Áp dụng chiến lược quản trị cân đối thanh khoản tài sản “Có” tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 103 - 104)

5. Bố cục của đề tài

4.2.2. Áp dụng chiến lược quản trị cân đối thanh khoản tài sản “Có” tà

sản “Nợ”

Đây là một nội dung hết sức quan trọng nhằm quản lý RRTK của các NHTM. Các NH phải tự xem xét cơ cấu lại danh mục TSN, TSC của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động cho vay trên thị trường 1, cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào cáclĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản…Theo những phân tích về thực trạng thanh khoản của các chi nhánh NH trên địa bàn, ta thấy rằng nhiều chi nhánh có tỷ lệ sở hữu tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng rất thấp. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn vay mượn trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vì vậy, ngân hàng cần cân đối tỷ trọng tài sản Có và tài sản Nợ cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản xuống mức thấp nhất.

- Chi nhánh cần nâng tỷ lệ đầu tư đối với các tài sản có tính thanh khoản cao: Hiện nay, nhiều chi nhánh vẫn chưa đầu tư vào tiền gửi tại các TCTD khác. Đó là một hạn chế lớn của ngân hàng vì tiền gửi tại các TCTD khác được xem là một tài sản có tính thanh khoản cao, có tỷ suất sinh lời cao hơn tiền mặt. Vì vậy, trong thời gian tới, Ban giám đốc chi nhánh cần xem xét đầu tư vào khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác nhằm tạo nguồn thanh khoản cho ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có thể thuận tiện trong giao dịch thanh toán với các ngân hàng khác. Do đó, ngân hàng cần ưu tiên đầu tư vào chứng khoán thanh khoản. Bởi lẽ, chứng khoán thanh khoản là tài sản Có có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt khi ngân hàng có nhu cầu về thanh khoản.

- Chi nhánh nên cân đối cơ cấu giữa huy động và cho vay: những năm qua nhiwwuf chi nhánh ngân hàng đã sử dụng hầu hết khoản tiền gửi khách

hàng vào cho vay. Việc Chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa vào dư nợ tín dụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản. Vì vậy, chi nhánh cần giảm bớt tỷ trọng tín dụng để đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao hơn, đề ra một tỷ lệ phù hợp giữa huy động và cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá ra thị trường nhằm đảm bảo nguồn vốn ổn định vì các loại giấy tờ có giá thường không biến động nhiều như tiền gửi thông thường. Đồng thời, cần đa dạng hóa khách hàng cho vay, hạn chế các món vay tập trung vào một khách hàng hay một ngành nghề nhất định nhằm hạn chế rủi ro trong danh mục cho vay.

- Hạn chế các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ: Nguồn vay mượn trên thị trường tiền tệ được hầu hết các NHTM sử dụng khi họ cần đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ bị phụ thuộc vào thị trường do sự biến động lãi suất và khả năng cho vay trên thị trường tiền tệ. Mặt khác, khi ngân hàng vay mượn quá nhiều sẽ dẫn đến những đánh giá bất lợi về tình hình tài chính làm giảm sự tin cậy của khách hàng có thể dẫn đến hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt hoặc các ngân hàng khác sẽ từ chối tài trợ vay vốn khiến cho ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)