Biện pháp tăng lợi nhuận của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 99 - 103)

5. Bố cục của đề tài

4.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận của ngân hàng

4.2.1.1. Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn

Sự tập trung về nguồn vốn sẽ là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản cho NH. Trong những năm vừa qua các NHTM đã dần mở rộng các hình thức huy động vốn, thời hạn huy động vốn một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên, điều khiến khách hàng đến gửi tiền vào NH hay trở thành chủ nợ của NHTM bằng việc mua chứng chỉ nợ do NH phát hành ra không chỉ đơn thuần quan tâm tới mức lãi được nhận mà họ quan tâm rất nhiều tới những khía cạnh khác như uy tín của NH, tiện ích mang lại khi đến giao dịch với NH…Vì vậy, để thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền và huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các NHTM cần:

- Đưa thêm những sản phẩm huy động vốn với kỳ hạn linh hoạt (như kỳ hạn 1, 2, 3 tuần, 1, 2 tháng, hay những kỳ hạn dài 5, 10 năm), đa dạng về loại tiền huy động (USD, EUR, AUD…) và đa dạng về cách thức huy động (huy động qua tiền gửi, tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trrái phiếu, huy động tại điểm cố định và tại gia…). Qua đó tạo thuận lợi cho người gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi tiền.

- Tăng cường quan hệ quốc tế song phương, đa phương với các NH nước ngoài, NH đại lí để tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn trung dài hạn và nguồn vốn tài trợ.

- Đối với dân cư, đây là nguồn cung vốn có tiềm năng lớn của NH, vì vậy, các NHTM cần thực hiện một số hình thức huy động vốn mới như:hình thức gửi hẹn rút (khách hàng không cần gửi kỳ hạn nhất định, chỉ cần gọi thông báo nhu cầu rút tiền của mình trước khi có nhu cầu rút một thời gian nhất định), huy động tiết kiệm dài hạn, ứng dụng kết hợp tiết kiệm với các sản

phẩm bảo hiểm…để hấp dẫn khách hàng bằng các tiện ích mà Nhằmang lại cho khách hàng.

Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn và đối tượng huy động vốn sẽ đem lại sự chủ động trong việc sử dụng nguồn, không bị phụ thuộc sâu vào một nhóm khách hàng hay một loại kỳ hạn nào. Điều này sẽ làm giảm khả năng rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi có sự biến động tiền gửi của một nhóm khách hàng hay của kỳ hạn…

Sử dụng vốn kém hiệu quả cũng là một sức ép lớn đè nặng lên khả năng thanh khoản cho các NH. Hiện nay, các NHTM vẫn chủ yếu tập trung sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng và phần lớn rủi ro NH đều tập trung trong thức gửi hạn rút (khách hàng không cần gửi kỳ hạn nhất định, chỉ cần gọi thông báo nhu cầu rút tiền của mình trước khi có nhu cầu rút một thời gian nhất định), huy động tiết kiệm dài hạn, ứng dụng kết hợp tiết kiệm với cácsản phẩm bảo hiểm…để hấp dẫn khách hàng bằng các tiện ích mà NH mang lại cho khách hàng.

Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kỳ hạn và đối tượng huy động vốn sẽ đem lại sự chủ động trong việc sử dụng nguồn, không bị phụ thuộc sâu vào một nhóm khách hàng hay một loại kỳ hạn nào. Điều này sẽ làm giảm khả năng RRTK có thể xảy ra khi có sự biến động tiền gửi của một nhóm khách hàng hay của kỳ hạn nào…Sử dụng vốn kém hiệu quả cũng là một sức ép lớn đè nặng lên khả năng thanh khoản cho các NH. Hiện nay, các NHTM vẫn chủ yếu tập trung sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng và phần lớn rủi ro NH đều tập trung trong sản thế chấp, cầm cố…

