5. Bố cục của đề tài
4.1.1. Định hướng phát triển của các ngân hàng TMCP giai đoạn tới
Một trong những mục tiêu chiến lược của ngành NH đến năm 2020 được xác định rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI) là: “Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính - tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế. Hình thành thị trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đối với tăng cường những chế định pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo và quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xảy ra đổ vỡ tín dụng”.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần XI, ngành NH đã đề ra định hướng chiến lược phat triển hệ thống ngân hàng đến năm 2020, theo đó phát triển hệ thống NHTM Việt Nam theo hướng hiện đại, đa năng, đạt trình độ trung binh tiên tiến trong khu vực, có quy mô hoạt động lớn, tài chính lành mạnh và có khả năng cạnh tranh quốc tế với các NH trong khu vực. Phát triển hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn 154 mực quốc tế về hoạt động NH, tăng cường khả năng và hiệu quả quản lý, bao gồm cả quản lý rủi ro. Cụ thể như sau:
- Phát triển các NHTMNN trở thành những NHTM hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo và đi đầu trong hệ thống NH về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu mạnh.
- Cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo các nội dung: cơ cấu lại tổ chức bộ máy; tăng cường năng lực hoạt động và quản lý kinh doanh và tăng cường năng lực tài chính. Trong đó, việc tăng năng lực quản lý rủi ro trong kinh doanh của cac NHTM được quy định cụ thể:
+ Về qui mô và năng lực tài chính: cac NHTM cần phải tiếp tục tăng vốn để đảm bảo mức vốn tự có theo tiêu chuẩn Basel 2.
+ Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, hiện đại hóa công cụ quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ mạnh, có khả năng cảnh báo rủi ro sớm và có khả năng kiểm soát hiệu quả rủi ro.
+ Chuẩn hóa các quy trinh, thủ tục quản lý và tac nghiệp về tín dụng, đầu tư, thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quản lý rủi ro,...theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và được tích hợp trong một hệ thống quản trị NH hoàn chỉnh của các NHTM.
+ Nâng cao chất lượng tài sản, giảm tỉ lệ nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng, kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với qui mô vốn huy động và cơ cấu kì hạn…
+ Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung toàn hệ thống để tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của hội sở chính NHTM.
+ Hiện đại hóa hệ thống công nghệ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin như là bước đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các đối
thủ cạnh tranh, cung cấp tốt hơn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và là phương tiện hỗ trợ cho quản trị ngân hàng.
+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách thu hút nhân tài, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp