Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 89 - 90)

5. Bố cục của đề tài

3.4.1. Nhận xét chung

Trong quá trình hoạt động các ngân hàng trên địa bàn đã có nhiều bước phát triển vượt bậc vừa nâng cao vị thế của Chi nhánh và hạn chế RRTK, cụ thể:

- Ban lãnh đạo Chi nhánh là những người có kinh nghiệm và đã tham gia quản lý từ ngày Chi nhánh mới thành lập nên việc nắm bắt các đặc điểm, đăc thù của nhân viên cũng như tình hình hoạt động của NH vững vàng. Do đó, có cách thức phù hợp nhằm phát triển Chi nhánh, nâng cao uy tín hơn nữa khi xảy ra các rủi ro tín dụng sẽ có hướng giải quyết chính xác. Vì vậy, từ những năm 2008 khi các chi nhánh bắt đầu được thành lập tại Thái Nguyên đến này đã có 18 ngân hàng có trụ sở giao dịch tại địa bàn với quy mô và sức ảnh hưởng ngày càng lớn.

- Đa số đội ngũ nhân viên của ngân hàng là người trẻ, có lòng nhiệt huyết, có sự ham học hỏi, không ngại khó trong công việc chính là động lực quan trọng để chi nhánh NHTM trên địa bàn nói riêng và hệ thống NH nói chung có những bước phát triển như hiện tại.

- Hình thức phân cấp quản lý trực tiếp nên khi xảy ra các vấn đề liên quan đến thanh khoản sẽ được ban Giám đốc nắm bắt và có hướng giải quyết kịp thời tránh những tổn thất không đáng có.

- Lượng vốn huy động luôn tăng qua các năm nên giúp cho Chi nhánh yên tâm hơn trong các hoạt động giao dịch của mình.

- Hệ số CAR luôn trên 9% thảo mãn yêu cầu của Basel II điều đó đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán của NH luôn ở mức độ an toàn và Chi nhánh chủ động được nguồn tiền của mình.

- Chi nhánh luôn có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao ở Hội sở chính nên khi có những vấn đề khó khăn sẽ luôn có sự trợ giúp kịp thời của lãnh đạo cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)