4.2.1.2. Phát triển nghiệp vụ mua và bán các khoản cho vay

Đây có thể coi là nghiệp vụ được các NH ưu thích khi hoạt động NH trở thành công nghiệp NH. Nghiệp vụ này được đề cập tới trong Quy chế mua bán nợ được NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 12 năm 2006. Mua bán khoản cho vay là một hình thức thay đổi chủ

thể người cho vay trong mối quan hệ tín dụng. Trong đó người đi vay đầu tiên trao quyền đòi của mình cho một người khác trên sự thoả thuận một mức giá cả hợp lí giữa hai bên. Giá cả của khoản cho vay trong trường hợp này được tính toán thương lượng căn cứ trên giá trị còn lại của khoản vay. Khi bán khoản vay là người cho vay đã từ chối hưởng những lợi ích do khoản vay đem lại như lãi, vốn gốc và cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao khoản cho vay là chuyển giao cả những rủi ro tiềm ẩn sang người mua. Các khoản cho vay là những khoản tín dụng có chất lượng, hầu hết các khoản tín dụng đều có thể bán nếu NH có nhu cầu bán, ngoại trừ các khoản vay theo hạn mức (vì đây là một dạng vay đặc biệt, số dư nợ không cố định trong thời gian dài mà có xu hướng biến đổi lên xuống và NH không thể bán trên cơ sở số dư nợ hiện tại) và tín dụng chữ kí (đây cũng là một dạng tín dụng đặc biệt, NH không phải giải ngân, không thu lãi, chỉ thu phí). Theo nguyên tắc thì tất cả các NH đều có thể tham gia bán các khoản cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế đa số việc bán khoản vay lại do NH lớn thực hiện, các NH nhỏ thường ít có nhu cầu bán bởi vì thông thường họ thích chấp nhận độ an toàn của khoản cho vay đã thực hiện.

Lí do để các NH lớn thường thích nghiệp vụ này vì việc bán các khoản tín dụng đó đi để có thể đầu tư vào TSC khác có tính sinh lời cao hơn; tăng vòng lưu chuyển vốn của NH; tŕnh rủi ro do việc cho vay tập trung. Ngoài ra, giá cả của việc mua bán này thường đem lại thu nhập cho NH mà không bị rủi ro. Nghiệp vụ này là một giải pháp rất hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng và RRTK của NH, nó làm tăng năng lực thanh khoản cho NH khi dòng vốn được lưu thông theo đúng dự tínhằmà không bị ách lại vì nguyên nhân không trả được nợ của khách hàng. Tuy nhiên, hầu như các NHTM hoàn toàn chưa thực hiện nghiệp vụ này.

4.2.1.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài

Trên cơ sở phân tích thực trạng QLRRTK tại các chi nhánh NH trên địa bàn, ta thấy cần thực hiện gắn kết quản trị thanh khoản với quản lý tài sản nợ.

Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ thị trường dân cư, đảm bảo mức tăng trưởng huy động tiền gửi phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, các chi nhánh cần tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn theo nhóm khách hàng, theo loại tiền và theo thời hạn, để làm giảm sự nhạy cảm của tài sản nợ với các biến động của nền kinh tế. Đa dạng hóa nguồn vốn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn thanh khoản tốt hơn. Quản lý tài sản nợ cũng đồng nghĩa với việc tạo mối quan hệ bền vững với các nguồn tài trợ này, đặc biệt là các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng là tổ chức chính phủ, NHNN và các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là những nguồn tài trợ tương đối dồi dào mà một khi mất đi, chi nhánh sẽ phải đối mặt với việc mất đi một lượng vốn tiềm năng lớn.

4.2.1.4. Chú trọng đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao

Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác: Ngân hàng thay vì dự trữ tiền dư thừa bằng tiền mặt thì có thể gửi tiền tại các TCTD khác, bởi vì tiền gửi tại các TCTD có tính thanh khoản cao, tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, giúp ngân hàng dễ dàng thanh toán các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng có thể rút các khoản tiền gửi này để chi trả những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ phải thanh toán khi có khó khăn thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời duy trì lượng tiền mặt tại quỹ hợp lý để có thể giải quyết kịp thời những rủi ro không thể lường trước được.

Chứng khoán thanh khoản: Chứng khoán thanh khoản là một loại tài sản có tính thanh khoản cao, trong mọi trường hợp khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có thể bán chứng khoán thanh khoản để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt nên chú trọng vào đầu tư chứng khoán thị trường nhiều vì hiện nay ngân hàng chỉ có chứng khoán chính phủ mà không có chứng khoán thị trường (Chứng khoán sẵn sàng để bán), trong khi đó chứng khoán thị trường có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với chứng khoán chính phủ và được giao dịch trên sàn giao dịch nên tính thanh khoản rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)