạnh dạn hơn sẽ ở thái cực ngược lại, NH sẽ luôn tìm cách mua về tất cả các loại hình nguồn vốn khác nhau, nếu như tổng chi phí vốn của những nguồn này vẫn còn thấp hơn mức sinh lời ròng mà NH có thể sẽ thu về khi đem đầu tư chúng. Có thể có quan điểm dung hoà hơn hai quan điểm thái cực trên, đó là căn cứ vào nhu cầu thanh khoản từng thời kì tuỳ theo tình hình kinh doanh mà xác định cơ cấu dự trữ thanh khoản tài sản ở mức độ hợp lí. Ngoài ra, sẽ so sánh mức sinh lời của các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao với chi phí để mua nguồn thanh
khoản bên ngoài và đưa ra mức phụ thuộc vào nguồn thanh khoản nào là tối ưu nhất đối với công tác quản lý thanh khoản của NH từng thời kì. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của NH thi việc đầu tiên cần làm là duy trì sự ổn định trong hoạt động, để làm được điều đó, vai trò của công tác quản lý thanh khoản được đặt lên vị trí đầu tiên. Vì đây là yếu tố tác động rất nhanh và mạnh tới uy tín của NH. NH sẽ phát triển một chiến lược về quản lý RRTK trong đó bao gồm mức độ rủi ro chấp nhận được và đặt ra các mục tiêu định tính và định lượng sau:
+ Thành phần của tài sản và công nợ dựa trên tính thanh khoản tương đối và khả năng tiêu thụ. Vì chiến lược chung của NH chủ yếu tập trung vào các hoạt động ngắn - trung hạn, chiến lược quản lý thanh khoản cũng cần phản ánh đặc điểm này.
+ Việc sử dụng và sự phụ thuộc vào một số công cụ tài chính nhất định. Do các tài sản có khả năng thanh khoản chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản của NH, hiện tại thì chưa cần xem xét nhiều tới các công cụ tài chính nhưng trong tương lai điều này cần xem xét nhiều hơn.
+ Duy trì tính thanh khoản trong nhiều loại tiền tệ. Xác nhận các loại ngoại tệ mà NH có giao dịch nhiều và sự cần thiết phải kiểm soát tính thanh khoản của từng loại ngoại tệ.
Một hệ thống quản trị rủi ro tốt phải được đặt trong môi trường rủi ro thích hợp. Chiến lược rủi ro trong đó xác định rõ mức độ chấp nhận rủi ro chung, và mức độ chấp nhận từng loại rủi ro nói riêng là kim chỉ nam cho sự vận hành của hệ thống quản trị rủi ro. Chiến lược rủi ro của ngân hàng phải được xây dựng dựa trên những đánh giá toàn diện, kỹ lưỡng tình hình kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận kỳ vọng của các cổ đông và tình hình kinh tế trong nước. HĐQT là cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc phê duyệt chiến lược rủi ro ngân hàng.